- 1. Khái niệm chủ tịch nước
- 2. Cấu trúc bộ máy của thiết chế Chủ tịch nước
- a) Về Phó Chủ tịch nước:
- b) Về Hội đồng Quốc phòng và An ninh:
- c) Về Văn phòng Chủ tịch nước:
- 3. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam theo Hiến pháp 1946
- 4. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam theo Hiến pháp 1959
- 5. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam theo Hiến pháp 1980
- 6. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam theo Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013
1. Khái niệm chủ tịch nước
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Còn được gọi là nguyên thủ quốc gia.
Ở nước ta theo Hiến pháp 1946, 1959, 1992 và 2013 nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước; còn Hiến pháp 1980 là Hội đồng Nhà nước. Tuy nhiên, vị trí của các thiết chế này cũng khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của tổ chức Nhà nước.
2. Cấu trúc bộ máy của thiết chế Chủ tịch nước
a) Về Phó Chủ tịch nước:
b) Về Hội đồng Quốc phòng và An ninh:
c) Về Văn phòng Chủ tịch nước:
3. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam theo Hiến pháp 1946
Hiến pháp 1946 không có qui định về chế định này. Song từ những qui định về cách thức thành lập và thẩm quyền của Chủ tịch nước thì Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước và đồng thời đứng đầu Chính phủ ( Điều 43 đến Điều 56).
Vị trí của người đứng đầu Nhà nước: Chủ tịch nước thay mặt cho Nhà nước, giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc; bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ, các nhân viên nội các; ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị; thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự; đặc xá; ký hiệp ước với các nước; phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước; tuyên chiến hay đình chiến.
Vị trí của người đứng đầu Chính phủ: Chủ tịch nước chủ tọa Hội đồng Chính phủ, cùng với Chính phủ ban hành các sắc lệnh qui định các chính sách thi hành các đạo luật và các quyết nghị của Nghị viện.
4. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam theo Hiến pháp 1959
Bộ máy nhà nước chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc tập quyền được vận dụng mạnh mẽ. Theo đó Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan khác được Quốc hội lập ra, phân giao nhiệm vụ, quyền hạn và chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Quốc hội nắm cả quyền nguyên thủ, song khác với các nước dân chủ nhân dân Đông Âu khi chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa thì đồng thời xoá luôn chế định nguyên thủ quốc gia cá nhân, ở nước ta Chủ tịch nước vẫn tiếp tục tồn tại, nhưng được tổ chức cho phù hợp. Chủ tịch nước phái sinh từ Quốc hội, thực hiện chức năng nguyên thủ quốc gia, điều phối các cơ quan nhà nước cấp cao trong bộ máy nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại, không còn là người đứng đầu Chính phủ mà chỉ là người đứng đầu Nhà nước (xem chương V- Hiến pháp 1959- từ Điều 61- 70)
Điều đó không ngẫu nhiên, vì đối với nước ta vào thời điểm Hiến pháp 1959 ra đời, tình trạng đất nước bị phân chia không còn là một âm mưu mà đang là một thực tế và là dã tâm của kẻ thù đang tham vọng hợp thức hoá sự chia cắt đó một cách vĩnh viễn, cũng như chúng muốn tồn tại nhiều đảng phái trong lòng xã hội Việt Nam. Từ đó đấu tranh thống nhất nước nhà trở thành một phận không thể tách rời của cuộc đấu tranh chung: giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, xây một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Trong tình hình như thế cần phải có người lãnh đạo chung đứng đầu nhà nước, đó chính là vai trò của Chủ tịch nước mà Hiến pháp 1959 đã qui định thành một chế định.
5. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam theo Hiến pháp 1980
Xét về ý nghĩa lịch sử, Hiến pháp 1980 là Hiến pháp ghi nhận một điểm son chói lọi của lịch sử dân tộc, bắt đầu một thời kỳ mới cả nước thống nhất quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thiết lập một cơ chế kế hoạch cao độ nền kinh tế quốc dân. Nên những chế định của Hiến pháp đang tồn tại lúc bấy giờ cần được sửa đổi, một trong những nội dung đó có chế định Chủ tịch nước.
Chế định Chủ tịch nước được thay thế bằng chế định Chủ tịch tập thể dưới hình thức Hội đồng Nhà nước, nguyên tắc tập quyền được vận dụng triệt để. Với cách tổ chức này thì hoạt động của Nhà nước đều được trực tiếp thực hiện bởi cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đối với nước ta, đến đây có thể coi là hoàn thành quá trình xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa thuần tuý.
Nhìn chung, quá trình thực hiện chế định Hội đồng Nhà nước đã đạt được những tiện lợi nhất định, các vấn đề thuộc thẩm quyền nguyên thủ quốc gia đều được phối hợp giữa Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số thường chắc chắn và tránh được những thiếu sót chủ quan, bộ máy nhà nước gọn nhẹ hơn… song lại chứa đựng nhiều hạn chế khi mọi vấn đề phải bàn bạc tập thể, quyết định theo đa số nên thường chậm, không phân định rõ hoạt động thập thể của cơ quan thường trực của Quốc hội và chức trách cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động, nhất là hoạt động đại diện nhà nước.
Vì vậy, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá VIII đã quyết định không thành lập Hội đồng nhà nước mà thành lập Ủy ban thường vụ Quốc hội; còn Chủ tịch nước là một cá nhân giống như Hiến pháp 1959 đã qui định; Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung, bổ sung vẫn giữ nguyên quy định này.
6. Vị trí của Chủ tịch nước Việt Nam theo Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013
Thiết chế Chủ tịch nước được xây dựng lại, mô hình này vừa tiếp thu những ưu điểm mô hình Chủ tịch nước của Hiến pháp 1946 và 1959, vừa giữ được sự gắn bó giữa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước trong việc thực hiện chức năng nguyên thủ quốc gia trong thể chế Hội đồng Nhà nước. Đồng thời có thêm những đặc điểm mới.
Sự đổi mới chế định Chủ tịch nước nói riêng và Bộ máy nhà nước nói chung trong Hiến pháp, thể hiện quan điểm cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng đề ra, sự đổi mới đó quán triệt nguyên tắc: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các Cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp – hành pháp – tư pháp.
Theo Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung Chủ tịch nước với vị trí là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về quan hệ đối và đối ngoại, phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội… ( Điều 101 đến Điều 108 Hiến pháp 1992).
Hiến pháp 2013 tiếp tục quy định Chủ tịch nước với vị trí là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. (Điều 86 Hiến pháp 2013)