Mục lục bài viết
1. Phát triển thực vật là gì?
Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biễn đổi diễn ra theo chu trình sống, gồm 3 quá trình liên quan đến nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt).
2. Những nhân tố phân phối sự phát triển của thực vật
* Tuổi của cây: Tuỳ vào giống và loài, đến một độ tuổi xác định thì cây sẽ phát triển ở các mức khác nhau, không phụ thuộc, không liên quan hay tác động bởi điểu kiện ngoại cảnh
* Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ
- Nhiệt độ thấp:
+ Một số loài cây chỉ phát triển khi trải qua mùa đông lạnh hoặc mầm giống, hạt mầm củac chúng được xử lý ở nhiệt độ thấp
+ Hiện tượng cây phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ gọi là xuân hoá
- Quang chu kỳ:
+ Sự phát triển của thưc vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kỳ.
+ Dựa vào quang chu kỳ có 3 nhóm cây: cây dài ngày, cây ngắn ngày và cây trung tính
- Phitocrom:
+ Là sắc tố cảm nhận quang chu kì của thực vật và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm
+ Sắc tố này làm cho hạt nảy mầm, cây nở hoa, khí khổng ở lá mở, tham gia phản ứng quang chu kì
* Hoocmon: Ở điều kiện quang chu kỳ thích hợp, trong lá hình thành hoocmon phát triển ở thực vật và được vận chuyển đến các điểm sinh trưởng của thân là cây phát triển.
Nắm bắt được các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật, con người đã ứng dụng kiến thức về phát triển thực vật bằng cách chọn giống cây trồng theo vùng địa lý, theo mùa; xen canh; chuyển, gối vụ cây nông nghiệp và trồng rừng hỗn loài, từ đó có thể đạt được năng suất cao nhất.
=> Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật là hai quá trình liên quan đến nhau, đó là 2 mặt của chu trình sống. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển trên cơ sở của sinh trưởng.
3. Các giai đoạn phát triển của thực vật
Giai đoạn 1: Nảy mầm
Giai đoạn 2: Tăng trưởng lá
Giai đoạn 3: Vừa chớm nở
Giai đoạn 4: Ra hoa và thụ phấn
Giai đoạn 5: Sự hình thành quả và hạt
Giai đoạn 6: Thu hoạch chín/Phát tán quả và hạt
Giai đoạn 7: Làm cứng/Chết trở lại
Giai đoạn 8: Ngủ đông
* Lưu ý: Sự phát triển ở cây lâu năm:
- Cây lâu năm thường sẽ có thời gian nảy mầm dài hơn rất nhiều so với cây hàng năm
- Cây lâu năm khi còn non rất dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tời tiết khắc nghiệt.
- Cây lâu năm dùng nhiều năm để phát triển lá và rễ trước khi ra hoa và tạo hạt
- Quả của cây lâu năm cần dùng nhiều thời gian để chín hơn
- Cuối mùa sinh trưởng, cây lâu năm thường không chết mà sẽ tích trữ năng lượng cho các chu kỳ sinh trưởng tiếp theo khác với cây hàng năm sẽ chết cuối mùa sinh trưởng.
Đối với thực vật, quá trình phát triển giúp chúng tăng trưởng và khoẻ mạnh hơn, tạo ra các bộ phận và cơ quan hoàn chỉnh để hoàn thiện các chức năng của một thực vật khoẻ mạnh, các cơ quan này giúp cúng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, sản xuất cũng như lưu trữ chất dinh dưỡng, năng lượng, sinh sản và tương tác với môi trường sống. Giúp chúng đủ khoẻ, cứng cáp để có thể chống chọi lại với các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Với con người, quá trình phát triển ở thực vật là sự ccung cấp thực phẩm và các nguyên liệu quan trọng phục vụ đời sống của con người. Sự phát triển của thực vật còn giúp bảo vệ con người, làm chậm quá trình ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng không khí xung quanh nó.
Đối với môi trường sống chung, sự phát triển của thực vật có ý nghĩa quan trọng tron việc giữ đất, ngăn chặn xói mòn, cải thiện chất lượng đất và nước, giảm thiểu nguy cơ lũ lụt,...
4. Ví dụ thực tế về sự phát triển ở thực vật
Ví dụ 1: Sự phát triển của củ cải:
- Giai đoạn phát triển đầu tiên của củ cải là sự nảy mầm, sự phát triển của rễ và sự phát triển của lá
- Trong mùa đông, sự phát triển của củ cải tạm dừng, không hoạt động
- Qua thời gian mùa đông, cây cải tăng tưởng, ra hoa và hạt.
Ví dụ 2: Sự phát triển của cây cam
- Giai đoạn đầu: Gieo hạt giống, và nảy mầm, ở giai đoạn này hạt giống cần đủ ẩm và chất dinh dưỡng từ đất để có thể nảy mầm
- Giai đoạn tiếp theo, cây ra lá, dưới điều kiện đủ nắng, quang chu kì đầy đủ, cây cam con phát triển lá, rễ, thân cây
- Giai đoạn tiếp: Khi đã thành cây cam trưởng thành, cây cam ra hoa, kết trái.
BÀI TẬP VẬN DỤNG LIÊN QUAN
BÀI 1: Phát triển ở thực vật là:
A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và sự phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và sự phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan cơ thể.
D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
Đáp án: Chọn C, Phát triển thực vật là toàn bộ những sự biến đổi diễn ra trong chu kì sống của 1 cá thể, biểu hiện ở 3 quá trình liên quan: sinh trưởng, phân hoá và mô, phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể. Vi dụ như: rễ, thân, lá, hoa, quả.
Bài 2: Nêu ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển trong đời sống?
Lời giải: a, Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng:
- Trong ngành trồng trọt:
+ Dùng hoocmon GA để thúc hạt hay củ này mầm sớm. Ví dụ: sử dụng hoocmon GA để thúc củ khoai tây rút ngắn thời gian, nảy mầm sớm
+ Điều tiết hoocmon GA để tạo quả không hạt
+ Điều tiết sự sinh trưởng của cây gỗ trong rừng
- Trong công nghiệp rượu, bia: Sử dụng GS để tăng quá trình phân giải tinh bột thành đường mạch nha
b, Ứng dụng kiến thức về phát triển:
- Sử dụng kiến thức về tác động của nhiệt độ, quang chu kỳ trong công tác chọn giống và thời vụ trồng loại cây nào, giúp tối đa được năng suất, không bị bỏ phí đất.
Bài 3: Cây ngày dài có đặc điểm là:
A. Thường ra hoa vào cuối hè, thu và đầu xuân
B. Không ra hoa khi quang chu kỳ quá nhỏ so với giá trị giới hạn
C. Chỉ ra hoa khi quang chu kỳ lớn hơn giá trị ngưỡng
D. Thích nghi với thời ian chiếu sáng dài trong ngày
Bài 4: Phát biểu nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vât?
A. Là quá trình nối tiếp nhau (sinh trưởng xong sẽ phát triển)
B. Là những quá trình liên quan mật thiết với nhau, đó là hai mặt của chu kì sống của cây
C. Là hai quá trình song song và bổ trợ cho nhau
D. Là hai quá trinh mâu thuẫn nhau và nối tiếp nhau.
Bài 5: Những cây đại diện cho nhóm cây ngắn ngày gồm:
A. Cúc, dâu tây, khoai tây, lúa, mía, cà phê
B. Ngô, lay ơn, đại mạch, lúa mì, cỏ ba lá
C. Cà chua, hướng dương, bồ công anh
D. Cúc, lúa mì, đại mạch, dâu tây, hướng dương
Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê để trả lời cho câu hỏi Phát triển thực vật là gì Ví dụ thực tế về sự phát triển thực vật, hy vọng bài viết trên là câu trả lời hữu ích dành cho bạn đọc giúp bạn đọc có thêm kiến thức về sự phát triển của thực vật và áp dụng vào bài tập luyện tập. Xin trân trọng cảm ơn!