Mục lục bài viết
- 1. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động trong Doanh nghiệp
- 2. Mẫu giấy uỷ quyền cho Phó Giám đốc ký kết hợp đồng lao động
- 3. Điều kiện để văn bản uỷ quyền giao kết hợp đồng lao động hợp pháp ?
- 4. Hậu quả pháp lý của Hợp đồng lao động vô hiệu do ký kết không đúng thẩm quyền
- 5. Ai có thẩm quyền ký Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động ?
đến tôi. Vậy tôi phải làm thể nào để chức danh Phó Giám đốc được ký HĐLĐ trực tiếp mà không cần thông qua tôi? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn quy định về hợp đồng lao động, gọi:1900.6162
1. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động trong Doanh nghiệp
Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 định nghĩa về hợp đồng lao động như sau:
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động
Người sử dụng lao động theo quy định Bộ luật lao động 2019 được quy định như sau:
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp không thể thực hiện ký hợp đồng với người lao động được. Bởi vậy, khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019 mới quy định về người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía Người sử dụng lao động - Doanh nghiệp như sau:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, người đại diện theo pháp luật là bạn hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền của công ty mới có quyền ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Vì thế nếu bạn không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì bạn có thể ủy quyền cho phó giám đốc trực tiếp ký với người lao động thông qua văn bản uỷ quyền. Tuy nhiên, vì là người đại diện theo pháp luật của công ty nên bạn và công ty vẫn phải chịu trách nhiệm về việc giao kết hợp đồng với người lao động nếu có tranh chấp trước pháp luật. Tuy nhiên, để giàng buộc trách nhiệm của Phó Giám đốc, bạn có thể thêm các điều khoản về "chịu trách nhiệm trước giám đốc trong công tác tuyển dụng" trong văn bản uỷ quyền nêu trên.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
2. Mẫu giấy uỷ quyền cho Phó Giám đốc ký kết hợp đồng lao động
CÔNG TY TNHH ABC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: .../2021/UQLĐ-PGĐ | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------- |
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 20... |
GIẤY UỶ QUYỀN
(V/v: giao kết hợp đồng lao động và chịu trách nhiệm các vấn đề về lao động trong doanh nghiệp)
Căn cứ vào Bộ luật dân sự năm 2015;
Căn cứ vào Bộ luật Lao động năm 2019;
Căn cứ 10/2020/TT-BLĐTBXH về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
Căn cứ vào Điều lệ công ty TNHH ABC,
Chúng tôi gồm có:
1. BÊN ỦY QUYỀN:
Họ tên: Ông/Bà ........................................................................................................
Năm sinh: .................................................................................................................
Số CCCD: .............. …………., ngày cấp…../………/………….., nơi cấp công an thành phố Hà nội
Địa chỉ: ......................................................................................................................
Chức vụ: Giám đốc công ty TNHH ABC
Giấy chứng nhận ĐKKD số: .......................................................................................
2. BÊN NHẬN ỦY QUYỀN:
Họ tên: Ông/Bà: .........................................
Năm sinh: .................................................................................................................
Số CCCD: .............. …………., ngày cấp…../………/………….., nơi cấp công an thành phố Hà nội
Địa chỉ: ......................................................................................................................
Chức vụ: Phó Giám đốc công ty TNHH ABC
3. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
Bằng giấy ủy quyền này Bên nhận ủy quyền được quyền thay mặt Bên ủy quyền thực hiện các công việc sau:
Điều 1. Ông/Bà ..... chức vụ Phó Giám đốc công ty TNHH ABC sẽ thay mặt ông/Bà ..... thực hiện việc các công việc liên quan đến lĩnh vực lao động, nhân sự, bảo hiểm của công ty TNHH ABC.
Ông/bà: ...... hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình trước Giám đốc công ty và trước pháp luật.
Điều 2. Thời hạn ủy quyền:
Thời hạn ủy quyền kể từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm...
Điều 3. Thỏa thuận khác (nếu có).
..........................................................
..........................................................
..........................................................
Giấy ủy quyền trên được lập thành....bản, mỗi bên giữ... bản./.
BÊN ỦY QUYỀN | BÊN NHẬN ỦY QUYỀN |
3. Điều kiện để văn bản uỷ quyền giao kết hợp đồng lao động hợp pháp ?
Ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong doanh nghiệp, uỷ quyền là một dạng phân công công việc cho cấp dưới để thực hiện các nhiệm vụ của doanh nghiệp. Nhìn chung, giấy uỷ quyền hay văn bản uỷ quyền là một dang thoả thuận/giao dịch dân sự. Hiện nay pháp luật không cấm việc ủy quyền để ký hợp đồng lao động. Và để văn bản này hợp pháp, thì thoả thuận uỷ quyền này cũng phải đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung. Cụ thể, theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định. Pháp luật không quy định bắt buộc phải lập thành văn bản nhưng việc uỷ quyền cho người khác ngoài giám đốc có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động nên được lập thành văn bản và lưu trữ tại công ty làm căn cứ truy cứu trách nhiệm và giải quyết tranh chấp sau này.
Và Điều 112 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Ngoài các trường hợp quy định tại Điều 117, giao dịch dân sự còn có thể vô hiệu bởi các căn cứ sau:
- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124 Bộ luật Dân sự);
- Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn (Điều 126 Bộ luật Dân sự);
Để việc uỷ quyền hợp pháp, các bên cần lưu ý các điều kiện nêu trên.
4. Hậu quả pháp lý của Hợp đồng lao động vô hiệu do ký kết không đúng thẩm quyền
Theo quy định tại Điều 49, Hợp đồng lao động sẽ bị vô hiệu toàn bộ trong những trường hợp sau:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
Việc uỷ quyền giao kết hợp đồng lao động không chỉ ảnh hưởng tới người uỷ quyền, người được uỷ quyền mà còn ảnh hưởng tới cả người lao động. Uỷ quyền giao kết hợp đồng lao động vô hiệu sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng lao động đã giao kết. Cụ thể, việc giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền sẽ làm cho hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ. Và khi xác định vô hiệu toàn bộ thì đồng nghĩa với việc chấm dứt, không thực hiện hợp đồng tiếp nữa và nếu người sử dụng lao động không muốn tiếp tục thì người lao động khó có thể bảo vệ công việc của mình.
Còn đối với trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật.
5. Ai có thẩm quyền ký Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động ?
Theo quy định tại Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động chính là người có quyền chấm dứt hợp đồng lao động và cũng là người có thẩm quyền ban hành Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Mà người sử dụng lao động có quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động lại bao gồm khá nhiều đối tượng cụ thể là :
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
- Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
Do vậy, khi nhìn vào một quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, cần lưu ý Người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền ký quyết định hay Người đại diện theo uỷ quyền mới có thẩm quyền quyết định? Cần căn cứ vào các tài liệu sau để quyết định:
1. Thường thì người nào có quyền giao kết hợp đồng lao động (cụ thể là người ký tên trên hợp đồng lao động với người lao động) sẽ có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Nếu được uỷ quyền thì nội dung uỷ quyền bao gồm tất cả các hoạt động về lao động (có cả chấm dứt hợp đồng), hay chỉ một số công việc và thời hạn uỷ quyền là bao lâu. Vì có trường hợp Giám đốc chỉ uỷ quyền cho Phó giám đốc có quyền ký hợp đồng lao động nhưng quyết định người lao động đi hay ở lại thuộc thẩm quyền của giám đốc.
Chính vì vậy, để quyết định chấm dứt hợp đồng lao động không trở thành công cụ để người lao động kiện cáo lại doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần rất lưu ý tới vấn đề thẩm quyền.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Bộ phận tư vấn luật lao động - Công ty luật Minh Khuê