Mục lục bài viết
1. Kiểu dữ liệu nào được áp dụng khi định nghĩa mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục II QCVN 42:2020/BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật về Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý như sau:
Các kiểu dữ liệu nguyên thủy sau được áp dụng khi định nghĩa mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý:
- Kiểu dữ liệu số (Number);
- Kiểu dữ liệu số nguyên (Integer);
- Kiểu dữ liệu số thực (Real);
- Kiểu dữ liệu xâu kí tự (CharacterString); đ) Kiểu dữ liệu ngày-tháng-năm (Date);
- Kiểu dữ liệu giờ:phút:giây (Time);
- Kiểu dữ liệu ngày - giờ (DateTime);
- Kiểu dữ liệu logic (Boolean).
2. Quy định về quản lý thông tin địa lý cơ sở
Phương thức đánh giá sự phù hợp:
- Sử dụng Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình để đánh giá sự phù hợp. Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động chính trong Phương thức 1 thực hiện theo mục I Phụ lục II Nội dung, trình tự và nguyên tắc sử dụng các phương thức đánh giá sự phù hợp (ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ).
Quy định về công bố hợp quy:
Sản phẩm cần được công bố hợp quy là các cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, cơ sở dữ liệu địa lý chuyên ngành. Việc công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Kết quả đo kiểm/thử nghiệm phục vụ công bố hợp quy phải thực hiện tại phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc công nhận theo quy định hiện hành.
Trách nhiệm công bố hợp quy:
- Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp có trách nhiệm công bố hợp quy đối với sản phẩm cơ sở dữ liệu do mình tự đầu tư.
- Các cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, cơ sở dữ liệu địa lý chuyên ngành có trách nhiệm công bố hợp quy đối với các sản phẩm do mình quản lý xây dựng.
- Việc công bố hợp quy thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Thông tư số 02/2017/TTBKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012.
Phương pháp thử:
- Sử dụng các phương pháp, công cụ để trích xuất gói tin XML, GML của các cơ sở dữ liệu địa lý do tổ chức, cá nhân thực hiện.
- Kiểm tra các tài liệu thiết kế lược độ UML, mô hình cấu trúc cơ sở dữ liệu, siêu dữ liệu, danh mục đối tượng địa lý, danh mục trình bày dữ liệu, chất lượng dữ liệu, định dạng trao đổi dữ liệu XML, GML theo các chỉ tiêu kỹ thuật như quy định tại Phần II.
- Nếu kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật tại Phần II không đáp ứng, kết luận không phù hợp với quy chuẩn
Điều kiện chuyển tiếp:
- Các đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật được phê duyệt trước ngày Quy chuẩn này có hiệu lực được thực hiện theo các quy định của QCVN 42:2012; Trường hợp nội dung kỹ thuật của đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật đó không phù hợp với quy định của Thông tư này thì phải điều chỉnh nội dung kỹ thuật theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này trước khi nghiệm thu.
- Các đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật chưa được phê duyệt trước ngày Quy chuẩn này có hiệu lực thì được thực hiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.
3. Các quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục II QCVN 42:2020/BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật về các quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng như sau:
- Các quy tắc xây dựng lược đồ ứng dụng được áp dụng để: Mô tả các kiểu đối tượng địa lý được định nghĩa theo mô hình đối tượng địa lý tổng quát; Định nghĩa cấu trúc dữ liệu trong một lược đồ ứng dụng; Xây dựng lược đồ ứng dụng cho các loại dữ liệu địa lý.
- Quy tắc đặt tên lược đồ ứng dụng (bao gồm tên và phiên bản) quy định tại mục 3.1 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
- Quy định về lập tài liệu mô tả lược đồ ứng dụng quy định tại mục 3.2 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
- Quy tắc mô tả mối quan hệ giữa lược đồ ứng dụng với các lược đồ khái niệm khác quy định tại mục 3.3 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
- Quy tắc định nghĩa thuộc tính không gian, thuộc tính thời gian và các thuộc tính khác (gọi chung là thuộc tính chủ đề) của kiểu đối tượng địa lý trong lược đồ ứng dụng quy định tại mục 3.4 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
- Quy tắc mô tả kiểu đối tượng địa lý được định nghĩa theo mô hình đối tượng địa lý tổng quát bằng UML trong lược đồ ứng dụng quy định tại mục 3.5 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
- Quy tắc sử dụng danh mục đối tượng địa lý khi xây dựng lược đồ ứng dụng quy định tại mục 3.6 Phụ lục B ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
4. Quy định về trình bày dữ liệu địa lý
- Chuẩn trình bày dữ liệu địa lý được áp dụng để xây dựng danh mục trình bày đối tượng địa lý đối với các loại cơ sở dữ liệu địa lý.
- Khi trình bày dữ liệu địa lý phải áp dụng các nguyên tắc chung sau đây:
+ Thông tin trình bày dữ liệu địa lý phải được lưu trữ độc lập với tập dữ liệu địa lý;
+ Một tập dữ liệu địa lý có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng không được làm thay đổi nội dung dữ liệu;
+ Các quy tắc trình bày được áp dụng cho mỗi kiểu đối tượng địa lý trong lược đồ ứng dụng được tổ chức và lưu trữ trong danh mục trình bày đối tượng địa lý;
+ Các chỉ thị trình bày được tổ chức và lưu trữ độc lập với danh mục trình bày đối tượng địa lý.
- Lược đồ trình bày dữ liệu địa lý được quy định cụ thể tại mục 1 Phụ lục L ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
- Danh mục trình bày dữ liệu địa lý được quy định cụ thể tại mục 2 Phụ lục L ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
- Chỉ thị trình bày dữ liệu địa lý được quy định cụ thể tại mục 3 Phụ lục L ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
- Danh mục trình bày dữ liệu địa lý được mã hoá theo các quy định cụ thể sau đây:
+ Việc mã hóa danh mục trình bày dữ liệu địa lý được thực hiện theo lược đồ XML quy định cụ thể tại mục 4 Phụ lục L ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
+ Được phép áp dụng thêm đặc tả kỹ thuật trình bày của Hiệp hội OpenGIS để xây dựng, mã hóa danh mục trình bày dữ liệu địa lý.
5. Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian được áp dụng cho mục đích nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục II QCVN 42:2020/BTNMT quy định về Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian như sau:
Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian được áp dụng cho các mục đích sau:
- Thống nhất các mô hình không gian được áp dụng để mô tả các thuộc tính không gian của đối tượng địa lý;
- Định nghĩa thuộc tính không gian cho các kiểu dữ liệu địa lý trong lược đồ ứng dụng.
Mô hình khái niệm dữ liệu không gian được cấu thành bởi hai mô hình khái niệm thành phần sau đây:
- Mô hình khái niệm không gian hình học là mô hình thông tin không gian của đối tượng địa lý được mô tả bằng các kiểu đối tượng hình học và được quy định chi tiết tại mục 1 Phụ lục C ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này;
- Mô hình khái niệm không gian Topo là mô hình thông tin không gian của đối tượng địa lý được mô tả bằng các kiểu đối tượng Topo và được quy định chi tiết tại mục 2 Phụ lục C ban hành kèm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
Xem thêm: Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD ban hành về an toàn cháy với nhà và công trình
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về QCVN 42:2020/BTNMT về Chuẩn thông tin địa lý cơ sở mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 19006162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!