Định nghĩa quản hạt

Quản hạt là sự cai quản, quản lí xã hội ở một hạt (một đơn vị hành chính tương đương cấp phủ gồm nhiều huyện dưới thời phong kiến). Nội dung chính của quản hạt chỉ là giữ gìn an ninh, bảo đảm đầy đủ các nghĩa vụ sưu thuế, binh dịch với Nhà nước phong kiến bên trên. Về sau, dùng để chỉ quản lí nói chung.

Quản lí là sắp đặt, trông nom các công việc. Đối tượng của quản lí rất rộng, gồm quản lí kĩ thuật và quản lí xã hội (cả quản lí kinh tế). Quản lí xã hội là một hệ thống các chính sách, các giải pháp .Nhà nuớc tác động đến xã hội nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa các tổ chức, các giai tầng khác nhau trong quá trình sản xuất vật chất và quá trình xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định và phát triển. Nội dung của quản lí xã hội rất đa dạng, gồm quản lí kinh tế, quản lí trật tự an ninh, quản lí các thiết chế tổ chức, quản lí con người. Có quản lí vĩ mô và quản lí vi mô. Mục đích, nói dung, tính chất, cơ chế và hình thức của quản lí xã hội phụ thuộc vào thể chế xã hội, vào chính sách của đảng cầm quyền.

Làm rõ hơn về định nghĩa quản lí

Chủ thể quản lí là cá nhân hay tổ chức - những đại diện có quyền hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lí.

Khách thể của quản lí là trật tự quản lí. Trật tự quản lí được quy định bởi nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau như quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật... tuỳ theo từng loại hình quản lí.

Sự quản lí được thực hiện bởi chủ thể là các cơ quan và nhân viên nhà nước trên cơ sở pháp luật gọi là quản lí nhà nước. Thuật ngữ quản lí với ý nghĩa đó lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959, tại khoản 7, 8, 11, 12, Điều 74, Điều 94.... Đến Hiến pháp năm 4980, “quản lí" đã được quy định thành nguyên tắc: “Nhà nước quản lí xã hội theo pháp luật..." và Hiến pháp năm 1992 cũng quy định: “Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật..."

Chức năng quan trọng nhất vận hành thường xuyên bằng bộ máy nhà nước bảo đảm mọi hoạt động của xã hội cũng như trên từng linh vực đời sống xã hội vận động theo một hướng, đường lối nhất định do Nhà nước định ra.

Quản lí nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.

Quản lí nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lí hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước giai và võ giai). Trừ thời kì có chiến tranh còn thời kì yên bình thì quan văn được coi trọng hơn quan võ. Cùng một phẩm cấp thì quan văn ở trật tòng được xếp ngang hàng với quan võ ở trạch chánh. Vĩ dự: Tòng nhị phẩm văn giai ngang hàng với chánh nhị phẩm võ giai.

Nhà quản lý là danh từ chung để chỉ tất cả những người thực hiện chức năng quản lý trong một tổ chức nhất định (tổ chức đó có thể là một tổ chức kinh doanh hay phi kinh doanh).

Nhà quản lý là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con người, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu

Vai trò

Nhà quản lí đóng vai trò quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả và sự phát triển bền vững của tập thể. Với chức trách của mình, người quản lí đảm đương nhiều vai trò khác nhau. Có thể tổng hợp các vai trò cơ bản chung nhất mà tất cả những người làm quản lí đều phải thực hiện:

– Vai trò giao tiếp, quan hệ:

+ Đối với bên ngoài là đại diện cho tập thể mà người đó quản lý.

+ Đối với bên trong là lãnh đạo, liên kết mọi người để hoàn thành mục tiêu chung.

Vai trò thông tin:

+ Thu thập thông tin từ cấp dưới.

+ Phổ biến thông tin từ cấp trên.

+ Cung cấp thông tin cho bên ngoài.

Vai trò quyết định:

+ Đây là vai trò quan trọng nhất của người quản lý.

+ Nhà quản lý là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

Đặc điểm của quản lí

Quản lý là sự tác động có mục đích của các chủ thể quản lí đối với đối tượng quản lí. Ở đây chủ thể của quản lí là con người hay tổ chức của con người.Những cá nhân hay tổ chức của con người phải là những đại diện có quyền uy, có quyền hạn và trách nhiệm liên kết , phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lý.

Quản lý xuất hiện ở bất kì nơi nào, lúc nào nếu ở nơi đó và lúc đó có hoạt động chung của con người.Các Mác đã viết:” Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung…

Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng.” Như vậy, ở đâu có sự hợp tác của nhiều người, ở đó cần có quản lí, bởi vì hoạt động chung của nhiều người đòi hỏi phải được liên kết dưới nhiều hình thức.

Mục đích và nhiệm vụ của quản lí là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung thống nhất của cả một tập thể và hướng hoạt động chung đó theo những phương hướng thống nhất nhằm đạt được mục tiêu đã định trước.

Quản lí được thực hiện bằng tổ chức và quyền uy. Có tổ chức thì mới phân định rõ ràng chức năng , nhiệm vụ , quyền hạn và mối quan hệ của những người tham gia hoạt đông chung. Có quyền uy thì mới bảo đảm sự phục tùng của cá nhân với tổ chức.

Quyền uy là phương tiện quan trọng để chủ thể quản lí điều khiển chỉ đạo cũng như bắt buộc các đối tượng quản lí thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của mình. Quyền uy được hình thành dựa trên uy tín, khả năng chuyên môn và các quan hệ xã hội khác.

Khách thể của quản lí là trật tự quản lí. Trật tự này được quy định bởi nhiều loại quy phạm khác nhau: Quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy phạm tôn gióa, quy phạm pháp luật…

Phương tiện: rất đa dạng tín điều tôn giáo, lương tâm, pháp luật, dư luật xã hội…

Phân biệt quản lí nhà nước và quản lí hành chính nhà nước

Quản lý nhà nước là gì ?

Là một dạng quản lí xã hội, là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước.

Quản lý hành chính nhà nước là gì ?

Là một dạng quản lí nhà nước do các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền sử dụng quyền hành pháp để bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa-xã hội và hành chính-chính trị.

Phân biệt quản lí nhà nước và quản lí hành chính nhà nước

Tiêu chí Quản lí nhà nước Quản lí hành chính nhà nước
1. Khái niệm

Là một dạng quản lí xã hội, là hoạt động của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước. Là một dạng quản lí nhà nước do các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền sử dụng quyền hành pháp để bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa-xã hội và hành chính-chính trị.
2. Chủ thểquản lí Các tổ chức, cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá trình tác động tới đối tượng quản lí.

Bao gồm: Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân được trao quyền thực hiện hoạt động QLNN.

Các CQNN (chủ yếu là các cơ quan hành chính nhà nước), các cán bộ nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền QLHC trong một số trường hợp cụ thể.
3. Mục đích Nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước Nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa-xã hội và hành chính-chính trị.
4. Nội dung Tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Tổ chức và thực hiện quyền hành pháp. Tiến hành hoạt động chấp hành và điều hành.
5. Tính chất Mang tính quyền lực nhà nước, bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. -Tính chấp hành: thể hiện ở mục đích của là đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật của các CQQLNN. Mọi hoạt động QLHCNN đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật. ( Chấp hành thực hiện các văn bản luật, văn bản pháp luật của cấp trên)

-Tính điều hành: thể hiện ở chỗ đảm bảo cho các văn bản pháp luật của các CQQLNN được thực hiện trên thực tế, các chủ thể của QLHCNN phải tiến hành hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lí thuộc quyền. ( Cụ thể hóa pháp luật, cá biệt hóa pháp luật.)

Điều này cũng thể hiện tính chủ động, sáng tạo: thể hiện rõ nét trong quá trình các chủ thể QLHCNN đề ra chủ trương, biện pháp quản lí thích hợp đối với các đối tượng khác nhau, tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở nghiên cứu, xem xét tình hình cụ thể.

6. Phương tiện “Pháp luật” là phương tiện chủ yếu. Thông qua pháp luật, NN có thể trao quyền cho các cá nhân, tổ chức để họ thay mặt NN tiến hành hoạt động QLNN. Trong quá trình điều hành, CQHCNN có quyền nhân danh NN ban hành ra các văn bản pháp luật để đặt ra các QPPL hay các mệnh lệnh cụ thể bắt buộc các đối tượng quản lí có liên quan phải thực hiện( Quy phạm pháp luật hành chính).
7. Khách thể Trật tự quản lí nhà nước. Trật tự quản lí nhà nước do pháp luật quy định. Trật tự quản lí hành chính, tức là trật tự quản lí trong lĩnh vực chấp hành-điều hành.

Trật tự quản lí hành chính do các QPPLHC quy định.