1. Khởi kiện chống bán phá giá ?

+) Chủ thể khởi kiện

Một vụ kiện chống bán phá giá chỉ có thể được tiến hành nếu nó được bắt đầu bởi các chủ thể có quyền khởi kiện là:

- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu (hoặc đại diện của ngành);

- Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu;

Hầu hết các vụ kiện chống bán phá giá trên thực tế đều được khởi xướng từ đơn kiện của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu.

+) Tính hợp pháp của đơn khởi kiện

Đơn khởi kiện được đệ trình bởi và nhân danh ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến tán thành hoặc phản

đối đơn yêu cầu đó. Tuy nhiên, điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bầy tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.

Ngoài ra, đơn khởi kiện phải đảm bảo đủ thông tin về chủ thể nộp đơn, mô tả về hàng hoá bán phá giá, bằng chứng về sự tồn tại của bán phá giá, bằng chứng về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả.

2. Các giai đoạn của vụ kiện chống bán phá giá

Bước 1: Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng cứ ban đầu);

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn kiện, không điều tra);

Bước 3: Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi cho các bên liên quan, thu

thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp);

Bước 4: Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời như buộc đặt cọc, ký quỹ...);

Bước 5: Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có thể bao gồm điều tra thực địa tại nước xuất khẩu);

Bước 6: Kết luận cuối cùng

3. Cơ sở tiến hành thủ tục điều tra

Điều tra bán phá giá được bắt đầu khi:

- Có đơn khởi kiện của đại diện ngành công nghiệp trong nước của nước nhập khẩu sản xuất sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra bán phá giá hoặc do chính các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra

- Trong trường hợp đặc biệt, các cơ quan hữu quan quyết định bắt đầu một cuộc điều tra mặc dù không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra của hay đại diện cho ngành sản xuất trong nước, các cơ quan này chỉ tiến hành điều tra khi có đầy đủ các bằng chứng về việc phá giá về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả như được quy định tại khoản 2 của Hiệp định Chống bán phá giá để minh chứng cho hành động bắt đầu điều tra.

+) Vấn đề chứng cứ trong thủ tục điều tra

Cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra tính đúng đắn, đầy đủ của những bằng chứng được cung cấp trong đơn khởi kiện để xác định có đủ căn cứ để bắt đầu một cuộc điều tra hay không thông qua việc mời các bên có liên quan tham gia buổi làm việc của cơ quan có thẩm quyền hoặc tiến hành điều tra trên lãnh thổ của quốc gia thành viên khi cần thiết. Trong trường hợp các bên liên quan từ chối hợp tác, cơ quan có thẩm quyền có thể căn cứ vào “thông tin hiện có” để ra quyết định giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu không thể áp dụng “thông tin hiện có” nêu thông tin do doanh nghiệp xuất khẩu/ doanh nghiệp sản xuất của quốc gia xuất khẩu cung cấp thông tin sau khi hết thời hạn quy định là 30 ngày. Bên cạnh quy định về thời gian, các quốc gia cũng cần tuân thủ tinh thần được ghi nhận tại Khoản 3 Phụ lục II Hiệp định Chống bán phá giá tại Khoản 3 Phụ lục II của Hiệp định Chống bán phá giá “Tất cả các thông tin có thể kiểm chứng được, được cung cấp phù hợp để có thể sử dụng trong quá trình điều tra mà không gây ra các khó khăn không cần thiết, được cung cấp đúng hạn và trong trường hợp có thể, theo các phương tiện hay ngôn ngữ máy tính do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, cần phải được đưa vào xem xét trong quá trình điều tra…”.

Ví dụ: Trong vụ kiện Hoa Kỳ - thép cuộn nhập khẩu từ Nhật Bản, Hoa Kỳ từ chối thông tin do doanh nghiệp Nhật Bản cung cấp mà sử dụng thông tin do doanh nghiệp Hoa Kỳ cung cấp vì cho rằng thông tin đó nộp sau thời hạn 30 ngày mặc dù doanh nghiệp Nhật Bản đã nộp trước thời. Cơ quan phúc thẩm đã giải thích rằng, ngoài quy định về thời hạn, khi áp dụng cần phải phù hợp với quy định tại Khoản 3 Phụ lục II Hiệp định Chống bán phá giá. Do đó, việc từ chối thông tin của Hoa Kỳ là vi phạm quy định của Hiệp định Chống bán phá giá.

4.Nội dung điều tra bán phá giá

+)  Sản phẩm tương tự

Điều 2.6 Hiệp định Chống bán phá giá định nghĩa sản phẩm tương tự như sau:

“sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét”

Định nghĩa này xác định hai yêu cầu cơ bản khi xác định sản phẩm tương tự là:

- Sản phẩm giống hệt

- Sản phẩm gần giống có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét

Thực tế, việc xác định sản phẩm tương tự thuộc thẩm quyền của cơ quan quốc gia nhập khẩu, và việc tranh cãi liên quan đến vấn đề này không thể tránh khỏi do quy định xác định sản phẩm tương tự còn tồn tại vướng mắc như chưa có tiêu chí cụ thể để xác định và thứ tụ ưu tiên áp dụng. Theo báo cáo năm 1970 của Ban Hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm của WTO thì sản phẩm tương tự được xác định trên cơ sở vụ việc cụ thể, căn cứ mục đích sử dụng cuối cùng tại một thị trường nhất định, thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng mỗi quốc gia khác nhau, đặc điểm cấu tạo và bản chất của sản phẩm. Ta có thể gọi đây là phương pháp case-by-case

Vụ kiện Brazin – Tây Ban Nha, hạt cà phê chưa rang ( Spain – tariff treatment of unroasted coffee)

Tây Ban Nha chia cà phê chưa rang thành 5 loại, và đánh mức thuế khác nhau giữa chúng (Columbian mild, Othẻ mild, Unwashed Arabica, Robusta, Other). Brazin tiến hành khởi kiện yêu cầu xác định đã có ưu đãi thương mại trong trường hợp này. Để giải quyết vụ kiện, cơ quan phúc thẩm phải xác định 5 loại hạt cà phê kể trên có là sản phẩm tương tự hay không. Cơ quan phúc thẩm đã đưa ra nhận định như sau “Đối với tất cả những người tiêu thụ cà phê trên thế giới thì cà phê chưa rang được bán dưới dạng hạt cho dù thuộc nhiều loại khác nhau cũng chỉ là một sản phẩm cùng loại, có tính năng sử dụng duy nhất là để uống mà không phân biệt độ cà phê mạnh hay nhẹ”.

Qua nhận định của cơ quan phúc thẩm, ta thấy yếu tố xác định mà cơ quan có thẩm quyền sử dụng là đặc tính của sản phẩm và mục đích sử dụng cuối cùng của chúng.

+)  So sánh giá xuất khẩu và giá trị thông thường

Để xác định sự tồn tại của bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu phải so sánh sự khác biệt giữa giá xuất khẩu của sản phẩm nhập khẩu với giá trị thông thường của hàng tương tự với sản phẩm nhập khẩu được tiêu thị tại thị trường quốc gia xuất khẩu. Và sự khác biệt này được gọi là biên độ phá giá. Trong đó, giá xuất khẩu là mức giá ban đầu mà tại mức giá đó hàng hóa rời khỏi thị trường của quốc gia xuất khẩu và giá trị thông thường là một mức giá trong các trường hợp sau đây: (i) giá bán trong nước của hàng hóa tương với hàng hóa xuất khẩu đang bị điều tra, (ii) giá bán thay thế (hoặc giá tại thị trường nước thứ ba 84 86 thích hợp hoặc giá trị tỉnh toán). Thông thường, giá trị thông thường tự tính toán của hàng nhập khẩu được xác định dựa vào dữ liệu thực tế do nhà xuất khẩu hoặc sản xuất đang bị điều tra cung cấp và được các nhà xuất khẩu hoặc các sản xuất này chi tiêu, hoặc do nhà xuất khẩu, sản xuất của nhóm sản phẩm giống hệt tại thị trường của nước là nơi xuất xứ hàng hóa, hoặc bình quân gia quyền của số tiền thực tế phát sinh hay bất kỳ biện pháp hợp lý khác để làm rõ các khoản chi phí sản xuất, chi phí quản lý, bán hàng, chi phí chung một mức hợp lý và khoản lợi nhuận hợp lý. Đồng thời, khi tiến hành so sánh cần phải tính đến những khác biệt (ví dụ khác biệt về điều kiện bán hàng, thuế, dung lượng thương mại, khối lượng sản phẩm, đặc tính vật lý...) có thể ảnh hưởng đến việc so sánh về giá để có sự điều chỉnh phù hợp. Nên để có thể so sánh giá trị thông thường và giá xuất khẩu một cách công bằng nhất thì cần điều chỉnh các chênh lệch đó. Việc điều chỉnh chênh lệch thường được thực hiện với một số yếu tố như điều kiện bán hàng, các loại thuế, số lượng sản phẩm, đặc tính vật lý của sản phẩm và những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc so sánh hai giá.

5. Xác định biên độ phá giá

+)  Phương pháp bình quân gia quyền

Xác định sự tồn tại của biên độ bán phá giá sẽ dựa trên “so sánh giữa giá trị bình quân gia quyền thông thường với giá bình quân gia quyền của tất cả các giao dịch xuất khẩu có thể so sánh được hoặc thông qua so sánh giữa giá trị thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch. Giá trị thông thường xác định trên cơ sở bình quân gia quyền có thể được đem so sánh với với giá của từng giao dịch xuất khẩu

cụ thể nếu như các cơ quan có thẩm quyền xác định rằng cơ cấu giá xuất khẩu đối với những người mua khác nhau, khu vực khác nhau và thời điểm khác nhau có sự chênh lệch đáng kể và khi có thể đưa ra giải thích về việc tại sao sự khác biệt này không thể được tính toán một cách đầy đủ khi so sánh bằng phương pháp sử dụng bình quân gia quyền so với bình quân gia quyền hoặc giao dịch so với giao dịch.”.

+) Phương pháp quy về không (zeroing)

Phương pháp này áp dụng một số biện pháp tính toán để loại bỏ những giao dịch không có bán phá giá bằng cách quy giá trị đó về bằng “không”. Qua đó, làm cho biến số của biên độ bán phá giá thay đổi khi so sánh theo hướng làm gia tăng biên độ bán phá giá. Việc áp dụng phương pháp này bị nhiều quôc gia đánh giá là không công bằng trong quá trình so sánh giá nên thường bị kiện ra WTO. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO cũng cho rằng đây không phải là biện pháp tính biên độ bán phá giá phù hợp vì nó đẩy biên độ bán phá giá tăng lên, trong khi đó WTO yêu cầu các quốc gia khi áp dụng công thức bán phá giá có nghĩa vụ phải so sánh công bằng, nghĩa là phải giữ nguyên giá trị giao dịch.

Cơ quan phúc thẩm trong vụ kiện này xác định Cộng đồng Châu Âu đã vi phạm Điều 2.4.2 Hiệp định Chống bán phá giá. Lí do là Cộng đồng Châu Âu đã không tiến hành so sánh giá trị bình quân gia quyền thông thường với tất cả giá bình quân gia quyền xuất khẩu theo quy định của Điều 2.4.2 Hiệp định Chống bán phá giá. Cơ quan phúc thẩm nhấn mạnh rằng phương pháp so sánh bình quân gia quyền không thể là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu chọn kết quả là biên độ bán phá giá của một vài giao dịch (giao dịch mà biên độ bán phá giá có giá trị dương hoặc giao dịch có biên độ bán phá giá có giá trị bằng không) mà từ bỏ kết quả là biên độ bán phá giá của một vài giao dịch khác (giao dịch mà biên độ bán phá giá có giá trị âm) trong quá trình tính toán biên độ phá giá. Nếu cơ quan có thẩm quyền chọn phương pháp so sánh bình quân gia quyền, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu có nghĩa vụ phải sử dụng tất cả các kết quả so sánh trong quá trình tính toán biên độ phá giá.