Các phòng khám đa khoa tư nhân được thành lập ngày càng nhiều giải quyết được phần nào nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Không chỉ vậy, người Việt Nam lại có xu hướng lựa chọn khám chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa do người nước ngoài khám, chữa bệnh. 

 

1. Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Để được thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, Phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

2. Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

 

2. Quy mô phòng khám đa khoa:

Phòng khám đa khoa phải đáp ứng ít nhất các điều kiện sau đây:

– Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;

– Có phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu), phòng lưu người bệnh;

– Có bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Trường hợp phòng khám đa khoa đáp ứng đủ điều kiện của các cơ sở dịch vụ y tế quy định tại  Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì phòng khám đa khoa được bổ sung quy mô và phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng.

 

3. Cơ sở vật chất phòng khám đa khoa

a) Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh.

b) Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu). Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau:

– Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất là 12 m2;

– Phòng lưu người bệnh có diện tích ít nhất là 15 m2; có ít nhất từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích phải bảo đảm ít nhất là 05 m2 trên một giường bệnh;

– Các phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu có diện tích ít nhất là 10 m2.

c) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

d) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

 

4. Thiết bị y tế phòng khám đa khoa

- Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đa khoa đăng ký;

- Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

 

5. Nhân sự phòng khám đa khoa

- Số lượng bác sỹ khám bệnh, chữa bệnh hành nghề cơ hữu phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa.

- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký;

+ Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản;

+ Là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám đa khoa.

- Số lượng người làm việc, cơ cấu, chức danh nghề nghiệp của phòng khám đa khoa thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa các đối tượng khác làm việc trong phòng khám đa khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề, việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

- Đối với phòng khám đa khoa có thực hiện khám sức khỏe thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình thực hiện theo quy định thí điểm của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận hành nghề y tư nhân

  1. Người đứng đầu các cơ sở hành nghề khám chữa bệnh tư nhân phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
  2. Các đối tượng quy định tại 41/2011/TT-BYT về điều kiện và lĩnh vực hoạt động đối với mỗi loại hình cơ sở- xem tại Công báo tiếng Việt. Mốt số ví dụ minh họa về điều kiện như dưới đây:

Bệnh viện

  1. Bệnh viện đa khoa phải có ít nhất 31 giường và diện tích sàn trung bình là 50-60 m2/giường.
  2. Bệnh viện chuyên khoa phải có ít  nhất 21 giường và diện tích sàn trung bình giống như trường hợp bệnh viện đa khoa.
  3. Các thiết bị y tế trang bị cho mỗi khoa của bệnh viện phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu đối với bệnh viện các tuyến

Các phòng tư vấn chuyên khoa và đa khoa (gồm các phòng tư vấn nội khoa, các phòng tư vấn sức khỏe gia đình, các phòng tư vấn chuyên khoa và các phòng tư vấn qua điện thoại

  1. Trừ các phòng tư vấn qua điện thoại, tất cả các phòng khám phải có phòng tư vấn riêng biệt với diện tích ít nhất là 10 m2 cho mỗi loại dịch vụ y tế cung cấp.
  2. Phòng tư vấn kế hoạch hóa gia đình và phòng chuyên khoa sản phải có phòng lát gạch men cao 1.6 m hoặc hơn.
  3. Phòng khám phải có phòng mổ (ít nhất 10m2) và phòng cấp cứu (ít nhất 12m2)
  4. Phòng điều dưỡng và phục hồi phải có phòng riêng phù hợp với mỗi loại hình điều trị.
  5. Phòng chẩn đoán hình ảnh phải có giấy phép an toàn bức xạ do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp.
  6. Các phòng thí nghiệm phải có các thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng theo quy định.
  7. Nhà hộ sinh phải có ít nhất 6 phòng diện tích khác nhau theo quy định tại Thông tư.

Quy định về xin giấy phép hành nghề y dược tư nhân

Cơ sở dịch vụ y tế

  1. Các cơ sở tiêm phòng, dịch vụ thay băng, dịch vụ  nha khoa, dịch vụ kính thuốc, dịch vụ chăm sóc y tế gia đình cần được trang bị  các thiết bị và diện tích phòng quy định như trên.
  2. Các cơ sở đưa bệnh nhân trong và ngoài nước phải có đội ngũ bác sĩ và các trang thiết bị, thuốc, phương tiện vận chuyển phù hợp.

 Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận:               

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề;
  2. Bản sao hợp pháp Chứng chỉ hành nghề phù hợp với hình thức đăng ký hành nghề; bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  3. Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật;
  4. Đối với bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm 1,2 và 3 đề cập ở trên phải có Điều lệ tổ chức và hoạt động, phương án hoạt động ban đầu;
  5. Bản cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về giá.

Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề gồm:

  1. Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề;
  2. Bản sao hợp pháp Chứng chỉ hành nghề phù hợp với hình thức đăng ký hành nghề; bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân;
  3. Bản kê khai tổ chức nhân sự, trang thiết bị chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật;
  4. Bản báo cáo tình hình hoạt động trong 05 năm.

 Trường hợp mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề:

Cơ sở mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề phải làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề theo quy định tại hồ sơ cấp mới và phải có thêm giấy báo mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề có xác nhận của cơ quan công an cấp phường nơi cơ sở đó mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề.

Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận hành nghề y tư nhân

  1. Người muốn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật và gửi tới cơ quan có thẩm quyền (Vụ Y học cổ truyền – Bộ Y tế với các hình thức thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế hoặc gửi tới Sở y tế với các hình thức khác).
  2. Khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải ghi giấy biên nhận
  3. Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ nếu thấy hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề để bổ sung hoặc hoàn chỉnh hồ sơ
  4. Sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu bổ sung thì phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề
  5. Đối với trường hợp do Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận,  cần tổ chức đánh giá trực tiếp với sự tham gia của Sở Y tế tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt cơ sở. Đối với các trường hợp do Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận, đoàn thẩm định địa phương sẽ trực tiếp đánh giá cơ sở
  6. Trong trường hợp không cấp Giấy chứng nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bên cạnh đó cần phải lư ý những vấn đê sau

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề chỉ cấp cho cơ sở hành nghề, không cấp cho cá nhân.
  • Cơ sở hành nghề chỉ được hành nghề theo phạm vi chuyên môn và tại địa điểm quy định trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề. 
  • Bộ Y tế thành lập các Hội đồng tư vấn với sự tham gia của Tổng hội y, dược học Việt Nam, Hội Dược học Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam, Hội Y học dự phòng Việt Nam  để xem xét và trình Bộ trưởng Bộ Y tế cấp hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề
  • Sở Y tế thành lập các Hội đồng tư vấn với sự tham gia của Hội Y học, Hội Dược học, Hội Đông y, Hội Y học dự phòng cấp tỉnh để xem xét và trình Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân

Trên đây là thủ tục kinh doanh phòng khám đa khoa được tổng hợp, Mọi vướng mắc liên quan đến thủ tục này bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.