1. Luật sư phân tích:

Điều 124 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định hai trường hợp phạm tội và cũng có thể được coi là hai tội danh. Đó là tội giết con mới đẻ và tội vứt bỏ con mới đẻ. Tuy nhiên, về kĩ thuật lập pháp, Điều 124 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 không được xây dựng theo cách quy định hai tội danh tại cùng điều luật như một số điều luật khác trong đó có Điều 337 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mất nhà nước). Với cách quy định đang thể hiện, người đọc có thể hiểu Điều 124 không phải quy định 02 tội danh như Điều 337 mà chỉ quy định 02 dạng hành vi phạm tội. Trong khi đó, xét về tính chất, giết con mới đẻ và vứt bỏ con mới đẻ là khác nhau nên cần được quy định thành 02 tội danh khác nhau. Nếu muốn như vậy cần diễn đạt: Điều 124. Tội giết con mới đẻ; tội vứt bỏ con mới đẻ. Trong đó:

- Giết con mới đẻ được quy định là trường hợp “người mẹ ... do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết còn do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi... ”.

- Vứt bỏ con mới đẻ được quy định là trường hợp “người mẹ ... do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong

2. Quy định về tội giết hoặc vứt con con mới đẻ

Sau khi sinh, người mẹ thường có những thay đổi đáng kể về tâm sinh lý, nhiều trường hợp mắc trầm cảm sau sinh. Do đó mà đã có trường hợp chính người mẹ đã giết hoặc vứt đứa con mình mới sinh ra. Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội giết hoặc vứt con mới đẻ như sau:
Điều 124 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
“1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

3. Dấu hiệu của tội giết hoặc vứt con mới đẻ

+ Dấu hiệu pháp lí của tội vứt bỏ con mới đẻ:

Theo quy định của điều luật, hành vi phạm tội trong trường hợp này giọng hành vi phạm tội trong trường hợp trên về chủ thể của tội phạm, về nạn nhân của tội phạm và về động Cơ phạm tội. Các dấu hiệu riêng của trường hợp phạm tội này là:

- Dấu hiệu hành vi phạm tội: Chủ thể cùa tội phạm có hành vi vút bỏ con mới đẻ. Trong đó, hành vi vứt bỏ con mới đẻ được hiểu là hành vi của người mẹ để đứa trẻ ở nơi xa rời sự chăm sóc của mình nhưng không mong muốn đứa trẻ chết. Như vậy, dấu hiệu lỗi trong trường hợp phạm tội này không thể là lỗi cố ý trực tiếp. Nếu khi vứt bỏ mà mong muốn đứa trẻ chết thì là trường hợp giết cori mới đẻ.

- Dấu hiệu hậu quả thiệt hại: “... hậu quả đứa trẻ chết”. Đứa trẻ chết là do bị mẹ “vứt bỏ” (để ở nơi xa rời sự chăm sóc của người mẹ).

Theo các dấu hiệu trên, người mẹ chỉ phạm tội này khi đứa trẻ đã chết và chỉ có trường hợp tội phạm hoàn thành.

+ Hình phạt tội vứt bỏ con mới đẻ:

Trường hợp giết con mới đẻ là trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt vì hành vi giết người là do hoàn cảnh đặc biệt đưa lại và hơn nữa người phạm tội đã thực hiện trọng tình trạng tâm, sinh lí không bình thường, khả năng nhận thức và kiềm chế đều bị hạn chế. Do vậy, hình phạt được quy định cho tội phạm này chỉ có một khung hình phạt với mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trường hợp vứt bỏ con mới đẻ là trường hợp phạm tội nhẹ hơn so với trường hợp giết con mới đẻ nên có khung hình phạt với người phạm tội hoặc đối với người thân của người phạm tội gây ra.

Như vậy, nguyên nhân của tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của chính nạn nhân. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng nói ở đây có thể cấu thành tội phạm hoặc cũng có thể không hoặc chưa cấu thành tội phạm. Nhưng dù ở trường hợp nào thì hành vi đó cũng phải có tính chất là trái pháp luật nghiêm trọng. Trong trường hợp bình thường, hành vi trái pháp luật không nghiêm trọng khó có thể gây ra tình trạng tỉnh thần kích động mạnh.

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể chỉ là một hành vi cụ thể và tức thi dẫn đến trạng thái thần kinh bị kích động mạnh của người phạm tội. Nhưng cũng có trường hợp hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là chuỗi những hành vi khác nhau diễn ra có tính lặp đi, lặp lại trong suốt thời gian dài và liên tiếp tác động đến tinh thần người phạm tội làm cho họ bị dồn nén về mặt tâm lí. Đến thời điểm nào đó, khi có hành vi trái pháp luật cụ thể xảy ra thì trạng thái tinh thần của người phạm tội bị đẩy đến cao độ và người phạm tội lâm vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trong trường hợp này, nếu chỉ xét hành vi cụ thể ngay liền trước trạng thái bị kích động mạnh sẽ không thấy được sự nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân.

Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng cùa nạn nhân có thể là đối với chính người phạm tội hoặc có thể là đối với người khác có quan hệ tình cảm thân thuộc với người phạm tội.

4. Các dấu hiệu của Tội giết con mới đẻ

Về chủ thể, tội giết con mới đẻ là chủ thể đặc biệt chỉ là người mẹ. Pháp luật quy định như vậy bởi lẽ, chỉ có thể người mẹ mới có thể lâm vào tình trạng tâm sinh lý không bình thường do tác động của việc sinh con.

Nhưng ngay cả mẹ của nạn nhân cũng chỉ được coi là chủ thể của tội này khi người mẹ vì ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà buộc phải giết hoặc vứt bỏ đứa con mình mới đẻ ra. Nếu vì lí do khác mà giết hoặc vứt bỏ con do mình mới đẻ ra thì không thuộc trường hợp phạm tội này.

Về mặt khách quan:

a. Đối với trường hợp giết con mới đẻ

- Về hành vi: Người mẹ chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt có hành vi cố tình giết con mới đẻ.

Hành vi giết con mới đẻ có thể được thực hiện thông qua các hình thức bóp mũi, bóp cổ cho ngạt thở,...; hoặc không cho con bú dẫn đến đứa trẻ chết,...

- Về mặt hậu quả: Tước đoạt mạng sống của con mới đẻ.

b. Đối với trường hợp vứt bỏ con mới đẻ:

- Về hành vi: Người mẹ chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt có hành vi cố tình vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.

Hành vi vứt bỏ con mới đẻ có thể được thể hiện thông qua việc vứt con ngoài cổng chùa, vứt con vào thùng rác, ngoài đường phố,...

- Về mặt hậu quả: Làm chết con mới đẻ là hậu quả bắt buộc.

Về mặt chủ quan của tội phạm:

- Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp hoặc do lỗi cố ý gián tiếp.

Theo đó, theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì cố ý phạm tội trực tiếp là hành vi của người phạm tội, mà khi đó người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là rất nguy hiểm sẽ tước đoạt đi mang sống của đứa trẻ, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Còn cố ý gián tiếp là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể dẫn đến cái chết cho con mới đẻ, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy người phạm tội không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

- Mục đích: Nhằm tước đoạt mạng sống của con mới đẻ hoặc bỏ mặt cho hậu quả đó xảy ra đối với con mới dẻ (đối với trường hợp vứt con mới đẻ)

Về hành vi phạm tội, người mẹ mới sinh có hành vi giết con mới đẻ hay có hành vi vứt bỏ, bỏ rơi đứa con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết ( ở hành vi vứt bỏ con mới đẻ này đòi hỏi phải có hậu quả chết người trong khi người mẹ nhận thức được hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính mạng của đứa con nhưng vẫn để mặc hậu quả xảy ra hay chấp nhận hậu quả đó. Do vậy, nếu hành đứa trẻ mới đẻ bị giết hoặc bị vứt bỏ phải bị chết thì người mẹ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ, nếu người mẹ có hành vi tước đoạt tính mạng đứa trẻ hoặc có hành vi vứt con mới đẻ, nhưng đứa trẻ mà không chết thì chưa cấu thành tội giết con mới đẻ và như vậy, tội giết con mới đẻ không có trường hợp phạm tội chưa đạt.

Về nạn nhân của tội giết con mới đẻ, pháp luật có quy định trẻ sinh ra từ ngày thứ 8 trở đi sẽ không còn được gọi là con mới đẻ nữa. Khi này, nếu người mẹ ảnh hưởng nặng nề của tâm lí hay hoàn cảnh đặc biệt mà giết con thì sẽ không còn thuộc quy định của tội giết con mới đẻ nữa mà sẽ chịu TNHS về tội giết người theo quy định pháp luật.

5. Hình phạt đối với người phạm tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ:

Tùy vào trừng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội giết con mới đẻ có thể bị phạt tù 06 tháng đến 03 năm.

Và tùy vào trừng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội vứt bỏ con mới đẻ có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự về tội giết hoặc vứt con mới đẻ, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê