Mục lục bài viết
- 1. Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển cán bộ ?
- 2. Việc luân chuyển cán bộ thuộc thẩm quyền, trách nhiệm cơ quan nào?
- 3. Quy trình luân chuyển cán bộ được tiến hành như thế nào ?
- 4. Thời gian luân chuyển cán bộ ?
- 5. Việc nhận xét, đánh giá đối với cán bộ luân chuyển được thực hiện như thế nào?
- 6. Nguyên tắc bố trí cán bộ sau luân chuyển?
- 7. Chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển?
Trả lời:
1. Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển cán bộ ?
Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển cán bộ:
1- Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực và triển vọng phát triển; về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí chức danh luân chuyểrl theo quy định.
2- Có quy hoạch, có trình độ chuyên môn, đủ sức khoẻ công tác.
3- Còn thời gian công tác ít nhất 2 nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luânl chuyển (50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ, trừ cán bộ nữ thuộc diện được kéo dài thời gian công tác theo quy định); cán bộ luân chuyển để bố trí không phải người địa' phương, không giữ chức vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp phải đủ thời gian công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ. Trường họp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Việc luân chuyển cán bộ thuộc thẩm quyền, trách nhiệm cơ quan nào?
1- Thẩm quyền luân chuyển: Thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
2- Trách nhiệm luân chuyển:
- Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển cán bộ: Lãnh đạo xây dựng kế hoạch luẩn chuyển cán bộ; thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; kiệm tra, giám sát, xử lý vi phạm; quản lý, đánh giá, nhận xét, bố trí, phân công công tác đối với cán bộ sau luân chuyển; sơ kết, tổng kết công tác luân chuyên cán bộ.
- Cơ quan nơi đi: Nhận xét, đánh giá, đề xuất cán bộ luân chuyển; phối họp với cơ qúan liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường xuyên với cán bộ luân chuyển; có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí công tác đối với cán bộ sau luân chuyển...
- Cơ quan nơi đến: Chấp hành nghiêm quyết định về luân chuyển cán bộ của cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để c án bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường; quản lý, đánh giá cán bộ; phối họp với các cơ quan liên quan đề xuất hướng bố trí, sử dụng cán bộ sau luân chuyên...
- Cán bộ luân chuyển: Chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công của cấp có thẩm quyền, cơ quan nơi đi và nơi đến; tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, cố gắng, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chịu sự kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý; giữ mối liên hệ với cơ quan nơi đi, cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ...
- Cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp có trách nhiệm chủ trì, phối họp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng kế hoạch luân chuyển, nhận xét, đánh giá, đề xuất bố trí, sắp xếp cán bộ trước và sau luân chuyển; tham mưu sơ kết, tổng kết,... về công tác luân chuyển cán bộ.
- Các cơ quan liên quan: Tham gia thẩm định nhân sự luân chuyển theo chức năng, nhiệm vụ; phối họp với cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ trong công tác kiểm tra, giám sát và tham gia ý kiến trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ sau luân chuyến,...
3. Quy trình luân chuyển cán bộ được tiến hành như thế nào ?
Quy trình luân chuyển cán bộ được tiến hành như sau:
1. Kế hoạch
Căn cứ quy hoạch cán bộ, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của cán bộ, cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ thuộc phạm vi quản lý. Kế hoạch phải làm rõ các nội dung cơ bản: Nhu cầu, vị trí luân chuyển; hình thức luân chuyển; địa bàn luân chuyển; thời hạn luân chuyển; cơ chế, chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện; dự kiến phương án bổ trí cán bộ sau luân chuyển...
Trên cơ sở kế hoạch, lập danh sách cán bộ luân chuyển và nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng cân bộ.
2. Quy trình
Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu luân chuyển cán bộ, cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; xây dựng kê hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.
Bước 2: Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, đơn vị đề xuất nhân sự luân chuyển.
Bước 3: Tống họp để xuất của các địa phương, cơ quan, đơn vị; cơ quan tham mựu tổ chức - cán bộ tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển. Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển.
Bước 4: Cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đối với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định và trao đối với cán bộ dự kiến luân chuyển.
Tổ chức gặp gỡ cán bộ được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; đồng thời, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với cán bố luân chuyển.
Bước 5: Cơ quan tham mưu tổ chức - cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện (công bố quyết định, chỉ đạo bầu cử và các công việc cần thiết khác).
3. Hồ sơ cán bộ luân chuyển
Hồ sơ cán bộ luân chuyển tương tự như hồ sơ bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử theo quy định hiện hành.
4. Thời gian luân chuyển cán bộ ?
Thời gian luân chuyển it nhất là 3 năm (36 tháng) đối với một chức danh (trừ chức danh kiêm nhiệm). Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Việc nhận xét, đánh giá đối với cán bộ luân chuyển được thực hiện như thế nào?
Nhận xét, đánh giá đối với cán bộ luân chuyển:
1- Cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, đề xuất cán bộ luân chuyển có trách nhiệm nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác và uy tín; quá trình công tác và ưu, khuyết điểm của cán bộ; có kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo Quy định số 57-QĐ/TW, ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển cán bộ.
2- Định kỳ 6 tháng, hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi có cán bộ luân chuyển đến tiến hành nhận xét, đánh giá cán bộ luân chuyển theo các tiêu chí quy định; báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
3- Nhận xét, đánh giá khi hết thời gian luân chuyển
- Cán bộ luân chuyển tự kiểm điểm về quá trình công tác trong thời gian luân chuyển.
- Ban thường vụ cấp ủy, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi có cán bộ luân chuyển đến nhận xét, đánh giá cán bộ luân chuyển trong thời gian công tác tại địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển nhận xét, đánh giá về cán bộ luân chuyển.
4- Cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về nhận xét, đánh giá và kết luận của mình đối với cán bộ luân chuyển.
6. Nguyên tắc bố trí cán bộ sau luân chuyển?
Việc xem xét bố trí, phân công cán bộ sau luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu I ihiệm vụ, tình hình thực tể, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm cá nhân của cán bộ được luân chuyển và kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ.
7. Chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển?
1- Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển: Bố trí nhà ở công vụ, hỗ trợ đi lại, sinh hoạt phí, nhất là ở địa bàn khó khăn; bảo lưu chế độ, phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ luân chuyển nếu chức danh luân chuyển có chế độ, phụ cấp trách ihiệm thấp hơn.
2- Cán bộ luân chuyển có thành tích đặc biệt xuất sắc (có sáng kiến, sản phẩm công tác cụ thể được cấp có thẩm quyền công nhận) được xem xét nâng lương trước thời hạn; được ưu tiên khi xem xét bố trí công tác sau luân chuyến.
Luật Minh Khuê (tổng hợp)