1. Khái niệm về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Bộ luật dân sự hiện hành đã quy định bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lãnh và tín chấp, cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. Khi các bên lựa chọn một trong các biện pháp này để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì giữa họ phát sinh một quan hệ pháp luật. Việc xác lập biện pháp bảo đảm giữa các chủ thể với nhau được thực hiện thông qua một giao dịch dân sự, vì thể giao dịch dân sự này được gọi là giao dịch bảo đảm và quan hệ hình thành từ giao dịch bảo đảm được gọi là quan hệ bảo đảm.
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể hiểu theo hai phương diện: Về mặt khách quan là sự quy định của pháp luật, cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự hoặc các quan hệ dân sự khác áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện đồng thời xác định và đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó. Về mặt chủ quan là việc thỏa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.
Sau đây là bảng tổng hợp các biện pháp bảo đảm:
TT | Biện pháp bảo đảm | Tài sản bảo đảm |
1 | Cầm cố tài sản | Vật, tiến, giấy tò có giá vầ quyền tài sản. |
2 | Thế chấp tài sản | Vật, tiến, giấy tờ có giá và quyền tài sản. |
3 | Đặt cọc | Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. |
4 | Ký cược | Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác. |
5 | Ký quỹ | Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá. |
6 | Bảo lưu quyền sở hữu | Vật, tiến, giấy tờ có giá và quyền tài sản. |
7 | Bảo lãnh | Vật, tiền, giấy tò có giá và quyền tài sản (trường hợp bảo lãnh bằng tài sản). |
8 | Tín chấp | Không có tài sản |
9 | Cầm giữ tài sản | Vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản. |
2.Thế chấp tài sản là gì?
Về phương diện ngữ nghĩa, thế chấp tài sản là một bên dùng tài sản để chấp hành, thay thế một nghĩa vụ trước đó.
Thực tế, khi các bên có nghĩa vụ đối với nhau thường áp dụng một biện pháp nào đó để bảo đảm lợi ích cho bên có quyền.
Hiểu đơn giản thì thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Điều 317 Bộ luật Dân sự quy định về thế chấp như sau:
“1.Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2.Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”
3. Quy định về hình thức thế chấp tài sản
Việc thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Nêu việc thế chấp được ghi trong hợp đồng chính thì những điều khoản về thế chấp là những điều khoản cấu thành của hợp đồng chính. Nếu việc thế chấp được lập thành văn bản riêng thì được coi là một hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng chính, hiệu lực của nó phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Vì vậy, nội dung của văn bản thế chấp được lập riêng phải phù hợp với hợp đồng chính.
Văn bản thế chấp phải công chứng hoặc chứng thực nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận. Việc công chứng, chứng thực sẽ bảo đảm an toàn về pháp lý của các giao dịch. Mặt khác, Nhà nước càn quản lý các giao dịch liên quan đến bất động sản, cho nên thế chấp bất động sản thì buộc phải công chứng hoặc chứng thực.
4. Đối tượng của thế chấp tài sản
Phạm vi tài sản được dùng để thế chấp rộng hơn so với tài sản cầm cố.
Tài sản thế chấp có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê hoặc tài sản đang cho mượn.
Nhưng tài sản thế chấp phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp.
Trong quan hệ thế chấp các bên có thể thỏa thuận thế chấp một phần hoặc toàn bộ bất động sản.
Khi bên thế chấp dùng toàn bộ bất động sản để đảm bảo nghĩa vụ thì những vật phụ của bất động sản cũng nằm trong tài sản thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ cũng nằm trong tài sản thế chấp trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác.
Tài sản trong hợp đồng thế chấp được quy định tại Điều 318 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“1.Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2.Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3.Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4.Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.”
5. Thế chấp hàng hóa luân chuyển
Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanhtheo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm là động sản dùng để trao đổi, mua bán, cho thuê trong phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên bảo đảm. Cũng theo quy định khoản 1 Điều 4 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 00/02/2012) thì: “Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.”
Như vậy, với vị thế là bên nhận bảo đảm, Ngân hàng có trách nhiệm đánh giá rủi ro khi nhận thế chấp một tài sản bảo đảm. Ngân hàng có quyền yêu cầu bên bảo đảm cung cấp hồ sơ pháp lý chứng minh hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh đó là động sản dùng để trao đổi, mua bán, cho thuê trong phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên bảo đảm, là động sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch (VD: giấy tờ chứng minh xuất xứ hàng hóa, chứng từ xác nhận giá trị kho hàng, biên bản kiểm kho,…v…v…).
Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh là động sản dùng để trao đổi, mua bán, cho thuê trong phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên bảo đảm.
Hàng hóa luân chuyển khi dùng để cầm cố, đặt cọc hay ký cược thì được diễn ra hoàn toàn giống như các động sản bình thường khác. Vấn đề chỉ khác khi thế chấp vì ngoài các quy định chung đối với tài sạn thế chấp, còn có một số quy đỉnh riêng đối với hàng hóa luân chuyển thế chấp. Đó là bên thế chấp được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hoá trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận. Trên thực tế, các bên nhận thế chấp hàng hóa luân chuyển, không kể hàng hoá có ở trong kho hay không, thường yêu cầu bên thế chấp muốn bán, thay thế hàng hóa thì phải bảo đảm số lượng, giá trị hàng hóa đúng như thỏa thuận và chỉ được bán, thay đổi khi có sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Tuy nhiên trên thực tế, bên thế chấp có thể bán, thay đổi bất kỳ lúc nào mà không phụ thuộc vào sự đồng ý của bên nhận thế chấp. Trường hợp này, chỉ vi phạm thỏa thuận theo hợp đồng chứ không vi phạm điều cấm của luật, vì vậy tuy là giao dịch sai trái nhưng không bị vô hiệu.
Trong trường hợp bên thế chấp bán hàng hóa luân chuyển thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trỏ thành tài sản thế chấp1. Bên nhận thế chấp không có quyền thu hồi tài sản thế chấp đó (chỉ có quyền thu hồi tài sản thế chấp “trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp’’).
Như vậy, các quy định trên đã đương nhiên cho phép bên thế chấp được bán tài sản thế chấp và loại trừ hoàn toàn quyền của bên nhận thế chấp đối với việc thu hồi tài sản thế chấp đã được đăng ký thế chấp hợp pháp, dù bị bán trái với thỏa thuận của các bên. Điều này cũng có nghĩa là, bên mua tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển luôn được bảo vệ, không cần biết có ngay tình hay không và dù cho giao dịch thế chấp có hay không được công chứng, chứng thực và đăng ký thế chấp. Vối những quy định như trên, pháp luật đã mặc nhiên phủ nhận ý chí thỏa thuận của các bên, đồng thời cũng gián tiếp vô hiệu hóa ý nghĩa, tác dụng của cơ chế đăng ký thế chấp tài sản là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Trên thực tế, để phòng ngừa rủi ro thường xảy ra, bên nhận thế chấp buộc phải tìm nhiều cách ràng buộc thêm. Chẳng hạn, có một số’ trường hợp về hình thức pháp lý là hợp đồng thế chấp hàng hoá, nhưng nội dung thỏa thuận cụ thể thì lại có một số nội dung giông vổi hợp đồng cầm cố. Chẳng hạn như bên thế chấp không giao hàng hóa thế chấp cho bên nhận thế chấp mà giao cho người thứ ba quản lý do bên nhận thế chấp chỉ định hay hàng hóa thế chấp vẫn để trong kho hàng của bên thế chấp nhưng bên nhận thế chấp có quyền giữ chìa khoá và bố trí bảo vệ kho hàng.
Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: Trường hợp hàng hoá được bán là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì bên bán phải thông báo cho bên mua về biện pháp bảo đảm và phải được sự đồng ý của bên nhận bảo đảm về việc bán hàng hóa đó.
Nghị đỉnh số 163/2006/NĐ-CP quy định, trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh thì bên mua, bên nhận trao đổi có quyền sở hữu đối với tài sản đó.