1. Quy định về tố cáo và viết đơn tố cáo như thế nào ?

Thưa luật sư, Cho em hỏi: Ở chỗ em có một gia đình, vợ chồng là cán bộ công chức,viên chức giờ đã nghỉ hưu. Tuy nhiên với khối tài sản đất đai. Tiền gửi ngân hàng đã lên đến hơn vài ba chục tỉ đồng. Được biết gia đình họ không có người đi nước ngoài, không kinh doanh buôn bán. Tất cả con cái đều làm công chức, viên chức bình thường.
Chỉ có một người con rể làm trưởng đồn cửa khẩu. Vì vậy dân tình ở đây họ xì xầm, bàn tán xôn xao, thắc mắc rất nhiều và họ nghi ngờ liệu gia đình này có dấu hiệu tham ô, chạy của không. Với những thông tin như vậy liệu chúng tôi có thể làm đơn tố cáo việc tham ô tham nhũng, đề nghị các cấp có thẩm quyền về kiểm tra tài sản của gia đình này được không ? Nếu được thi gửi đơn đến cơ quan nào ? Viết thư nặc danh được không ?
Cảm ơn!
- Canh Tran

Luật sư tư vấn:

Nội dung cơ bản của mẫu đơn tố cáo như sau, mời các bạn cùng tham khảo:

>> Tải ngay: Mẫu đơn tố cáo cập nhật mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------

……., ngày ……. tháng …….năm ……

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: …………………. (1)

NGƯỜI TỐ CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)

(1) Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo.Ghi chú:

(2) Họ tên, chức vụ và hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo.

(3) Người, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Có thể làm đơn nặc danh tố cáo tham nhũng không ?

Theo đơn tố cáo của công dân, Công an huyện H đã tổ chức theo dõi và bắt quả tang Trần Văn X, cán bộ địa chính - xây dựng của thị trấn X đã nhận của bà L, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân XL đóng trên địa bàn xã số tiền 10 triệu đồng để không gây khó khăn cho việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà.

Khi tiến hành điều tra hành vi nhận hối lộ của X, cơ quan Điều tra thu thập được thông tin là một số cá nhân và cơ quan đóng trên địa bàn bị X nhũng nhiễu, vòi tiền đã từng gửi đơn thư tố cáo hành vi của X tới ông T, Chủ tịch UBND xã nhưng không thấy có phản ứng gì. Trong buổi làm việc với ông T, Điều tra viên đã mang theo một số đơn thư tố cáo nặc danh để xác minh việc ông T có nhận được những đơn thư đó hay không thì ông T trả lời rằng: Ông có nhận được một vài thư tố cáo tương tự như những đơn thư nặc danh mà Điều tra viên mang theo, nhưng vì tất cả đều là thư nặc danh nên theo nguyên tắc, ông không xem xét đến vì không có cơ sở.

Thời gian gần đây, ông cũng thấy X có những biểu hiện bất minh trong quan hệ giải quyết công việc đất đai cho người dân trong xã, nhưng trên thực tế chưa có ai trực tiếp tố cáo nên UBND không có căn cứ để xem xét. Đồng thời, ông T cũng đề nghị Điều tra viên phải có chứng cứ xác đáng, chứ không thể tin vào đơn thư nặc danh. Theo ông, những đơn thư này vô giá trị.

Cách mà ông T, Chủ tịch UBND xã xử lý với đơn thư nặc danh tố cáo hành vi tham nhũng như vậy có đúng không?

Đơn nặc danh tố cáo tham nhũng ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời :

Về quyền và nghĩa vụ của nhân dân trong tố cáo hành vi tham nhũng

Khuyến khích sự tham gia và phát huy vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một trong những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hiệu quả của công tác này. Tuy nhiên, để hạn chế hành vi lợi dụng quyền tố cáo tham nhũng vào mục đích vu cáo, vu khống cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây rối trật tự xã hội, Điều 5 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định “Công dân có quyền phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng; có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng”, các tổ chức xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng trong việc phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng. Theo tinh thần đó, để thực hiện quyền tố cáo hành vi tham nhũng, tại Khoản 2 Điều 9 luật tố cáo năm 2018 cũng quy định rõ trách nhiệm của người tố cáo tham nhũng như sau: “Người tố cáo phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ, tên, địa chỉ, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Người tố cáo mà cố tình tố cáo sai sự thật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Giá trị của đơn thư nặc danh tố cáo hành vi tham nhũng

Do tính chất đặc thù của hoạt động phòng, chống tham nhũng và yêu cầu cao độ về đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay nênnghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chỉ những trường hợp sau đây thì tố cáo về hành vi tham nhũng mới không được xem xét:

- Những tố cáo mà người tố cáo mạo tên;

- Những tố cáo mà nội dung tố cáo không rõ ràng, thiếu căn cứ;

- Những tố cáo đã được các cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.

Như vậy, đơn thư tố cáo hành vi tham nhũng nặc danh không thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Theo quy định của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP thì đối với những tố cáo không rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo (tố cáo nặc danh) nhưng nội dung tố cáo rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo thông tin được cung cấp để phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

Như vậy, với quy định này, có thể hiểu những đơn thư tố cáo tham nhũng nặc danh, nhưng có nội dung tố cáo rõ ràng, đối tượng bị tố cáo cụ thể, có cơ sở để xác định hành vi tham nhũng thì có giá trị là tin báo, là thông tin phục vụ cho hoạt động đấu tranh làm rõ hành vi tham nhũng đó.

Do đó, việc ông T, Chủ tịch UBND xã cho rằng cán bộ điều tra không được căn cứ vào các thông tin trong đơn thư tố cáo nặc danh để điều tra vụ việc là không phù hợp với các quy định nói trên.
Trong vụ việc này, ông T - với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan và là người quản lý việc thực hiện công vụ của X - đã từng nghi ngờ về những biểu hiện bất minh trong công việc của đối tượng X, đồng thời cũng đã nhận được những đơn thư tố cáo trực tiếp về hành vi tham nhũng của X. Tuy đây là những đơn thư nặc danh, nhưng có nội dung rõ ràng, cụ thể về hành vi tham nhũng của X. Với cương vị quản lý của mình, ông T có khả năng, điều kiện để xác minh tính xác thực của những nội dung tố cáo. Do đó, việc để xảy ra hành vi tham nhũng phạm tội quả tang của X có trách nhiệm liên đới của ông T.

3. Số điện thoại đường dây nóng chống tham nhũng ?

Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, gần đây Cục phòng chống tham nhũng đã công bố công khai đường dây nóng cung cấp thông tin chống tham nhũng, chúng tôi cung cấp để quý khách hàng tham khảo:

Những ngày cuối năm, đặc biệt gần các dịp lễ tết thông thường nhu cầu, tâm lý tặng quà phát sinh rất nhiều. Do đó, tương tự như những năm trước đó đã triển khai, lãnh đạo Cục Chống tham nhũng đã mởi ra các đường dây nóng để phản ánh về những thông tin quà tặng Tết, dấu hiệu tiêu cực, nhũng nhiễu có thể xảy ra để xử lý ngay.

Theo đó, các số điện thoại đường dây nóng mà Cục Chống tham nhũng mở để nhận phản ánh tặng quà Tết bao gồm: 08.048228, 0902.386.999, 0125.698.6688 và Email: Cucchongthamnhung@gmail.com.

4.nhận quà có được xem là tham nhũng không?

Căn cứ theo quy định tại nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 24. Quy định về việc tặng quà

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn chỉ được sử dụng tài chính công, tài sản công để làm quà tặng vì mục đích từ thiện, đối ngoại và thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

2. Việc tặng quà phải thực hiện đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, đối tượng theo quy định của pháp luật; cơ quan, đơn vị tặng quà phải hạch toán kế toán và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị mình theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 25. Quy định về việc nhận quà tặng

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

Điều 26. Báo cáo, nộp lại quà tặng

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải từ chối; trường hợp không từ chối được thì phải giao lại quà tặng cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý quà tặng của cơ quan, đơn vị đó để xử lý theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

2. Người có chức vụ, quyền hạn khi nhận được quà tặng không đúng quy định thì phải từ chối; trường hợp không từ chối được thì phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp và nộp lại quà tặng để xử lý theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quà tặng.

Báo cáo được thể hiện bằng văn bản và có đầy đủ các nội dung: Họ, tên, chức vụ, cơ quan, địa chỉ của người tặng quà; loại và giá trị của quà tặng; thời gian, địa điểm và hoàn cảnh cụ thể khi nhận quà tặng; mối quan hệ với người tặng quà.

5.xử lý quà tặng như thế nào?

Điều 27. Xử lý quà tặng

1. Đối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Đối với quà tặng bằng hiện vật, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản và xử lý như sau:

a) Xác định giá trị của quà tặng trên cơ sở giá của quà tặng do cơ quan, đơn vị, cá nhân tặng quà cung cấp (nếu có) hoặc giá trị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Trong trường hợp không xác định được giá trị của quà tặng bằng hiện vật thì có thể đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá;

b) Quyết định bán quà tặng và tổ chức công khai bán quà tặng theo quy định của pháp luật;

c) Nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng.

3. Đối với quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc ngoài nước, dịch vụ khác thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.

4. Đối với quà tặng là động vật, thực vật, thực phẩm tươi, sống và hiện vật khác khó bảo quản thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ tình hình cụ thể và quy định của pháp luật về xử lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xử lý quà tặng, cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý quà tặng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người tặng quà hoặc Cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tặng quà để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật Hành Chính - Công ty luật Minh Khuê