Mục lục bài viết
- 1. Khái quát chung
- 2. Quy luật của quá trình suy thoái nhân cách
- 2.1 Quy luật thứ 1: sự phát triển tâm lý hành vi tiêu cực theo hướng dao động dần
- 2.2 Quy luật thứ 2: Sự phát triển tâm lý hành vi tiêu cực theo tuyến ứng xử
- 3. Suy thoái nhân cách của người PT thường gắn với những đổ vỡ của hệ chuẩn mực giá trị XH trong tâm lý của họ
- 3.1 Xu hướng: bao gồm hệ thống các động lực - nhu cầu, hứng thú, lý tưởng...
- 3.2 Thế giới quan, niềm tin
- 3.3 Tính cách
- 3.4 Năng lực
- 3.5 Khí chất
1. Khái quát chung
Nhân cách của người phạm tội là kết quả của quá trình hình thành nhân cách có những khiếm khuyết, lệch chuẩn hoặc là hệ quả của quá trình suy thoái nhân cách.
- Quá trình hình thành nhân cách có những khiếm khuyết, lệch chuẩn thường gồm các giai đoạn: Sự nhàn rỗi => bỏ nhà đi lang thang (để tìm nguồn vui, a dua theo bạn bè, sợ bố mẹ trừng phạt hoặc thèm khát ở mức độ cao về một sự hấp dẫn nào đó) => tụ tập thành nhóm không chính thức mang tính chất trung tính bề ngoài hoặc nhóm không chính thức tiêu cực (ch-ưa phải là nhóm phạm tội) => trộm cắp vặt hoặc nghiện ma tuý => phạm tội. Khi thấy cá nhân ở giai đoạn nào thì phải có biện pháp khắc phục, nếu không dễ có nguy cơ chuyển nhanh sang giai đoạn sau - càng tiến gần đến phạm tội.
Quá trình hình thành nhân cách có những khiếm khuyết, lệch chuẩn ở trên thư¬ờng thấy ở thanh, thiếu niên phạm tội. Tuy nhiên, không phải tất cả thanh, thiếu niên phạm tội đều trải qua đầy đủ các giai đoạn trên, có cá nhân chỉ trải qua một vài giai đoạn. Nếu ở cá nhân nào xuất hiện càng nhiều dấu hiệu trên thì càng dễ có nguy cơ cao dẫn tới phạm tội.
Từ một người bình thường trở thành người phạm tội ít khi là hiện tượng, sự kiện bất ngờ mà thường là quá trình suy thoái nhân cách.
2. Quy luật của quá trình suy thoái nhân cách
2.1 Quy luật thứ 1: sự phát triển tâm lý hành vi tiêu cực theo hướng dao động dần
Ví dụ: Sự vi phạm chuẩn mực thông thư¬ờng làm cho những vi phạm chuẩn mực khác dễ dàng hơn theo chiều hư¬ớng ngày càng xấu đi. Hoặc ngay trong cùng một loại chuẩn mực, mức độ vi phạm của cá nhân cũng theo chiều hướng ngày một tăng.
2.2 Quy luật thứ 2: Sự phát triển tâm lý hành vi tiêu cực theo tuyến ứng xử
Ví như: Hành vi trộm cắp vặt mà không phát hiện và xử lý kịp thời, dễ có chiều hướng thực hiện hành vi trộm cắp ngày càng lớn hơn.
Những tâm lý hành vi tiêu cực hình thành theo một chiều hướng, thể hiện thống nhất trong các hoàn cảnh khác nhau với sự gia tăng phương thức, thủ đoạn phạm tội, nhất là khi phải khắc phục trở ngại, khó khăn của hoàn cảnh để phạm tội.
Ví dụ: Người có tâm lý tham lam thì trong vị trí công tác, hoàn cảnh nào cũng đều tìm cách trục lợi, thủ đoạn ngày càng tinh vi; từ chỗ lợi dụng hoàn cảnh theo kiểu mượn gió bẻ măng, tăng dần đến chỗ tạo ra hoàn cảnh, vấn đề thậm chí bất chấp hoàn cảnh để trục lợi.
Sự suy thoái nhân cách của mỗi người phạm tội có thể theo một hoặc cả hai quy luật trên, nhưng thông thường cả hai quy luật đan xen tác động.
Sự suy thoái nhân cách của người phạm tội thể hiện cụ thể như sau:
Quá trình suy thoái nhân cách có biểu hiện quan trọng đầu tiên là sự suy thoái đạo đức vì sự phát triển đạo đức của cá nhân là một trong những chuẩn mực nói lên sự phát triển nhân cách, ý thức đạo đức nói lên mối quan hệ của con người với những giá trị xã hội. Con người chỉ tích cực hành động khi gắn với một hệ giá trị nhất định. Hệ giá trị đó được cá nhân hóa và nó sẽ xác định tính lựa chọn, tích cực của tâm lý con người. Do vậy, có những cái quan trọng với cuộc sống của người này lại không có hoặc có ít giá trị đối với người khác. Cũng giống như những hành vi có ý thức khác, hành vi phạm tội đều được định hướng bởi một hệ giá trị nhất định. Hệ giá trị của người phạm tội chủ yếu mang tính tiêu cực, không phù hợp với hệ giá trị của đông đảo các thành viên khác trong xã hội. Vì vậy, làm rõ những giá trị xã hội mà cá nhân phủ định sẽ xác định được mức độ suy thoái của nhân cách.
Mặt khác cũng cần nhận thức rằng: Khi ít nhiều nhận thức được hành vi phản xã hội của mình, người phạm tội thường đưa ra lý do bào chữa và bình thường hóa những giá trị cản trở quá trình đạt tới mục đích phạm tội. Những nguyên nhân của hành vi phạm tội được đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác chứ không thấy đó là những biểu hiện tiêu cực của chính mình, không công nhận ở mình những nét tâm lý bị xã hội lên án. Có thể gọi vấn đề này là sự tự biện hộ và tự vệ về mặt tâm lý của người phạm tội. Bởi vì, ít khi người phạm tội lên án chân thực những hành động của mình. Việc vạch ra lỗi của bản thân chỉ thấy trong những lời khai của rất ít người phạm tội giết người, trộm, cướp, còn bọn côn đồ và tham ô thì càng ít hơn. Trách nhiệm đối với hành vi phạm tội được chúng đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác đến khi trách nhiệm được xác định thì người phạm tội giở các thủ thuật khác nhau: gạt bỏ khỏi sự thú nhận những yếu tố không hợp ý muốn chủ quan của mình "hợp lý hóa" chúng và đổ cho những người khác.
3. Suy thoái nhân cách của người PT thường gắn với những đổ vỡ của hệ chuẩn mực giá trị XH trong tâm lý của họ
Nói chung sự suy thoái nhân cách của người phạm tội thường gắn liền với những đổ vỡ của hệ chuẩn mực giá trị xã hội trong tâm lý của họ, mà hình thành nên hệ giá trị mang tính chất chủ nghĩa cá nhân, có tính chất tiêu cực.
Nếu xem nhân cách là một tổ hợp phức hợp của những yếu tố như xu hướng, tính cách, năng lực và khí chất thì đều thấy sự suy thoái, sự phát triển lệch hướng của các yếu tố này.
3.1 Xu hướng: bao gồm hệ thống các động lực - nhu cầu, hứng thú, lý tưởng...
Nhu cầu và việc thỏa mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy hoạt động, điều chỉnh hành vi của cá nhân. Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng. Nó gắn liền với điều kiện lịch sử, sự phát triển sản xuất và sự phân phối các giá trị vật chất, tinh thần. Nhu cầu không có giới hạn, không có kết thúc, nó vô tận, muôn màu muôn vẻ đối với mọi người, mọi lừa tuổi, mọi nghề nghiệp, mọi thế hệ. Khi nhu cầu được nhận thức và so sánh nó với những điều kiện, công cụ, biện pháp thực hiện nhu cầu (con đường thỏa mãn nhu cầu) thì đó là lợi ích. Con người chỉ thực sự hành động khi có lợi ích. Người phạm tội đem đối lập lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, xâm phạm tới lợi ích chính đáng hợp pháp của người khác.
Cội nguồn của hành vi phạm tội không phải ở bản thân nhu cầu mà là ở sự ý thức sai về nhu cầu và con đường thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu của người phạm tội thường nghiêng về vật chất, vụ lợi với phương thức thỏa mãn lệch chuẩn xã hội.
3.2 Thế giới quan, niềm tin
Thế giới quan của người phạm tội đa số cũng lệch lạc và u tối, đặc biệt là sự xuyên tạc đối với chân lý, nhìn thế giới khép kín trong những vật chất tầm thường, vụ lợi. Người phạm tội sẵn sàng vì đồng tiền, danh lợi, bất chấp hậu quả nguy hiểm cho xã hội, thậm chí cho cả bản thân da hành vi phạm tội của chúng gây ra. Vì mục đích chính trị phản động, chúng sẵn sàng đặt bom nơi động người qua lại, bất chấp hậu quả sát thương nhiều quần chúng để cốt gây tiếng vang.
Thế giới quan, niềm tin ở người phạm tội phát triển lệch lạc khác với con người bình thường trong xã hội. Niềm tin đã mất hết ý nghĩa đúng đắn và thiêng liêng giữa con người với nhau (hầu hết trong các bản tự thuật của người phạm tội đều nói lên sự mất mát tình thương, bản thân họ không còn tin ai, kể cả người ruột thịt). Niềm tin đã phát triển lệch sang hướng khác - tin vào sức mạnh của bạo lực và đồng tiền, ở họ đã mất hết niềm tin vào những giá trị nhân bản của xã hội, vào mối quan hệ trong sáng và thiêng liêng của con người.
3.3 Tính cách
Tính cách: Đó là hệ thống thái độ biểu hiện qua hệ thống hành vi quen thuộc. Thái độ của người phạm tội đối với xã hội thường là lệch lạc. Họ sống chà đạp lên đạo đức và dư luận xã hội, bị chi phối và điều chỉnh bởi các mục đích phản xã hội. Tính cách của người phạm tội là kết quả của quá trình thực hiện các hoạt động phạm tội - thể hiện rõ nhất là loại tội phạm chuyên nghiệp. Cho nên ở người phạm tội sự bình tĩnh mang tính chất thủ đoạn nhằm tránh tội khi khai báo. Bản lĩnh mang nặng tính chất lì lợm nhằm hạn chế đến mức tối đa những sơ hở trong quá trình hành nghề. Hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác, những tính cách giả xuất hiện ở cá nhân khi mới gia nhập nhóm sẽ chuyển dịch thành tính cách thật khi có sự phát triển và tác động của nhóm không chính thức tiêu cực tới cá nhân trong một thời gian dài. Do vậy, không phải ngẫu nhiên trong các trại giam phải rất công phu, dày công thực hiện tổng thể các biện pháp nhằm phục hồi tính cách tốt cho phạm nhân.
3.4 Năng lực
Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo thể hiện tập trung, biểu hiện rõ nhất năng lực cá nhân - thành tố trong cấu trúc của nhân cách. Trong lĩnh vực kỹ năng, kỹ xảo, người ta còn nói đến các yếu tố sở trường, sở đoản của cá nhân. Năng lực của cá nhân phát triển theo chiều hướng để đạt hiệu quả trong hoạt động phạm tội, cho nên năng lực của người phạm tội phát triển cả ở những lĩnh vực liên quan tới hoạt động phạm tội. Đối với hoạt động phạm tội thì kỹ năng, kỹ xảo phạm tội rất phát triển, vì thế những hành vi phạm tội được thực hiện chuẩn xác, mau lẹ, kín đào và thuần thục.
3.5 Khí chất
Vốn được xem là yếu tố liên quan chặt chẽ với loại hình kiểu thần kinh của con người. Tính ổn định tương đối của khí chất đã làm cho nó ít chịu tác động trước hoàn cảnh bên ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phạm tội với những tình huống căng thẳng cản trở việc thực hiện mục đích; nhiều cá nhân phải điều tiết liên tục hệ thần kinh, khí chất vốn có của mình cho phù hợp với hiện thực. Bởi thế, có những trường hợp người phạm tội lại có những hành vi bản tính thường ngày mà mọi người hoặc các bậc cha mẹ hiểu và quá quen thuộc với con em mình.
Tất cả các loại hình nhân cách suy thoái, thái độ và hành vi tiêu cực có thể xuất hiện bất cứ lúc nào ở con người nếu có sự tác động của một hay một số nhân tố sau đây:
Nhân cách hình thành trong điều kiện tác động mạnh mẽ của các yếu tố tiêu cực diễn ra thường ngày ở gia đình, trong nhóm bạn bè
Sự tách biệt của cá nhân đối với môi trường xã hội và hệ thống quy phạm giá trị, trong đó có sự biến đổi về vị trí xã hội và vai trò xã hội.
Sự suy thoái về mặt xã hội của cá nhân theo hướng phản đạo đức và pháp luật, phù hợp với hoạt động mà cá nhân đó coi là cần thiết và quan trọng.
Cá nhân mất đi những trạng thái lo lắng, sợ hãi, nhục nhã trước trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm xã hội khác.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê