1. Quyền lợi của người lao động khi công ty tạm ngừng kinh doanh?

Thưa luật sư: Tôi tạm ngừng kinh doanh từ 01/12/2014 cho đến nay đã hơn 1 năm, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh công ty không hề có thỏa thuận gì với người lao động. Nên trong thời gian Công ty tạm ngừng kinh doanh, tôi làm đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động (Tôi thuộc loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn) với lý do “Công ty tạm ngừng kinh doanh, Tôi bị mất việc làm trở thành người thất nghiệp, nên xin chấm dứt HĐLĐ với công ty”. Công ty đã yêu cầu Tôi phải nộp bảo hiểm 100% (Bao gồm BHXH, BHYT, BHTN) kể từ ngày công ty tạm ngừng kinh doanh cho đến ngày tôi làm đơn xin chấm dứt HĐLĐ.
- Công ty yêu cầu tôi phải nộp bảo hiểm 100% (nộp hết cả phần trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động) như vậy có đúng luật không ?. - Trong thời gian Công ty tạm ngừng kinh doanh, người lao động được hưởng những quyền lợi gì ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

> >Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến , gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Thứ nhất, đối với vấn đề bạn hỏi: Công ty tạm ngừng kinh doanh, người lao động được hưởng những quyền lợi gì ?. 

Căn cứ quy định tại Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014 trước đây (thay thế bởi: Luật doanh nghiệp năm 2020) quy định về tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp như sau:

Điều 200. Tạm ngừng kinh doanh

1. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợpdoanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủđiều kiện theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.”

Mặt khác theo quy định tại Điều 98. Tiền lương ngừng việc  của Bộ Luật Lao động 2012 trước đây (thay thế bởi: Bộ luật lao động năm 2019)

“Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì đối với người lao động trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải đạt được sự thỏa thuận với người lao động về quyền lợi, việc làm như trả lương chờ việc, tạm ngừng thực hiện hợp đồng vì công ty tạm ngừng kinh doanh,… Khi hết thời gian tạm ngừng kinh doanh thì công ty phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động với ngươi lao động.

Do đó, trong trường hợp của bạn khi bạn nghỉ việc trong thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh  thì công ty phải tiến hành trả lương chờ việc cho bạn theo đúng quy đinh của pháp luật. Tuy nhiên ở đây bạn có nêu khi tạm ngừng kinh doanh, công ty bạn không có bất cứ thỏa thuận gì với người lao động, chính vì vậy trong trường hợp này công ty vẫn phải thực hiện theo đúng hợp đồng lao động và thanh toán tiền lương đầy đủ cho người lao động.

Thứ hai, bạn có hỏi: Công ty yêu cầu bạn phải nộp bảo hiểm 100% như vậy có đúng luật không ?

Theo quy định pháp luật hiện hành, Luật bảo hiểm xã hội 2014, tại khoản 1 Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động quy định như sau:

“1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất”.

Đồng thời tại khoản 1 Điều 88. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (Luật bảo hiểm xã hội) quy định:

“1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:

a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;

b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này”.  

Như vậy trong trường hợp của bạn công ty yêu cầu bạn đóng 100% bảo hiễm xã hội (bao gồm cả trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động) là trái quy định của pháp luật. Theo đó, khi công ty tạm ngừng kinh doanh thì người lao động và người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm đóng vào các quỹ khác trong bảo hiểm xã hội bắt buộc trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

 

2. Ý nghĩa của việc tạm ngừng kinh doanh?

Chào Luật sư! Mục đích chính của doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh là gì? và sau khi hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp có bị bắt buộc tiếp tục hoạt động kinh doanh trở lại hay không? tại sao? cảm ơn ạ!

>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp, gọi:1900.6162

 

Trả lời:

-Về vấn đề tạm ngừng kinh doanh điều 200 Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

Điều 200. Tạm ngừng kinh doanh

1. Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Căn cứ theo quy định trên thì có thể thấy mục đích của việc tạm ngừng kinh doanh bao gồm 2 vấn đề đó là:

-Thứ nhất: Theo quyết định của Doanh nghiệp;

- Thứ hai: Theo yêu cầu của Cơ quan Đăng ký kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành nghề có điều kiện nhưng không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

Cũng theo như quy định trên thì sau khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động thì sẽ không bắt buộc phải hoạt động trở lại, trường hợp này doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện việc giải thể hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp

Những điều cần lưu ý: Có thể thấy việc tạm ngừng kinh doanh là một giải pháp tốt cho những doanh nghiệp giảm tối đa chi phí, tìm cơ hội mới trong việc tiếp cận các nguồn vốn và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh khi bị mất giấy phép kinh doanh

 

3. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh?

Luật Minh Khuê tư vấn các bước tiến hành thủ tục tiến hành tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Nộp tại bộ phận 1 cửa chi cục Thuế

  • Nộp công văn xin xác nhận không nợ thuế.
  • Sau 5 ngày làm việc đến Đội cưỡng chế Nợ lấy kết quả.
  • Khi có công văn xác nhận không nợ Thuế, thực hiện tiếp bước 2.

Bước 2: Nộp tại Sở kế hoạch đầu tư

Hồ sơ gồm:

  • Công văn xin tạm ngừn– Biên bản họp hội đồng thành viên (cổ đông– Quyết định tạm ngừng.– Giấy phép kinh doanh (bản photo).
  • Công văn xác nhận không nợ Thuế.
  • Khi có Giấy xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ tạm ngừng của Sở kế hoạch Đầu tư thực hiện tiếp Bước 3.

Bước 3: Nộp lại tại bộ phận 1 cửa chi cục thuế

Nộp tại chi Cục Thuế 02 bộ hồ sơ còn lại kèm theo giấy xác nhận đã tiếp nhận hồ sơ tạm ngừng của Sở kế hoạch đầu tư.

Lưu ý:

- Doanh nghiệp chỉ được tạm ngừng tối đa 2 lần, mỗi lần tạm ngừng là 12 tháng. sau khi hết thời gian tạm ngừng doanh nghiệp phải hoạt động trở lại, hoặc nếu không hoạt động thì phải giải thể, chuyển nhượng …

- Trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay bất kỳ giao dịch nào khác.

- Trong thời gian tạm ngưng hoạt động kinh doanh doanh nghiep không phải nộp thuế môn bài và các loại thuế khác…

 

4. Đăng ký tạm ngừng kinh doanh với công ty cổ phần

Trình tự, thủ tục, hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh của công ty cổ phần thực hiện nưh sau:

1. Trình tự thực hiện:

  • Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
  • Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.

Lưu ý: Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

2. Cách thức thực hiện: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

3. Thành phần hồ sơ, bao gồm:

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh/tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-21, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của  Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.
  • Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT.

4. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

 

5. Hướng dẫn thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp

Công ty luật Minh Khuê cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký tạm ngừng hoạt động đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các bước sau:

1. Thẩm quyền giải quyết:          

 Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

2. Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính:

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.

3. Hồ sơ tạm ngừng  kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;

- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp về việc tạm ngừng kinh doanh:

- Của Chủ Doanh nghiệp tư nhân;

- Của Chủ sở hữu Công ty đối với Công ty TNHH 1 thành viên;       

- Của Hội đồng thành viên Công ty đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên;

- Của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần;

- Của các thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh;

- Quyết định bằng văn bản và biên bản họp của Ban quản trị hoặc Nghị quyết của Đại hội xã viên đối với Hợp tác xã.

4. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả:

- 05  ngày làm việc  kể từ ngày Phòng ĐKKD nhận được hồ sơ

Khi đến nhận Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh mới, Doanh nghiệp nộp lại bản Giấy chứng nhận ĐKKD cũ;

>> Xem thêm: Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp báo cáo thuế, báo cáo tài chính?