Việc mang thai hộ hiện đã có tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, phương pháp này vẫn còn khá mới mẻ và cũng chỉ vừa mới được pháp luật công nhận và cho phép thực hiện. Về mặt kỹ thuật, mang thai hộ là việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. Điều này giúp cho cặp vợ chồng không thể sinh con vẫn có thể có con mang huyết thống của chính mình.

1. Mang thai hộ là gì?

Theo Điều 3 Luật Hôn nhân Gia đình năm, mang thai hộ được hiểu dưới hai hình thức là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Cụ thể khoản 22 Điều 3 giải thích về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Hiện nay, pháp luật chỉ cho phép mang việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đồng thời không cho phép việc mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Trong đó, theo khoản 23 Điều 3, mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác. Chúng ta thường biết đến hành vi này với cụm từ “đẻ thuê”.

Khác với đẻ thuê, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại đều áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong quá trình thụ thai. Ngoài ra, để thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cả bên mang thai và bên nhờ mang thai phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định.

2. Pháp luật quy định các điêu kiện gi đối với việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?

Mặc dù phương pháp này đem lại lợi ích hết sức lớn lao cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, tuy nhiên, nếu việc mang thai hộ không xuất phát từ ý chí tự nguyện, với mục đích nhân đạo mà xuất phát từ lý do lợi ích vật chất, phương pháp này có thể bị thương mại hóa và dẫn đến nhiều hệ quả trái với đạo đức và truyền thống của dân tộc. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam có đặt ra một số yêu cầu bắt buộc đối với cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ mà các bên phải thỏa mãn để được phép thực hiện việc mang thai hộ.

* Các điều kiên bắt buộc đối với việc mang thai hộ bao gồm;

- Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

- Vợ, chổng nhờ người mang thai hộ có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

+ Vợ, chồng đang không có con chung;

+ Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

- Người được nhờ mang thai hộ có đủ các điều kiện sau đây:

+ Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chổng nhờ mang thai hộ;

+ Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lẩn;

+ Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

+ Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; và

+ Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

3. Các cơ sở y tế được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Theo tìm hiểu, cho đến hiện tại cả nước chỉ mới có 3 bệnh viện được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện và được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm:

- Bệnh viện Phụ sản Trung ương;

- Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế;

- Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh.

Hy vọng rằng trong tương lai không xa, sẽ có thêm nhiều bệnh viện, cơ sở y tế khác đáp ứng các điều kiện do Bộ Y tế quy định để được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo nhằm mở ra nhiều cơ hội thực hiện thủ tục này hơn đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn.

4. Thủ tục đăng ký thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Bước 1: Cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ ký kết Thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với người được nhờ mang thai hộ tại Văn phòng công chứng.

Tùy thuộc vào yêu cầu của từng phòng công chứng, bạn có thể phải chuẩn bị các tài liệu sau:

- Bản thảo Thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

- Bạn có thể tự soạn thảo bản thỏa thuận này theo Mẫu Thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

- Giấy tờ tùy thân của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và người được nhờ mang thai hộ gồm: giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, V.V..

- Văn bản xác nhận của tổ chức y tê có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

- Văn bản xác nhận của UBND phường, xã về việc vợ chồng không có con chung;

- Vãn bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc các giấy tờ hộ tịch có liên quan chứng minh người mang thai hộ có quan hệ cùng hàng với bên vợ hoặc bên chồng;

- Cam kết của người mang thai hộ về việc chưa từng mang thai hộ trước đây, được xác nhận của UBND cấp xã;

- Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chóng) vế việc đồng ý cho mang thai hộ;

- Văn bản xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyến vể việc người mang thai hộ ở độ tuổi phù hợp và có khả năng mang thai hộ;

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sĩ sản khoa;

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên; và

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý.

Văn phòng công chứng sẽ kiểm tra các tài liệu trên và nội dung của Bản Thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Nếu các tài liệu đều đẩy đủ và nội dung bản thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật, văn phòng công chứng sẽ công chứng thỏa thuận này và cấp cho mỗi bên một bản.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ để nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Tùy thuộc vào yêu cầu của bệnh viện bạn đăng ký thực hiện việc mang thai hộ mà thành phần hồ sơ sẽ có thêm các tài liệu khác. Nhìn chung, hồ sơ đăng ký sẽ có phần giống với hồ sơ mà bạn đã chuẩn bị khi công chứng thỏa thuận mang thai hộ và bao gồm các tài liệu sau:

- Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ;

- Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; Bạn soạn thảo Bản cam kết này theo mẫu

- Thỏa thuận Mang thai hộ vì Mục đích Nhân đạo đã được công chứng hợp pháp;

- Bản sao y chứng thực các giấy tờ tùy thân của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và người được nhờ mang thai hộ gồm: giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, V.V.;

- Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do ƯBND cấp xã nơi thường trú của vợ chông nhờ mang thai hộ xác nhận;

- Văn bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc các giấy tờ hộ tịch có liên quan chứng minh người mang thai hộ có quan hệ cùng hàng với bên vợ hoặc bên chồng;

- Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

- Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định (gổm có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thẩn hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình) và đã từng sinh con;

- Cam kết của người mang thai hộ về việc chưa từng mang thai hộ trước đây, được xác nhận của UBND cấp xã;

- Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chổng) về việc đồng ý cho mang thai hộ;

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sĩ sản khoa;

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý.

Bước 3: Bạn nộp hồ sơ trên đến Bệnh viện mà bạn đăng ký thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Bạn lưu ý hiện nay cả nước chỉ mới có 03 bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như trên.

Bước 4: Bệnh viện nơi bạn đăng ký thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ xem xét, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị của bạn và trong trường hợp cần thiết có thể kiểm tra bản chính, yêu cầu bổ sung các giấy tờ khác có liên quan, phỏng vấn trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan công an hỗ trợ. Trong trường hợp hổ sơ của bạn đã đầy đủ, đáp ứng các điếu kiện do pháp luật quy định, bệnh viện sẽ thực hiện các quy trình kỹ thuật chuyên môn để tiến hành kỹ thuật mang thai hộ cho cặp vợ chồng của bạn và người được nhờ mang thai hộ.

5. Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

– Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng cho con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải gio đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

– Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào thai theo quy định của Bộ Y tế.

– Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh cho đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sác dân số và kế hoạch hóa gia đình.

– Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp với quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

– Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con.

Câu hỏi: Gia đình tôi nhờ người trong gia đình mang thai hộ. Tuy nhiên, sau khi sinh cháu, người nhà tôi lại không muốn giao cháu cho vợ chồng tôi. Thưa luật sư, trong trường hợp này chúng tôi phải làm thế nào?

Luật sư tư vấn: Cảm ơn câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề như sau:

Căn cứ Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định như sau:

Điều 94. Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

“Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.”

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì con sinh trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được xác định là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.

Tại Khoản 1 Điều 97 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 98 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định.

"Điều 97. Quyền, nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.”

Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì sau khi sinh con, người mang thai hộ có trách nhiệm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ, bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con. Khi đó, quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra.

Đối với trường hợp vợ chồng bạn nhờ người nhà mang thai hộ giúp. Nếu mọi vấn đề đều đã được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nhưng họ không chịu giao con cho vợ chồng bạn là trái với quy định của pháp luật. Vợ chồng bạn có căn cứ để khởi kiện roa Tòa án để buộc em gái bạn phải thực hiện nghĩa vụ giao con lại cho vợ chồng bạn.