1. Quy định của pháp luật về Sĩ quan Quân đội

Theo quy định tại Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá, cấp Tướng.

Vị trí, chức năng của sĩ quan được quy định tại Điều 2 Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, theo đó, Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. (Căn cứ Điều 3 Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam).

Nguồn bổ sung hạ sĩ quan tại  bao gồm:

- Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;

- Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu;

- Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Sĩ quan dự bị.

Ngạch sĩ quan được chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị (căn cứ Điều 8 Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam).

Sĩ quan bao gồm các nhóm ngành sau đây:

- Sĩ quan chỉ huy, tham mưu;

- Sĩ quan chính trị;

- Sĩ quan hậu cần;

- Sĩ quan kỹ thuật;

- Sĩ quan chuyên môn khác.

Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan được quy định tại Điều 10 Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, cụ thể, hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:

- Cấp Uý có bốn bậc:

+ Thiếu uý;

+ Trung uý;

+ Thượng uý;

+ Đại uý.

- Cấp Tá có bốn bậc:

+ Thiếu tá;

+ Trung tá;

+ Thượng tá;

+ Đại tá.

- Cấp Tướng có bốn bậc:

+ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;

+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;

+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;

+ Đại tướng.

2. Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 có cấp bậc hàm cao nhất là gì?

 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam có quy định về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ, theo đó, có thể kể đến một số cấp bậc hàm cao nhấy đối với chức vụ sĩ quan được quy định như sau:

- Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:

+ Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

+ Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: Thứ tr­ưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá sáu; Phó Tổng Tham m­ưu trư­ởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng không quá ba; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;

+ Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;

Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam; Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần,.....;

Hiệu trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị; Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba; Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là một; Cục trưởng các cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ - Cứu nạn, Đối ngoại;.....

+ Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: Tư lệnh, Chính ủy: Quân đoàn, Binh chủng, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng các cục: Bảo vệ an ninh Quân đội, Khoa học quân sự, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Dân vận, Chính sách, Kinh tế, Cơ yếu, Doanh trại, Quản lý công nghệ, Bản đồ, Quân nhu, Xăng dầu, Vận tải, Quân khí, Xe - Máy, Kỹ thuật binh chủng, Huấn luyện - Đào tạo, Phòng không Lục quân, Trinh sát, Phòng chống ma túy, Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; các cục 11, 12, 16, 25 và 71; Viện trưởng: Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện 26, Viện 70; Giám đốc, Chính ủy các học viện: Phòng không - Không quân, Hải quân,..... 

+ Đại tá: Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;

+ Thượng tá: Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;

+ Trung tá: Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;

+ Thiếu tá: Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;

+ Đại úy: Trung đội trưởng.

- Phó Chủ nhiệm và Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương có cấp bậc quân hàm cấp tướng thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái là Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái có chức vụ cao hơn được thăng quân hàm cấp tướng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

- Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tá, cấp úy còn lại do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Như vậy,  Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1, có cấp bậc hàm cao nhất là trung tướng theo quy định tại khoản c điểm 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam.

3. Trách nhiệm của Sĩ quan theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 27 Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, trách nhiệm của sĩ quan bao gồm:

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;

- Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;

- Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.

Trên đây là các nội dung pháp lý được nêu trong bài viết trên. Tham khảo: Quân đội nhân dân có bao nhiêu lực lượng thường trực theo quy định?

Mọi thắc mắc liên quan liên hệ đầu số tổng đài 19006162 hoặc địa chỉ email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp chi tiết.

Trân trọng