Một người hiến tạng có thể cứu sống được 8 đến 10 người khác, bởi vậy việc đăng ký hiến mô tạng không chỉ thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc mà còn thể hiện tinh thần tương thân, tương ái cao cả. Sau đây, Công ty Luật Minh Khuê xin tư vấn thủ tục tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết.
Điều kiện, quy trình, thủ tục đăng ký hiến tặng mô, tạng cơ thể người như thế nào? Và sau khi mất thì người nhà cần liên hệ với Trung tâm điều phối quốc gia như nào là nhanh nhất trong 24h và 48h để đưa người hiến tặng mô tạng đi?
Những câu chuyện cảm động về người hiến tạng trong thời gian qua đã tạo nên sức lan tỏa lớn trong cộng đồng. Vậy những người đăng ký hiến tạng sẽ được hưởng những quyền lợi nào; người hiến tạng cần thực hiện những thủ tục gì khi hiến tạng?
Ở Việt Nam quyền hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người đã được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 và được cụ thể hóa trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006. Tuy nhiên, pháp luật về vấn đề này vẫn còn những hạn chế, tồn tại, trong khi nhu cầu về hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể nước ta ngày càng tăng[1], đòi hòi phải nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa pháp luật về vấn đề này.