Năm 1471, Lê Thánh Tông đã tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn nhằm tăng cường sự kiểm soát chỉ đạo của Hoàng đế đối với các triều thần, tăng cường sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau trong giới quan liêu, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại.
Chế độ lộc điền là Chế độ ruộng đất mà nhà vua ban cấp cho quan lại, người thân để khai thác sử dụng, coi đó như món quà, lộc bổng mà nhà vua ban tặng. Chế độ lộc điền được tồn tại từ thời phong kiến, song thể hiện rõ nhất trong luật lệ của triều Lê (1428 - 1788).
Triều đại Lê Thánh Tông đã tạo ra một bước tiến lớn về kỹ thuật lập pháp và pháp điển hóa, thể hiện ở các tập hệ thống hóa pháp luật là Thiên Nam dư hạ tập và Hồng Đức thiện chính thư và đặc biệt là bộ Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Bộ luật Hồng Đức)