Bộ luật Hồng Đức được ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông có niên hiệu là Hồng Đức (đây cũng là lý do Bộ luật này có tên là Bộ luật Hồng Đức), ngoài ra Bộ luật này còn có một tên gọi khác là Quốc triều hình luật.
Nó có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính,...
Bộ Luật Hồng Đức được ra đời dưới đời đời Vua Lê Thánh Tông, bộ luật này được đánh giá một trong những bộ luật tiến bộ nhất trong thời kì phong kiến còn được lưu giữ cho đến ngày nay.
Luật Hồng Đức là một trong những bộ luật phong kiến tiến bộ nhất và đặc sắc nhất trong lịch sử pháp luật Việt Nam. Bộ luật đánh dấu thời kỳ hoàng kim nhất, rực rỡ nhất của chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều đại Lê sơ, đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông.
Năm 1483, vua Lê Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tất cả các điều luật, các pháp lệnh đã ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê sơ, soạn định lại, xây dựng lại thành một bộ luật hoàn chỉnh. Đó là bộ "Quốc triều hình luật" hay còn gọi là bộ Luật Hồng Đức. Luật Hồng Đức nói riêng và pháp luật thời Lê nói chung mang đặc thù của pháp luật Đại Việt, phản ánh chân thực và sâu sắc tình trạng xã hội nước ta thế kỷ XV và sau này.
Bộ luật Hồng Đức là một bộ luật tổng hợp, bao gồm nhiều loại hành vi vi phạm pháp luật khác nhau như hình luật, dân luật, hành chính, hôn nhân - gia đình và kể cả luật tố tụng... Bên cạnh các quy định trong hầu hết các điều luật.
Trong bộ luật Hồng Đức, các quan hệ dân sự được đề cập tới nhiều nhất là các lĩnh vực như: quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và thừa kế ruộng đất. Đặc biệt chế định về bồi thường thiệt hại là một trong những chế định để lại nhiều giá trị cho lịch sử lập pháp Việt Nam hiện nay.