Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc và mỗi dân tộc đều có những "luật tục" riêng biệt, một phần nó tạo ra mầu sắc đa dạng của văn hóa cần bảo tồn và phát huy nhưng mặt khác cũng có nhiều luật tục vi phạm pháp luật cần điều chỉnh. Bài viết phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến luật tục, cụ thể:
Đảng và Nhà nước ta xác định "Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật". Mặc dù vậy, trong cộng đồng các buôn làng của người dân tộc thiểu số bản địa ở Kon Tum, việc quản lý xã hội buôn làng lại chủ yếu là sử dụng luật tục.
Nói đến luật tục tức là nói đến phong tục, tập quán đã hình thành trong nhiều năm, trong nhiều thế hệ. Đồng bào nói rằng, luật tục là “ông bà để lại cho”. Đến nay, cùng với pháp luật của Nhà nước, luật tục vẫn tồn tại và có một trí quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. ở mỗi dân tộc thiểu số khác nhau có luật tục riêng, thể hiện bản sắc, đặc trưng riêng của dân tộc mình.
Bên cạnh những tục lệ của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày nay đã trở thành những nét văn hóa đặc sắc mang yếu tố truyền thống đa dạng, thì nhiều hủ tục lạc hậu vẫn còn dai dẳng đeo bám, không chỉ cản trở nếp sống văn minh mà còn là những nguyên nhân trực tiếp đẩy không biết bao nhiêu thân phận nam nữ thanh niên vào bi kịch.
Luật tục, hương ước đã từng là công cụ quản lý đời sống cộng đồng trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, trước yêu cầu tăng cường tính tự quản và sự đồng thuận xã hội, thì luật tục, hương ước của cộng đồng đang có tác động to lớn trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng.
Đứa con nhỏ của A Páo bị bệnh sốt rét kinh niên nên đau ốm liên miên. A Páo nghi là do A Len người cùng bản là ma gà bỏ bùa yểm. Trên thực tế, A Len là người nghiện rượu nặng nên tối ngày la cà và say xỉn, hay ăn nói ba hoa, bậy bạ, thường làm ra vẻ là mình tài giỏi biết phép thuật nên càng gieo rắc mối nghi cho A Páo.