Văn hóa là một khái niệm theo nghĩa rộng, việc xây dựng văn hóa kinh doanh đối với doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua có rất nhiều quan điểm khác nhau. Trong bài viết này, Luật Minh Khuê giới thiệu một số góc nhìn toàn cảnh về văn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế:
Khách hàng: Chào Luật sư, tôi có vấn đề cần tư vấn như sau: Phân biệt văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp ? Trong văn hóa kinh doanh chúng ta cần có nhận định, đề xuất và phương hướng phát triển như thế nào để nâng cao chất lượng & hiệu quả ạ ? Cảm ơn! (Người hỏi: Nguyễn Mai, TP Hà Nội).
Nếu văn hoá là nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, thì văn hoá kinh doanh (VHKD) chính là nền tảng tinh thần, là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của một quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế như hiện nay, muốn đảm bảo sự phát triển bền vững cho hoạt động kinh doanh của quốc gia, hơn lúc nào hết, chúng ta cần có sự tìm hiểu và nghiên cứu thấu đáo về lĩnh vực này, để có thể góp phần định hướng đúng đắn cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Nhà thơ Chế Lan Viên có viết “Quá khứ không chỉ ở sau lưng, quá khứ còn ở trước mặt”. Một câu thơ không nổi tiếng lắm nhưng thật là thông thái: Chúng ta cần và phải nhìn lại tiến trình của lịch sử dân tộc nếu muốn tìm ra con đường phát triển đất nước cho tương lai. Lịch sử thật hào hùng, nhưng chúng ta không thể dừng lại mà phải từ lịch sử hào hùng đó đi lên, phải giành lấy một tương lai tươi sáng. Bác Hồ đã dạy rằng nếu đất nước độc lập mà nhân dân vẫn không đạt cơm no áo ấm dù độc lập cũng là