>>  Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

1. Trẻ em bao nhiêu tuổi phải đội mũ bảo hiểm? 

Người dưới 16 tuổi là trẻ em theo quy định của Luật trẻ em năm 2016. Thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, từ ngày 15 tháng 12 năm 2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả những tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Tuy nhiên đối với người dưới 16 tuổi là người chưa đủ điều kiện để điều kiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, vì theo quy định tại Khoản 1, Điều 60 của Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định: "Người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 phân khối", vậy nên trẻ em dưới 16 tuổi không được điều kiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ nên không phải đối tượng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 5, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2020 có quy định về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính như sau: "Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính", thế nên đối với trẻ em dưới 16 tuổi không phải đối tượng áp dụng hình thức phạt tiền nếu họ không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy cùng cha, mẹ hoặc người điều kiển khác.

Tuy các văn bản quy phạm pháp luật không quy định về việc bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy nhưng khi cho các cháu tham gia giao thông thì người lớn cũng nên đội mũ bảo hiểm phù hợp cho các cháu để giảm thiểu rủi ro. 

 

2. Vì sao chúng ta nên đội mũ bảo hiểm cho trẻ?

Trước khi chúng ta tìm hiểu về việc vì sao nên đội mũ bảo hiểm cho trẻ, ta hãy cùng nhau tưởng tượng nếu trong trường hợp vì chủ quan mà ta không đội mũ cho các cháu mà có xảy ra vụ việc tai nạn giao thông thì hậu quả xảy ra với các cháu sẽ vô cùng nguy hiểm, thực tế đã cho thấy đôi khi có những vụ việc va chạm nhẹ giữa các phương tiện tham gia giao thông nhưng vì các cháu không có mũ bảo hiểm nên đã dẫn đến chấn thương phần não bộ, vì không có bất cứ công cụ nào bảo vệ cho các cháu, việc đó dẫn đến các cháu phải nằm viện trong một thời gian dài, ảnh hưởng sức khoẻ và tinh thần rất nhiều. Bên cạnh đó việc không đội mũ cho trẻ còn dẫn đến việc các cháu sẽ chủ quan với chính những mối đe doạ, nguy hiểm ở trên đường, vì đôi khi các cháu chỉ nghĩ va chạm nhẹ sẽ không ảnh hưởng. So với những người đi xe máy có đội mũ bảo hiểm, những người không đội mũ bảo hiểm có nguy cơ chấn thương sọ não cao gấp 4 lần và nguy cơ này tăng lên hơn 10 lần trong trường hợp xảy ra va chạm giao thông.

Nhưng nếu như ta đội mũ đúng loại, phù hợp và cài đúng quy cách thì sẽ giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của chân thương sọ não tới 69%, giảm nguy cơ tử vong đến 42%, thời gian điều trị va chạm giao thông của các cháu có thể sẽ rút ngắn hơn. Chính vì thế khi cho các con tham gia giao thông quý bậc phụ huynh nên chú ý đến việc cho các cháu được đội mũ bảo hiểm phù hợp với độ tuổi.

 

3. Cách chọn và đội mũ bảo hiểm cho trẻ

3.1 Cách lựa chọn mũ bảo hiểm cho trẻ 

Khi lựa chọn mũ bảo hiểm cho trẻ quý bậc phụ huynh nên lựa chọn một chiếc mũ ôm sát kích thước phần đầu của trẻ, tránh những mũ chật quá hoặc mũ lỏng lẻo quá so với vòng đầu của các cháu. Sau khi lựa chọn được chiếc mũ phù hợp với vòng đầu của trẻ chúng ta sẽ đẩy ngược phần mũ về phía sau để xem khi đẩy mũ về phía sau mũ có dễ dàng bị lật ngược về phía sau hay không, nếu có chúng ta nên cân nhắc và lựa chọn một mũ khác cho trẻ, vì mũ mà dễ dàng lật ngược về phái sau thì trong quá trình di chuyển trên được gặp tác động của gió có thể đẩy chiếc mũ đó ra khỏi đầu của các cháu gây nguy hiểm. 

 

3.2 Các bước đội mũ cho trẻ đúng cách

Sau khi đã lựa chọn được một chiếc mũ bảo hiểm phù hợp với các cháu thì người lớn đội mũ cho các cháu với những bước sau:

Bước 1. Cho chiếc mũ bảo hiểm lên đầu của các cháu, sao cho vành trước của nón song song với chân mày. Phần đầu nón nên cách chân mày khoảng 2 ngón tay là đạt chuẩn. 

Bước 2. Điều chỉnh quai nón sao cho phù hợp với hương mặt. Cài nón sau cho phần mũ lót vừa khít dưới cằm, hai bên quai ôm sát với thuỳ tai của các cháu, lưu ý kiểm tra xem việc đội mũ có gây đau thuỳ tai, ép chặt thuỳ tai của các cháu hay không. 

Bước 3. Kiểm tra lại quoai nón bằng cách đưa hai ngón tay vào giữa cằm và quai nón: nếu đưa hai ngón tay vào vừa là bạn đã đội mũ đúng cách, nếu bạn không nên cài quai quá chật hoặc quá lỏng để tránh gây khó chịu và tránh nón văng ra ngoài. 

 

4. Các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông

- Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, giải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 

- Đào, khoan xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liêu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đầu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

- Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma tuý. 

Bên cạnh đó còn những trường hợp cấm khác theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008. 

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi, bên cạnh đó chúng tôi cũng gửi đến quý khách hàng một vài thông tin xoay quanh quy định của Luật về an toàn giao thông đường bộ, nếu quý khách hàng có vướng mắc thì liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ, tư vấn. Rất mong được làm việc với quý khách hàng. Xin chân thành cảm ơn!