1. Thế nào là người có công?

Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định rõ ràng về danh sách các đối tượng được coi là người có công với cách mạng và được hưởng chế độ ưu đãi. Theo Điều 3 của pháp lệnh, danh sách này bao gồm những người có công với cách mạng từ thời kỳ trước và sau ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến khi khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, bao gồm cả liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến và các thương binh, bệnh binh

Ngoài ra, danh sách này còn bao gồm những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế và người có công giúp đỡ cách mạng

Pháp lệnh cũng quy định rõ ràng về thân nhân của những người có công với cách mạng được hưởng chế đọ ưu đãi. Thân nhân bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi) và người có công nuôi liệt sĩ. Tổng quan về pháp lệnh, đây là một chính sách quan trọng giúp tôn vinh những đóng góp lớn của những người đã cống hiến cho cách mạng, bảo vệ tổ quốc. Chính sách này giúp cải thiện cuộc sống và đảm bảo quyền lợi cho những người và gia đình của họ 

Để đảm bảo tính công bằng và chính xác trong việc áp dụng chế độ ưu đãi cho người có công với cách mạng, Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 đã quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực này, được đề cập tại Điều 7, chi tiết các hành vi nghiêm cấm đó như sau: 

- Khai báo gian dối và giả mạo giấy tờ: bất kỳ hành vi khai báo thông tin sai sự thật hoặc làm giả giấy tờ để nhận chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và của thân nhân của họ đều bị cấm

- Lợi dụng chức vụ và quyền hạn: mọi hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn để vi phạm quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng và thân nhân của họ đều bị nghiêm cấm

- Vi phạm nguyên tắc quản lý và sử dụng kinh phí: các hành vi vi phạm nguyên tắc quản lý sử dụng kinh phí được bảo đảm thực hiện các chính sách và chế độ ưu đãi cho người có công với cách mạng và thân nhân của họ, cũng như vi phạm quy định về quỹ đến ơn đáp nghĩa đều bị cấm

- Lợi dụng chính sách và chế độ ưu đãi: bất kỳ hành vi lợi dụng việc thực hiện chính sách và chế độ ưu đãi cho người có công với cách mạng và thân nhân của họ để vi phạm pháp luật đều bị nghiêm cấm

Những hành vi nghiêm cấm này nhằm bảo vệ tính công bằng và đảm bảo rằng chế độ ưu đãi chỉ áp dụng cho những người thực sự có công với cách mạng và thân nhân của họ. Bất kỳ vi phạm nào sẽ bị xem xét và xử lý theo quy định của pháp luật để đảm bảo tuân thủ quy định và bảo vệ quyền lợi của người có công với cách mạng và gia đình họ.

>> Xem thêm: Bảng tra cứu mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng

 

2. Quy định về trợ cấp cho người có công

Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng. Theo đó tuỳ vào từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:

- Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần

- Miễn giảm hoặc giảm chi phí các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật

- Ưu đãi trong việc giáo dục, đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, cán bộ, viên chức và các chế độ khác

- Miễn giảm hoặc miễn phí các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật

- Hỗ trợ về nhà ở, đất đai, tài sản và các chế độ khác theo quy định của pháp luật

- Được tham gia các chương trình văn hoá, nghẹ thuật, thể thao và các hoạt động cộng đồng khác

- Hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác theo quy định của pháp luật 

- Được xét tặng danh hiệu, huân chương và các phần thưởng khác theo quy định của pháp luật

- Được hỗ trợ tài chính từ quỹ đến ơn đáp nghĩa và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, các chế độ ưu đãi khác cũng được quy định chi tiết trong Chương III Nghị định 75/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2021 tuỳ thuộc vào từng đối tượng cụ thể.

>> Xem thêm: Cháu của người có công với cách mạng có được cộng điểm thi đại học?

 

3. Tăng trợ cấp người có công năm 2023 như thế nào?

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa công bố việc tiếp nhận ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi dành cho người có công với cách mạng

Theo đó, Nghị quyết số 69/2022/QH15 ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, mức chuẩn trợ cấp cho người có công với cách mạng sẽ được tăng lên và không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo ở khu vực thành thị.

Theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ, chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 là 2.000.000 đồng/ người/ tháng. Bộ Lao động Thương bình và Xã hội đã đề xuất 02 phương án điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng cụ thể như sau:

Theo đề xuất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có hai phương án điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Phương án thứ nhất là tăng từ 1.624.000 đồng lên 2.055.000 đồng mỗi một tháng, cao hơn mức chuẩn nghèo ở thành thị 55.000 đồng và tương ứng với tỷ lệ tăng 26,54%. Phương án thứ hai là tăng từ 1.624.000 đồn lên 2.111.000 đồng mỗi một tháng, cao hơn mức chuẩn nghèo thành thị 111.000 đồng và tương ứng với tỷ lệ tăng 29,99%. Điều chỉnh này sẽ được áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 và các mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng, hàng năm, mỗi một lần sẽ được điều chỉnh tăng theo mức chuẩn theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa công bố dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định cũ quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Theo dự thảo này từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 mức chuẩn trợ cấp người có công với cách mạng sẽ được tăng lên không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo ở khu vực thành thị. 

Bên cạnh đó, các mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng, hàng năm, mỗi một lần sẽ được điều chỉnh tăng theo mức chuẩn quy định từ ngày 01 tháng 7 năm 2023. Riêng đối với mức chi tiêu cho chế độ điều dưỡng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và đề xuất thời điểm điều chỉnh tăng theo mức chuẩn sẽ được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 để đảm bảo các đối tượng hưởng chế độ điều dưỡng trong năm 2023 được thực hiện thống nhất cùng một mức chi tính theo mức chuẩn quy định.

Trên đây là toàn bộ nội dung thông tin tư vấn về chủ đề tăng trợ cấp người có công năm như thế nào mà Luật Minh Khuê cung cấp tới quý khách hàng. Ngoài ra quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết về chủ đề: Cháu liệt sĩ có được hưởng trợ cấp người có công không? của Luật Minh Khuê.

Còn điều gì vướng mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7. Gọi số 1900.6162 hoặc gửi email chi tiết yêu cầu cụ thể về trực tiếp địa chỉ email: tư vấn pháp luật qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất từ Luật Minh Khuê. Chúng tôi rất hân hạnh nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng./.