Mục lục bài viết
- 1. Đánh bạc bao nhiêu tiền sẽ phạm tội theo luật hình sự ?
- 1. Về tội đánh bạc theo quy định hiện hành:
- 2. Về tội tổ chức đánh bạc theo pháp luật hiện hành:
- 2. Mức xử phạt đối với hành vi đổi tiền lẻ, tiền mới?
- 3. Mức tặng quà nhân dịp Tết Nguyên Đán đối với người có công với cách mạng ?
- 4. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
- Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được quy định tại Điều 189 BLHS 2015
- 2.Những dấu hiệu pháp lý của tội phạm
1. Đánh bạc bao nhiêu tiền sẽ phạm tội theo luật hình sự ?
Câu hỏi: Hôm qua, anh em trong thôn tôi có rủ nhau chơi mấy ván bài. Người đặt 500.000 đồng, người đặt 100.000 đồng...có nhiều đặt nhiều có ít đặt ít vì sắp tới Tết. Lúc đó tôi cũng bỏ 10.000 đồng vào chung vui. Tuy nhiên, vừa mới đặt tiền vào thì công an ập tới bắt tất cả mọi người. Trên chiếu bạc thu giữ được 3.450.000 đồng nhưng cả trên người tổng số là 7.200.000 đồng. Giờ công an bảo tôi phạm tội đánh bạc, tôi thấy rất vô lý vì chỉ cho vào 10.000 đồng mà lại bảo tôi phạm tội. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, tôi có phạm tội không?
Trân trọng cảm ơn!
Trả lời:
Theo thông tin bạn tư vấn, tôi xin đưa ra lời tư vấn như sau:
1. Về tội đánh bạc theo quy định hiện hành:
Trường hợp bạn chỉ có hành vi đánh bạc thì theo quy định tại Điều 321, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):
Điều 321. Tội đánh bạc
1.Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Theo đó, giá trị tài sản được dùng vào đánh bạc bao gồm tài sản, tiền thu được trên chiếu bạc và trên người con bạc mà có cơ sở chứng minh người đó sẽ dùng vào đánh bạc. Cho nên, khi xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc sẽ không phụ thuộc người đó đã bỏ bao nhiêu tiền để đánh bạc mà chỉ cần dựa vào tổng giá trị tài sản thu giữ được. Bởi không ai đánh bạc với chính mình nên tài sản đánh bạc là tổng tiền, tài sản mà các con bạc dùng vào đánh bạc.
Từ đó nhận thấy, mặc dù bạn chỉ dùng 10.000 đồng để đánh bạc nhưng bạn sẽ bị truy cứu theo mức 7.200.000 đồng. Vì vậy, hành vi của bạn vẫn phạm vào tội đánh bạc theo Điều 321 - Bộ luật hình sự năm 2015.
Ngoài ra, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 2 của tội đánh bạc như sau:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
Theo đó nếu phạm một trong các tội thuộc trường hợp trên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
2. Về tội tổ chức đánh bạc theo pháp luật hiện hành:
Trường hợp, bạn và những người khác có hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, thì ngoài việc bị xử lý về tội đánh bạc, bạn còn có thể bị xử lý về tội tổ chức đánh bạc theo quy định tại Điều 322 Bộ luật hình sự 2015:
"Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
c) Tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần trị giá 20.000.000 đồng trở lên;
d) Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc hoặc phân công người canh gác, người phục vụ khi đánh bạc; sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm."
Tùy vào mức độ, hành vi phạm tội mà bạn có thể bị xử lý hình sự đối với hành vi phạm tội của mình.
2. Mức xử phạt đối với hành vi đổi tiền lẻ, tiền mới?
Hiện tượng đổi tiền lẻ, tiền mới diễn ra rất nhiều trên thực tế và không phải do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đổi mà do các cá nhân, tổ chức không có chức năng đổi tiền. Việc đồi tiền lẻ diễn ra ở các nơi: trong chùa, đình, miếu, ... với hình thức đổi 10 ăn 2 ,3.... Tuy nhiên, người đổi tiền và người được đổi tiền không biết rằng việc đổi tiền như vậy là trái với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, có những trường hợp đổi phải tiền giả, tiền không có giá trị dẫn tới hệ quả mất tiền oan cho những người tham gia giao dịch.
Rà soát các quy định hiện hành, hiện tại Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 88/2019/NĐ-CP vào ngày 14/11/2019 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Trong đó, hành vi đổi tiền không đúng quy định của pháp luật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
"Điều 30. Vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai tại nơi giao dịch quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước;
b) Đối tượng được cấp làm mất tiền mẫu; không thực hiện cấp cho các đối tượng được cấp tiền mẫu; không thu hồi tiền mẫu khi có thông báo đình chỉ lưu hành hoặc khi có yêu cầu;
c) Không mở, không ghi chép đầy đủ các loại sổ sách liên quan đến hoạt động an toàn kho quỹ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Từ chối đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng;
b) Không thực hiện đúng quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý; đóng gói, niêm phong, giao nhận, bảo quản, vận chuyển, kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 và các điểm b, c, d và đ khoản 5 Điều này....
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;...
Điều 31. Vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;
b) Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;
c) Bố trí cán bộ làm công tác kiểm ngân, thủ quỹ hoặc giao dịch viên chưa qua đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả;
d) Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;
b) Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;
c) Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này."
Như vậy, tùy mức độ, hành vi vi phạm mà người thực hiện hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng.
Trân trọng./.
3. Mức tặng quà nhân dịp Tết Nguyên Đán đối với người có công với cách mạng ?
Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về tặng quà tết, gọi: 1900.6162
Xin chào công ty Luật Minh Khuê, thông thường vào dịp lễ, Tết Nguyên Đán, đơn vị tôi có trách nhiệm chuẩn bị quà tặng cho những người có công với cách mạng tại địa phương. Năm nay, tôi là người trực tiếp chịu trách nhiệm này. Tuy nhiên tôi chưa nắm được quy định mới về vấn đề này, không biết có thay đổi gì về đối tượng hay giá trị quà hay không? Mong công ty tư vấn giúp tôi.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Quyết định 2422/QĐ-CTNký ngày 31/12/2019 của Chủ tịch nước về việc tặng quà đối với những người có công với cách mạng vào dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 và Công văn 14/LĐTBXH-NCC ngày 03/01/2020 của Bộ lao động thương bị và xã hội về việc hướng dẫn tặng quà của Chủ tịch nước nhân dịp tết được thực hiện như sau:
Mức quà tặng 400.000 đồng được áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Người có công với cách mạng:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;
- Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;
- Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng.
b) Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Mức quà tặng 200.000 đồng được áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Người có công với cách mạng:
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;
- Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;
- Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
b) Đại diện thân nhân liệt sĩ.
c) Người thờ cúng liệt sĩ (trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân).
Mỗi đối tượng chỉ nhận một suất quà của Chủ tịch nước. Trường hợp một người được xác nhận là hai đối tượng trở lên, đủ điều kiện nhận cả hai mức quà theo quy định thì chỉ được nhận 01 suất quà với mức cao nhất là 400.000 đồng. Trường hợp một người được xác nhận là 2 đối tượng trở lên, đủ điều kiện hưởng cùng một mức quà thì chỉ nhận được 01 suất quà cùng mức đó.
Mỗi liệt sĩ thì thân nhân hoặc đại diện thân nhân được nhận 01 suất quà mức 200.000 đồng.
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp mất sức lao động do cơ quan BHXH chi trả được nhận quà như thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Quý khách có thể tham khảo thông tin trên để thực hiện việc trao quà cho chu đáo, đảm bảo đúng đối tượng, không trùng lắp, không bỏ sót đối tượng.
4. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được quy định tại Điều 189 BLHS 2015
1.Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan mà không nhằm mục đích bán.
2.Những dấu hiệu pháp lý của tội phạm
*Khách thể của tội phạm:
- Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất nhập, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khí đá quý, vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa.
- Đối tượng tác động của vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa và hàng cấm.
+ Hàng hóa là vật phẩm được làm ra trong quá trình sản xuất, có giá trị và được đem trao đổi trong thị trường.
+ Tiền Việt Nam là tiền, ngân phiếu, trái phiếu và các loại thẻ tín dụng hoặc giấy tờ khác có giá trị thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
+ Ngoại tệ;
+ Kim khí quý là các loại kim loại thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên hoặc các chế phẩm làm từ kim loại quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Vàng, bạc, bạch kim… (Thông tư 17/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
+ Đá quý là các loại đá tự nhiên và các thành phẩm từ đá quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Kim cương, Rubi, Saphia, Emerald (Emôrot) và những đá quý tự nhiên khác có giá trị tương đương (Thông tư 17/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
+ Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa do Nhà nước quy định (Theo quy định của Luật di sản văn hóa được Quốc hội thông qua ngày 29-6-2001 và Chủ tịnh nước công bố ngày 12-7-2001)
*Mặt khách quan của tội phạm:
Thứ nhất: Dấu hiệu hành vi khách quan
-Tội phạm thể hiện ở hành vi: vận chuyển trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại. Vận chuyển trái phép là hành vi đưa hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền mà không nhằm mục đích bán.
- Các thủ đoạn thường được thực hiện:
+ Thông đồng với Hải quan cửa khẩu để vận chuyển hàng hóa không đúng với giấy phép.
+ Lợi dụng sự yếu kém của Nhà nước và sự kém hiểu biết của cán bộ các ngành đã móc ngoặc ngay trong việc xin cấp giấy phép để thuận lợi trong qua trình vận chuyển hàng hóa.
+ Nhập hàng hóa núp dưới hình thức tạm nhập tái xuất. Nhưng khi hàng đã nhập về rồi thì không xuất mà tiêu thụ ngay trong nước.
+ Lợi dụng hành lý xách tay để vận chuyển hàng hóa, tiền tệ với số lượng vượt quá mức cho phép mà không khai báo với Hải quan.
Thông thường đối tượng phạm tội là những người được thuê, nhờ vận chuyển, do vậy có những trường hợp bản thân người thực hiện cũng không biết được loại hàng mình vận chuyển là hàng gì, song họ biết được việc họ vận chuyển qua biên giới là trái phép.
Thứ hai: Dấu hiệu hậu quả của tội phạm
- Hậu quả của tội phạm vận chuyển trái phép hành hóa qua biên giới đó là những thiệt hại gây ra cho trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khí đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa đã bị xâm phạm, gây lũng đoạn thị trường trong nước dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được hàng hóa xuất nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu hàng hóa.
- Những biểu hiện cụ thể hậu quả của tội phạm rất đa dạng. Nó có thể là số lượng hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ,… có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên;
Thứ ba: Các dấu hiệu khách quan khác
Các dấu hiệu khách quan khác được quy định trong cấu thành tội phạm của tội buôn lậu có thể là:
- Những dấu hiệu định tội như dấu hiệu địa điểm: buôn bán trái phép qua biên giới;
- Cũng có thể là các dấu hiệu định khung như: thời gian đang có chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác,…
*Mặt chủ quan của tội phạm:
Người thực hiện hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới, thấy trước được hậu quả của hành vi hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Không có hành vi vận chuyển nào được thực hiện do cố ý gián tiếp.
Mục đích của người phạm tội là thu lợi từ hoạt động vận chuyển trái phép đó. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội tìm cách trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng như: Hải quan, Biên phòng…
*Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
3. Người phạm tội buôn lậu phải chịu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây:
Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
Vật phạm pháp là di vật, cổ vật
Tội này còn được áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội.
Lưu ý: Phân biệt tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới quy định tại Điều 189 Bộ luật hình sự với tội buôn lậu Điều 188 Bộ luật hình sự
Đây là hai tội danh được quy định liền kề nhau, có những đặc điểm khá tương đồng tuy nhiên hai tội này lại có điểm khác biệt khá căn bản: Việc phân biệt tội buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới được phân biệt trên mục đích phạm tội và hành vi mà người phạm tội thực hiện.
Mục đích của tội buôn lậu là kiếm lời nhằm có thêm thu nhập, lợi nhuận. Còn vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có mục đích là “được nhận thù lao từ việc vận chuyển đó”. Xét cho cùng là cũng nhằm mục đích có thêm thu nhập. Tuy nhiên ở phân tích trên cũng có sự kiếm thêm thu nhập bằng các hàng vi khác nhau:
- Hành vi của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là: “vận chuyển trái phép qua biên giới” thuộc một trong các trường hợp thuộc Điều 189 Bộ luật hình sự năm 2015.
- Hành vi của tội buôn lậu là: “buôn bán trái phép qua biên giới” thuộc một trong các trường hợp quy định lại Điều 188 Bộ luật hình sự năm 2015.
Nếu người vận chuyển làm rõ mục đích nhằm buôn bán kiếm lời thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu mà không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại Điều 189 nữa.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua điện thoại gọi 1900.6162 .Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê