1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra như thế nào ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 29 Văn bản hợp nhất số 1307, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của Thanh tra được quy định như sau:

1.1. Thẩm quyền của thành tra viên người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp đang thi hành công vụ

Thanh tra viên có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 500.000 đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định thuộc thẩm quyền (là 500.000 đồng).

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

1.2. Thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Các chủ thể trên có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng GCN đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, GCN đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền 37.500.000 đồng.

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như thẩm quyền của Thanh tra viên và thêm các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Văn bản hợp nhất số 1307/VBHN-BLĐTBXH.

1.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Vụ việc thuộc thẩm quyền xử phạt: Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ nhóm ngành đào tạo giáo viên) và hành vi vi phạm quy định về hoạt động đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

Thẩm quyền xử phạt:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 52.500.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 52.500.000 đồng.

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tương tự các biện pháp khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tại mục 1.2.

1.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Vụ việc thuộc thẩm quyền xử phạt: Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với việc tổ chức, hoạt động đào tạo nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên.

Thẩm quyền xử phạt:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 52.500.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng GCN đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, GCN đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền 52.500.000 đồng.

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tương tự các biện pháp khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội  tại mục 1.3.

1.5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Vụ việc thuộc thẩm quyền xử phạt: Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (trừ nhóm ngành đào tạo giáo viên) và hành vi vi phạm quy định về hoạt động đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.

Thẩm quyền xử phạt:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng GCN đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, GCN đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tương tự các biện pháp khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội  tại mục 1.3.

1.6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo

Vụ việc thuộc thẩm quyền xử phạt: Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với việc tổ chức, hoạt động đào tạo nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên.

Thẩm quyền xử phạt:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng GCN đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, GCN đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tương tự các biện pháp khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội  tại mục 1.3.

1.7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ

Vụ việc thuộc thẩm quyền xử phạt: Các  hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc.

Thẩm quyền xử phạt:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 52.500.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng GCN đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, GCN đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền 52.500.000 đồng.

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tương tự các biện pháp khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội  tại mục 1.3.

1.8. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ

Vụ việc thuộc thẩm quyền xử phạt: Các  hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc.

Thẩm quyền xử phạt:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng GCN đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, GCN đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tương tự các biện pháp khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội  tại mục 1.3.

2. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp

Theo quy định tại Điều 30 Văn bản hợp nhất sô 1307, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp được quy định như sau:

2.1. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

- Phạt cảnh cáo;Th

- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 500.000 đồng.

2.2. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng GCN đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, GCN đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 37.500.000 đồng.

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Văn bản hợp nhất số 1307/VBHN-BLĐTBXH.

2.3. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;

- Tước quyền sử dụng GCN đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, GCN đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp có thời hạn;

- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Văn bản hợp nhất sô 1307/VBHN-BLĐTBXH.

3. Thẩm quyền lập biên bản các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 31 Văn bản hợp nhất số 1307/VBHN-BLĐTBXH, những chủ thể sau có thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp:

- Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm nêu trên.

- Cán bộ, công chức là thành viên đoàn thanh tra theo quyết định thanh tra của Bộ trưởng BLĐTBXH, Chánh Thanh tra BLĐTBXH, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Giám đốc Sở LĐTBXH, Chánh Thanh tra Sở LĐTBXH.

- Cán bộ, công chức là thành viên đoàn thanh tra theo quyết định thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra huyện.

4. Hành vi vi phạm quy định về thu, chi tài chính xử phạt thế nào ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 27 Văn bản hợp nhất sô 1307, các hành vi vi phạm quy định về thu, chi tài chính bị xử phạt như sau:

- Hành vi không công khai thu, chi tài chính theo quy định:  Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc công khai các khoản thu, chi tài chính

- Hành vi thu, chi tài chính không đúng quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả cho người học số tiền đã thu; trường hợp không hoàn trả được thì nộp vào ngân sách nhà nước.

5. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chế độ thông tin, báo cáo

Trả lời:

Các hành vi vi phạm quy định về chế độ thông tin, báo cáo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt theo quy định tại Điều 28 Văn bản hợp nhất số 1307 như sau:

- Hành vi chậm báo cáo định kỳ, báo cáo kết quả tuyển sinh, báo cáo công nhận tốt nghiệp, báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp từ 15 - 30 ngày: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

- Hành vi vi chậm báo cáo định kỳ, báo cáo kết quả tuyển sinh, báo cáo công nhận tốt nghiệp, báo cáo kết quả tự kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp từ 31 ngày trở lên hoặc không báo cáo khi đã có văn bản đôn đốc: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

- Hành vi không công bố công khai mục tiêu hoặc chương trình đào tạo; điều kiện bảo đảm chất lượng dạy và học; mức học phí và miễn, giảm học phí; kết quả kiểm định chất lượng đào tạo; hệ thống văn bằng, chứng chỉ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo theo quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và Buộc công bố công khai các thông tin theo quy định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Các thông tin trên có giá trị tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính - Công ty luật Minh Khuê