Mục lục bài viết
1. Quan hệ lao động là gì?
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
2. Thanh tra lao động là gì?
Thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lí việc thực hiện theo pháp luật lao động của tổ chức cá nhân do cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động thực hiện theo trình tự mà pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức cá nhân khác.
3. Thanh tra chuyên ngành về lao động
Thanh tra chuyên ngành về lao động được quy định tại Điều 215 như sau:
1. Thẩm quyền thanh tra chuyên ngành về lao động thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra.
2. Việc thanh tra an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Có thể thấy, việc dẫn chiếu đến luật thanh tra hay luật an toàn, vệ sinh lao động đã thể hiện kĩ thuật tránh trung lập, tránh được sự chồng chéo trong hoạt động lập pháp. Về cơ bản, lĩnh vực như lao động, an toàn, vệ sinh lao động đều có một ngành luật điều chỉnh về phạm vi thanh tra.
Pháp luật quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra lao động. Cụ thể, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động bao gồm:
- Thanh tra Bộ lao động - thương binh và xã hội (gọi tắt là thanh tra Bộ);
- Thanh tra Sở lao động - thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là thanh tra Sở).
Ngoài ra, một số cơ quan khác được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như: Tổng cục giáo dục nghề nghiệp; Cục quản lý lao động ngoài nước; Cục an toàn lao động.
Đồng thời, pháp luật đã quy định tương đối cụ thể và chi tiết về từng nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động. Điều này vừa có ý nghĩa rành mạch trong việc phân định thẩm quyền của từng cơ quan, vừa có ý nghĩa hạn chế tình trạng lạm quyền trong công tác thanh tra lao động.
Quy định trong pháp luật và thực tiễn cho thấy, hệ thống thanh tra lao động ở Việt Nam được tổ chức theo mô hình thanh tra hay cấp theo địa giới hành chính: ở trung ương có thanh tra lao động cấp bộ, ở địa phương có thanh tra lao động cấp sở. Quan hệ giữa thanh tra bộ và thanh tra Sở là quan hệ về chuyên môn, nghiệp vụ. Thanh tra bộ có nhiệm vụ hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra sở. Tổng hợp kết quả hoạt động thanh tra theo bị kỳ và có những đề suất với cơ quan quản lý nhà nước để chỉ đạo hoạt động của thanh tra lao động hiệu quả. Đồng thời, thanh tra sở còn chịu sự quản lý nhà nước của thanh tra cấp tỉnh.
Đối chiếu với Công ước số 81, với yêu cầu mỗi nước thành viên của ILO đã tham gia Công ước phải duy trì một hệ thống thanh tra lao động trong các cơ sở công nghiệp và cơ sở thương mại. Công ước số 81 chia đối tượng thanh tra thành hai nhóm: các cơ sở công nghiệp và các cơ sở thương mại. Tương ứng với hai nhóm đối tượng thanh tra nói trên là hệ thống thanh tra lao động chuyên nghiệp: hệ thống thanh tra lao động trong các cơ sở công nghiệp và hệ thống thanh tra lao động trong các cơ sở thương mại. Nguyên nhân cho sự phân chia này là do hai nhóm đối tượng này có những đặc điểm khác nhau nên đòi hỏi phải có thanh tra lao động chuyên sâu.
Trong đó, Bộ luật lao động năm 2019 chia thanh tra lao động gồm hai lĩnh vực thanh tra: thanh tra về lao động và thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động. Sự phân chia này xuất phát bởi mô hình quản lý nhà nước của Việt Nam là mô hình tổng hợp, một bộ quản lý nhiều lĩnh vực, và thanh tra lao động chỉ là một phần trong đó.
4. Quyền của thanh tra lao động
Quyền của thanh tra lao động được quy định tại Điều 216 Bộ luật lao động năm 2019:
Thanh tra lao động có quyền thanh tra, điều tra nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao theo quyết định thanh tra.
Khi thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc thì không cần báo trước.
Theo quy định này, thanh tra lao động có quyền thanh tra, điều tra nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao theo quyết định thanh tra. Khi thanh tra đột suất theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có quy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc thì không cần báo trước.
Dựa trên quyết định thanh tra này, đoàn thanh tra thanh tra viên độc lập tiến hành việc thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức. Quá trình thanh tra của các thanh tra viên cần đảm bảo đúng nội dung được quy định trong quyết định thanh tra lao động.
Theo Công ước số 81, thanh tra viên lao động được giao cho một số quyền như: quyền được tự do đến nơi làm việc và tự do thực hiện công tác thanh tra bất cứ lúc nào, ngày hay đêm mà không phải báo trước. Bộ luật lao động năm 2019 đã quy định theo hướng phù hợp với Công ước số 81 của ILO, khi thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc thì không cần báo trước. Quy định này nhằm đảm bảo tính đặc thù của thanh tra lao động để phòng ngừa và bảo vệ khỏi sự xâm hại của người sử dụng lao động với người lao động tại nơi làm việc, bảo đảm phòng chống và xóa bỏ cưỡng bức lao động, đồng thời tăng cường, nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, đảm bảo tuân thủ pháp luật trên thực tiễn và phù hợp với Công ước số 81.
Có thể thấy, bổ sung quy định về thanh tra đột xuất xong Bộ luật lao động năm 2019 là phù hợp và tương thích với pháp luật về thanh tra được quy định trong Luật thanh tra năm 2010 và các văn bản pháp luật hướng dẫn. Theo đó, thanh tra lao động có quyền thanh tra đột suất không cần báo trước theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc. Quy định này thể hiện sự cụ thể hóa hơn so với quy định của luật thanh tra góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, giúp thanh tra lao động phát hiện và xử lý kịp thời sai phạm của người sử dụng lao động
Thực tiễn cho thấy, khi phát hiện những trường hợp khẩn cấp xâm phạm đến người lao động, mà thanh tra lao động phải thông báo trước cho doanh nghiệp, tuân thủ thủ tục, quy trình phức tạp mới có quyền thanh tra thì quyền lợi của người lao động có thể đã bị xâm phạm, doanh nghiệp có thể nhanh chóng che giấu hành vi sai phạm và thanh tra không thể bảo vệ người lao động theo chức trách và nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, để xác định như thế nào là "có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc" thì chưa có quy định cụ thể. Do đó, cần phải có văn bản quy phạm quy định cụ thể tính chất, mức độ như thế nào để làm căn cứ ban hành quyết định thanh tra đột suất, hạn chế tình trạng cơ quan thanh tra nặng quyền vào thanh tra đột suất tại doanh nghiệp mà không báo trước, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
5. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực lao động
Điều 217 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về xử lý vi phạm như sau:
1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Bộ luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc; nếu người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Người lợi dụng đình công gây mất trật tự, an toàn công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Xử lý vi phạm xử lý vi phạm trong lĩnh vực lao động là một trong những biện pháp xử phạt tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của bộ luật lao động, qua đó giáo dục ý thức chấp hành pháp luật lao động với tất cả các tổ chức, cá nhân là đối tượng áp dụng của bộ luật lao động. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi phạm bị áp dụng những biện pháp khác nhau: xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bồi thường thiệt hại.
Xử lý kỷ luật được áp dụng với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động vi phạm các quy định của bộ luật lao động, vi phạm kỷ luật lao động của đơn vị sử dụng lao động ví dụ người lao động vi phạm các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và áp dụng đối với cán bộ công chức, viên chức. Các hình thức kỷ luật với từng đối tượng cụ thể được áp dụng theo quy định của bộ luật lao động, luật cán bộ, công chức, luật viên chức hoặc các luật khác có liên quan.
Xử phạt vi phạm hành chính là biện pháp có thể áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật lao động mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong đó đối tượng chủ yếu là người sử dụng lao động có hành vi vi phạm pháp luật lao động. Hiện nay, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động được thực hiện theo nghị định số 28. Phạm vi thanh tra và xử phạt của chủ thể có thẩm quyền thanh tra thử rất rộng, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của quan hệ lao động, từ quá trình xác lập thực hiện và chấm dứt quan hệ lao động.
Truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, cấu thành tội phạm và được quy định trong bộ luật hình sự. Bị dụ: người sử dụng lao động có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội bộ công chức, viên chức thôi việc có sao thằng người lao động trái pháp luật quy định tại điều 162 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Bồi thường thiệt hại là biện pháp áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của bộ luật lao động gây thiệt hại cho người khác. Ví dụ: người lao động có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động khi có hành vi làm hư hỏng hoặc mất tài sản hay làm tiêu hao vật tư quá định mức cho phép; người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người lao động hoặc gia đình họ trong trường hợp có lỗi gây tai nạn lao động cho người lao động.
Pháp luật cho phép người lao động có quyền đình công để giải quyết tranh chấp lao động về lợi ích, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Để cuộc đình công hợp pháp và mang lại hiệu quả cao, các đợt yêu cầu những chủ thể có liên quan tuân thủ đúng quy định pháp luật, không thực hiện hành vi bị cấm như: lợi dụng đình công gây mất trật tự, an toàn công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công. Để cá nhân, tổ chức tuân thủ quy định này, Bộ luật lao động năm 2019 kế thừa Bộ luật lao động cũ năm 2012 khi quy định về chế tài xử lý cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi bị cấm. Quy định này có mục đích răn đe, phòng ngừa, đảm bảo quá trình diễn ra đúng luật, không gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, người lao động.
Theo đó, đối tượng bị xử lý về mặt hành chính hoặc hình sự khi có hành vi quy định tại khoản 3 Điều 217 Bộ luật lao động năm 2019 bao gồm: người sử dụng lao động, người lao động, tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp, cán bộ công đoàn, thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp, người có liên quan khác.
Xử lý hình sự là biện pháp nghiêm khắc nhất đối với người có hành vi xâm phạm khách thể được luật hình sự bảo vệ liên quan đến đình công. Ngoài ra, khi hành vi vi phạm pháp luật về đình công gây ra thiệt hại về người và tài sản, người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những tổn thất gây ra.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm & biên tập)