1. Văn hóa cổ đại là gì?

Văn hóa cổ đại nói chung là các nền văn minh, các phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng của những người sinh sống ở các khu vực trên thế giới thời trước. Văn hóa cổ đại phương cổ đại chủ yếu các nền văn minh Ai Cập cổ, Trung Hoa cổ, Ấn Độ cổ và Lưỡng Hà cổ, …, và văn hóa cổ đại phương Tây bao gồm các nền văn minh như Hi Lạp cổ, Roma, … mang nhiều đặc trưng tương tự nhau về tư tưởng và tập tục, vật chất, hội họa, kiến trúc, tôn giáo, … Tất cả đã hội tụ để tạo thành một thế giới văn minh của những người cổ đại. Trong đó, không thể không kể đến những thành tựu văn hóa cổ đại mà còn được lưu truyền cho đến tận ngày nay.

 

2. Thành tựu văn hóa cổ đại

Thành tựu văn hóa cổ đại là những giá trị vật thể do con người cách đây hàng trăm năm sáng tạo ra trên nền thế giới tự nhiên. Thành tựu văn hóa cổ đại được chia thành: Thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông và thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây.

 

2.1. Thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông

Văn hóa cổ đại phương Đông có những thành tựu rực rỡ vẫn còn tồn tại và giữ nguyên giá trị đến ngày nay, trong đó có thể kể đến các lĩnh vực sau:

  • Lịch pháp và thiên văn học:

Để thuận lợi và đáp ứng nhu cầu của việc sản xuất, Lịch ra đời từ rất sớm, một năm có 365 ngày, họ chia thành tháng, tuần, ngày, và mỗi ngày có 24 giờ. Họ cũng biết được sự chuyển động của Mặt trăng, Mặt trời từ đó hình thành nên Thiên văn học.

  • Chữ viết:

Để lưu lại và trao đổi thông tin, chữ viết ra đời, đây được cho là một phát minh lớn nhất của loài người. Theo đó, chữ tượng hình xuất hiện trước dần chữ tương ý ra đời để phù hợp với mục đích của con người. Người Trung Quốc viết lên dải tre, vải lụa, mai rùa. Người Ấn viết trên vỏ cây papyrus. Còn người Su-me viết bằng những đầu cây được vót nhọn rồi viết lên những miếng đất sét còn ướt đem nung lên.

  • Toán học:

Do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng, nên Toán học xuất hiện rất sớm ở phương Đông. Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Bên cạnh đó, người Ai Cập cổ đại cũng rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi=3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu, ... Người Lưỡng Hà lại giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên. Còn người Trung Quốc cho ra đời cuốn sách Cửu chương toán thuật được dùng làm sách giáo khoa, và trở thành một tác phẩm kinh điển đối với các nhà toán học cổ Trung Quốc. Cửu chương toán thuật là một cuốn từ điển toán học độc đáo phục vụ cho những người đạc điền, nhà thiên văn, hay những người thu thuế... của Trung Quốc. Tác phẩm này gồm có 246 bài toán trình bày giả thiết rồi đến lời giải và được viết vào khoảng năm 152 TCN. Như vậy, những hiểu biết về toán học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời sau.

  • Kiến trúc:

Nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú ở thời kỳ này. Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Vạn lý trường thành của Trung Quốc, Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Babilon ở Lưỡng Hà, ... Những công trình cổ xưa này là những kì tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người dù trong tay không có công cụ lao động hiện đại, bằng những công cụ thô sơ đã tạo nên những kiệt tác trường tồn với thời gian, vẫn còn nguyên giá trị.

 

2.2. Thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây

  • Lịch pháp và chữ viết:

Các quốc gia cổ đại phương Tây có sự khác biệt so với các quốc gia cổ đại phương Đông, nhờ vào việc tiếp xúc với các công cụ bằng sắt và sự tiếp xúc với biển cũng đã mở ra cho các quốc gia phương Tây một chân trời mới, nâng các quốc gia cổ đại phương Tây lên một trình độ cao hơn về sản xuất và buôn bán trên biển, cùng nhờ vào đó, các quốc gia cổ đại phương Tây có nhiều nhận thức và tiếp thu khoa học sớm hơn các quốc gia cổ đại phương Đông. Nhờ vào việc đi biển, những người thuộc các quốc gia cổ đại phương Tây đã có cái nhìn khái quát hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời.

Hệ thống chữ cái của người Hi Lạp và người Roma cổ đại cũng từ đây mà ra đời. Hệ thống chữ viết này có tên gọi là chữ cái Roma, ban đầu có 20 chữ cái, sau có thêm 6 chữ cái nữa. Cùng với đó là sự ra đời của các chữ số, mà ngày nay gọi là số La Mã. Đây chính là thành tựu lớn lao đối với nhân loại còn có giá trị đến ngày nay.

  • Khoa học:

Các thành tựu về khoa học, xuất hiện từ thời cổ đại phương Đông, tuy nhiên, khi đến thời cổ đại phương Tây thì những hiểu biết đó mới thực sự được coi là khoa học.

Với người Hi Lạp, Toán học đã vượt lên trên việc ghi chép và giải đáp các bài học riêng biệt. Những chủ thể là các nhà toán học nổi tiếng thời kỳ này đến nay vẫn còn vang dội và được lưu lại. Các thành tựu toán học của các quốc gia cổ đại phương Tây vẫn còn giá trị cho đến ngày nay.

  • Văn học:

Hi Lạp được biết đến chính là quốc gia cổ đại ở phương Tây đầu tiên phát triển mạnh về lĩnh vực Văn học. Sau những anh hùng ca nổi tiếng của Hôme là Iliat và Odixe đã xuất hiện và nhiều những nhà văn khác cùng với các tác phẩm mới cũng đã ra đời và vẫn còn lưu giá trị cho đến ngày nay.

  • Nghệ thuật:

Người Hi Lạp cổ đại nói riêng và các quốc gia cổ đại phương Tây nói chung cũng đã có rất nhiều thành tựu nổi bật mà các thành tựu về nghệ thuật này vẫn còn lưu giữ đến ngày nay, cụ thể như là: Tượng nữ thần Athena đội mũ chiến binh, Người lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Milo, … hay các thành tựu khác.

 

3. Những thành tựu văn hóa cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay

Có thể thấy rằng, các quốc gia cổ đại, bao gồm cả phương Đông và phương Tây đã để lại rất nhiều thành tựu văn hóa mà vẫn còn nguyên giá trị sử dụng cho đến tận ngày nay, trong đó có thể kể đến như:

  • Lịch pháp bao gồm âm lịch và dương lịch.
  • Chữ viết: Bao gồm hệ chữ cái a, b, c, … và chữ số La Mã I, II, III, ...
  • Một số thành tựu khoa học cơ bản như phép đếm đến 10, số Pi, các định luật Py-ta-go, định luật Ta-lét, ...
  • Những công trình kiến trúc, điêu khắc nổi tiếng như Kim tự tháp, đền Pác-tê-nông, ... là những kiệt tác có giá trị thu hút đông đảo khách du lịch, mãi trường tồn với thời gian.

 Trong đó, thành tựu văn hóa của cư dân cổ đại được coi là có ý nghĩa quan trọng nhất cho đến tận ngày nay, chính là sự ra đời của chữ viết. Bởi lẽ: 

Một là, chữ viết đã khắc phục những hạn chế của hình thức âm thanh. Chữ viết ra đời do nhu cầu thông tin liên lạc xét về mặt không gian và như cầu truyền đạt những kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh xét về mặt thời gian. Chữ viết là một hệ thống ký hiệu đồ hoạ được sử dụng để cố định hoá ngôn ngữ âm thanh. Chức năng của chữ viết là đại diện cho lời nói.

Hai là, chữ viết ra đời đánh dấu một bước tiến trong sự phát triển của nhân loại, là một trong những tiêu chí quan trọng đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh.

Ba là, việc cho ra đời chữ viết là thành tựu có ý nghĩa lớn nhất của văn minh phương Đông để lại cho lịch sử nhân loại, nhờ đó việc ghi chép lại lịch sử được tiến hành dễ dàng hơn, từ đó thế hệ sau có thể hiểu hơn về lịch sử thế giới cổ đại.

Trên đây là toàn văn bài viết của Luật Minh Khuê về những thành tựu văn hóa cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay. Hi vọng chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Luật Minh Khuê xin chân thành cảm ơn.