Mục lục bài viết
1. Một vài nét về văn hóa cổ đại phương Tây
Văn hóa cổ đại Hi lạp và Rô -Ma vô cùng phát triển và các khoa học đến đây mới thực sự trở thành khoa học. Cư dân Hy Lạp và Rô - ma đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao với những giá trị như là lịch và thiên văn học, chữ viết, sự ra đời của khoa học, văn học, nghệ thuật.
- Về lịch và thiên văn học thì cư dân địa trung hải đã tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 ngày và 31 ngày, riêng đối với tháng hai thì sẽ có 28 ngày.
- Chữ viết: Cư dân họ đã phát minh ra hệ thống chữ a, b, c... ban đầu thì có 20 chữ sau đó thì được bổ sung thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh.
- Sự ra đời của khoa học: Khoa học đến giai đoạn này mới thực sự trở thành khoa học, chủ yếu là trên các lĩnh vực như là toán, lý, sử, địa lý. Trong lĩnh vực toán học thì đã biết khái quát thành các định lý định đề.
- Về văn học thì chủ yếu giai đoạn này là kịch nổi tiếng Ê sin , Sô phốc...
- Nghệ thuật thì nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi lô, lực sĩ ném đá, đền thờ pac tê nông...
Khoa học Hi lap và Rô man mới thực sự là khoa học bởi các nghiên cứu khoa học đạt độ chính xác cao, được khái quát thành các định lý, lý thuyết và được thực hiện nghiên cứu bởi các nhà khoa học nổi tiếng, đặt nền móng cho những ngành khoa học sau này.
Sự phát triền của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại đươc mở rộng. thương mại phát triển đã thúc đẩy sự mở rộng lưu thông tiền tệ. Tạo điều kiện to lớn để phát triển kinh tế cho các nước địa trung hải phát triển một cách mau lẹ.
Công cụ bằng sát ra đời thì có ý nghĩa to lớn đối với khu vực địa trung hải , giúp khai phá diện tích canh tác và phát triển trồng trọt
2. Một vài nét về văn hóa cổ đại phương Đông
Đối với các quốc gia phương Đông thì vua là người tối cao nắm cả vương quyền và thẩm quyền.
Đối với các quốc gia cổ đại phương Đông thì do nhu cầu sản xuất nông nghiệp thì người ta phải liên kết với nhau để tiến hành khai hoang đất làm thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp. Một số công xã hợp lại với nhau để hình thành tiểu quốc, đứng đầu gọi là vua. Và mọi quyền lợi thì tập chung vào tay vua nên tạo nên một chế độ quan chủ chuyên chế.
Những tri thức về thiên văn học và lịch pháp học ra đời gắn liền vơi nhu cầu sản xuất của nông nghiệp. Ở giai đoạn này thì họ đã biết đến với sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng, từ đó thì họ sáng tạo ra lịch, một năm thì có 365 ngày và được chia thành 12 tháng. Thời gian được tính bằng năm , tháng, tuần, ngày. Năm thì có mùa , mùa mưa là mà nước lên, mua khô là mùa nước xuống.
Do nhu cầu cần ghi chép nên chữ viết cũng được ra đời, vào khoảng thiên niên kỷ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà... ban đầu chữ chỉ là chỉ tượng hình, họ vẽ lên những cái gi mà họ muốn.
Về toán học thì ban đầu cư dân phương Đông họ viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản. Người Ai Cập cổ đại học tính được số Pi+ 3.16, tính được diện tích hình tròn, hình tam giác và thể tích hình cầu. ..Người Lưỡng Hà thì họ có thể làm các phép cộng, trừ , nhân, chia cho tới một triệu. Chữ số mà ta hay dùng ngày nay quen gọi là chữ số A rập kể cả số 0 chính là thành tựu của người Ấn Độ tạo nên.
Về kiến trúc thì kiến trúc phương Đông cổ đại cũng khá phát triển và phong phú, nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn được lưu lại như là Kim tự tháp ở Ai cập, thành Ba bi lon ở Lưỡng Hà...
Như vậy thì các quốc gia cổ đại phương đông cũng có những thành tựu to lơn về lịch pháp, thiên văn học, chữ viết và toán học hay là kiến trúc,... Đều là những thành tựu to lớn và được ứng dụng trong ngày này rất nhiều.
3. Vì sao văn hóa cổ đại phương Tây lại phát triển hơn văn hóa cổ đại phương Đông.
Tại sao văn hóa cổ đại phương Tây họ lại phát triển hơn văn hóa cổ đại phương Đông. Để giải thích về điều này thì chúng ta có một số góc nhìn giải thích như thế nào?
Thứ nhất là nhìn ở góc độ là thời gian hình thành, thì các nước văn hóa phương tây họ ra đời muộn hơn so với các nước phương tây thì họ đã kế thừa và tiếp thu được các nền văn minh phương đông.
Thứ hai là do điều kiện tự nhiên thì phương tây là cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp xúc với biển cho nên nó đã mở ra cho phương tây một chân trời mới. Họ có nhiều điều kiện để tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới từ đó có thể giao lưu học hỏi và trao đổi với các nền văn minh tiên tiến và hiện đại khác.
Thứ ba đó là thể chế dân chủ chủ nô tạo điều kiện cho người tự do phát huy tài năng sáng tạo của bản thân họ, nên họ có điều kiện để phát triển bản thân mình hơn là so với các nước cổ đại phương Đông.
Trên đây là toàn bộ những nội dung mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn về văn hóa cổ đại phương tây, văn hóa cổ đại phương đông và giải thích tại sao nền văn hóa cổ đại phương tây lại phát triển hơn nền văn hóa cổ đại phương đông. Hi vọng rằng những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp đã góp phần quan trọng cho mọi người về tìm hiểu về văn hóa cổ đại của các nước cổ đại phương tây và nước cổ đại phương Đông. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự theo dõi và ủng hộ của các bạn trong thời gian vừa qua, mong rằng các bạn sẽ luôn luôn ủng hộ và theo dõi những nội dung mà chúng tôi cung cấp.