Mục lục bài viết
Trả lời:
1. Khái niệm về dịch vụ phi tư vấn
Theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 định nghĩa về dịch vụ phi tư vấn như sau:
"Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 Điều này".
=> Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì các dịch vụ như: bảo vệ và chăm sóc cây xanh trong khu công nghiệp sẽ không nằm trong hoạt động dịch vụ phi tư vấn
Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật đấu thầu 2013. " Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác".
2. Thỏa thuận khung trong mua sắm tập trung
Thỏa thuận khung trong mua sắm tập trung là thỏa thuận dài hạn giữa đơn vị mua sắm tập trung với một hoặc nhiều nhà thầu được lựa chọn, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn và điều kiện để làm cơ sở cho việc mua sắm theo từng hợp đồng cụ thể.
Thời hạn cho việc sử dụng thỏa thuận khung được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng không quá 03 năm.
Nội dung thỏa thuận khung
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, đơn vị mua sắm tập trung quy định cụ thể về nội dung chi tiết của thỏa thuận khung trong hồ sơ mời thầu cho phù hợp nhưng phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Phạm vi cung cấp hàng hóa, dịch vụ; bảng kê số lượng hàng hóa, dịch vụ;
- Thời gian, địa điểm giao hàng, cung cấp dịch vụ dự kiến;
- Điều kiện bàn giao hàng hóa, dịch vụ; tạm ứng, thanh toán, thanh lý hợp đồng;
- Mức giá trần tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ;
- Điều kiện bảo hành, bảo trì; đào tạo, hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
- Trách nhiệm của nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
- Trách nhiệm của đơn vị trực tiếp ký hợp đồng mua sắm, sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
- Trách nhiệm của đơn vị mua sắm tập trung;
- Thời hạn có hiệu lực của thỏa thuận khung;
- Xử phạt do vi phạm hợp đồng;
- Các nội dung liên quan khác.
3. Điều kiện của nhà thầu tư vấn là gì?
Nhà thầu tư vấn tổ chức, cá nhân đóng vai trò tư vấn và có tư cách độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.
Theo quy định tại Điều 42 Luật đấu thầu 2013, nhà thầu tư vấn được xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, cụ thể:
Nhà thầu tư vấn là tổ chức được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;
- Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
- Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có điểm kỹ thuật cao nhất đối với phương pháp giá cố định và phương pháp dựa trên kỹ thuật; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;
- Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.
Nhà thầu tư vấn là cá nhân được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có) tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu;
- Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu mà nhà thầu tư vấn được sử dụng để đánh giá đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
Đối với nhà thầu tư vấn là tổ chức thì áp dụng một trong các phương pháp sau đây:
- Phương pháp giá thấp nhất được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Nhà thầu có giá thấp nhất được xếp thứ nhất;
- Phương pháp giá cố định được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, chi phí thực hiện gói thầu được xác định cụ thể và cố định trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt chi phí thực hiện gói thầu thì căn cứ điểm kỹ thuật để so sánh, xếp hạng. Nhà thầu có điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất;
- Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá được áp dụng đối với gói thầu tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phí thực hiện gói thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật từ 70% đến 80%, điểm về giá từ 20% đến 30% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp, tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp thứ nhất;
- Phương pháp dựa trên kỹ thuật được áp dụng đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 80% tổng số điểm về kỹ thuật. Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng điểm kỹ thuật tối thiểu theo quy định và đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp thứ nhất và được mời đến mở hồ sơ đề xuất tài chính làm cơ sở để thương thảo hợp đồng.
Đối với nhà thầu tư vấn là cá nhân, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu là tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có). Nhà thầu có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu được xếp thứ nhất.
4. Xác định gói thầu là dịch vụ phi tư vấn hoặc dịch vụ tư vấn dựa vào đâu?
Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, tôi phải thực hiện 2 gói thầu:
- Gói thầu số 1: Gói thầu lập đề cương và dự toán kinh phí dự án khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;
- Gói thầu số 2: Gói thầu khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
Tôi có câu hỏi đặt ra là 2 gói thầu nêu trên có thuộc quy định tại Khoản 8 và Khoản 9, Điều 4 Luật Đầu thầu hay không ạ?
Tôi cảm ơn!
Trả lời:
Theo Khoản 9, Khoản 8, Điều 4 Luật Đấu thầu quy định dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm:
- Lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc;
- Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Khảo sát, lập thiết kế, dự toán;
- Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
- Thẩm tra, thẩm định;
- Giám sát;
- Quản lý dự án;
- Thu xếp tài chính;
- Kiểm toán;
- Đào tạo, chuyển giao công nghệ;
- Các dịch vụ tư vấn khác;
- Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: Logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại Khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại Khoản 8 Điều này.
Theo đó, gói thầu số 1 là gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn theo quy định nêu trên.
Việc xác định gói thầu còn lại là cung cấp dịch vụ phi tư vấn hay tư vấn cần căn cứ vào quy mô, phạm vi, tính chất công việc của gói thầu trên cơ sở quy định đã nêu.
5. Lập hồ sơ mời thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn như thế nào?
Theo Điều 1 Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT quy định về phạm vi điều chỉnh quy định như sau:
"Thông tư này hướng dẫn việc lập hồ sơ mời thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng (gói thầu quy mô nhỏ) thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu 2013. Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ phi tư vấn ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng đối với gói thầu đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ."
Ngoài ra, Điều 2 Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT quy định về đối tượng áp dụng như sau:
"- Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Thông tư này.
- Khuyến khích áp dụng Thông tư này đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động lựa chọn nhà thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Thông tư."
Như vậy, những gói thầu dịch vụ phi tư vấn với hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ thì phải dùng mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT.
=> Kết luận: Trường hợp là gói thầu dịch vụ phi tư vấn với hình thức chỉ định thầu thông thường thì vẫn được khuyến khích áp dụng mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.