NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Thi hành hình phạt tước một số quyền công dân:

Điều 39 BLHS năm 1999 quy định:

“1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

Quyền ứng cử, quyền bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước;

Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 1 năm đến 5 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo".

Hình phạt này vốn là một trong những nội dung của hình phạt quản chê (Điều 6 sắc lệnh số 175-SL ngày 18/8/1953 quy định: “Kẻ bị quản chế bị mât quyền công dân trong thời gian quản chế và chính thức được xem là hình phạt bổ sung cùng với sự ra đòi của Pháp lệnh ngày 30/10/1967 trừng trị các tội phản cách mạng. Tại Điều 18 - Hình phạt phụ - của Pháp lệnh này quy định:

“Kẻ nào phạm những tội phản cách mạng nêu ở Mục II, ngoài hình phạt đã ghì trong điều luật, còn bị xử phạt như sau:

1. Những kẻ phạm một trong các tội nêu từ Điều 3 đến Điều 16 thì bị tước từ 2 đến 5 năm những quyền lợi của công dân dưới đây:

  • Quyền bầu cử và ứng cử;
  • Quyền làm việc trong biên chếnhà nước và trong các tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân;
  • Quyền đảm nhiệm cương vị phụ trách trong các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội”.

Hình phạt “tước một số quyền công dân” với nội dung như vậy luôn luôn được nhà làm luật xem là một nội dung không tách ròi của hình phạt quản chế khi ban hành các văn bản sau:

  • Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa;
  • Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân;
  • Sắc lệnh số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời quy định tội phạm và hình phạt.

Mặc dù tư tưởng lập pháp hình sự luôn luôn xem việc tưốc một số quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng (có ý nghĩa chính trị) của quản chế, song ở thời kỳ này - thời kỳ chưa có BLHS - hệ thông hình phạt của pháp luật hình sự vẫn luôn luôn tồn tại loại hình phạt bổ sung là “tước một số quyền lợi của công dân” mà nội dung đã được ghi nhận tại Điều 18 đã nêu của Pháp lệnh ngày 30/10/1976 trừng trị các tội phản cách mạng.

Đến lần pháp điển hóa lần thứ nhất pháp luật hình sự vào những năm đầu của thập niên 80 mà kết quả của nó là BLHS năm 1985, hình phạt “tước một số quyền công dân” đã được chính thức ghi nhận tại Điều 31 và được quy định cụ thể đối với từng trường hợp phạm tội cần áp dụng.

Tại BLHS năm 1999, BLHS hiện hành, hình phạt “tước một số quyền công dân” tiếp tục được duy trì, song những quy định về hình phạt bổ sung này có khác về nội dung, phương thức điều chỉnh và về điều kiện áp dụng. Sau đây sẽ xem xét cụ thể từng mặt:

1.1 Về nội dung

Trong suốt những năm có hiệu lực của BLHS năm 1985, hình phạt “tước một số quyền công dân” luôn luôn có nội dung ổn định là:

  • Quyền bầu cử đại biểu các cơ quan quyền lực nhà nước;
  • Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dần;
  • Quyền đảm nhiệm cương vị phụ trách trong các tổ chức xã hội.

Như vậy, so với thời kỳ trưóc khi có BLHS năm 1985, các quyền bị tưốc đã được giản lược đi nhiều. Xu hướng giản lược này còn được thực hiện mạnh mẽ hơn trong BLHS năm 1999, mặc dù nhà làm luật có lấy lại cái quyền mà BLHS năm 1985 đã đưa ra khỏi nội dung quyền bị tước. Đó là quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước. Xu hướng giản lược và hoàn thiện hóa của BLHS năm 1999 có ý nghĩa rất lón về mặt chính trị, đổĩ ngoại và pháp lý.

1.2 Về mức độ điều chỉnh

Hình phạt “tước một số quyền công dân" có mức độ điều chỉnh rất lớn trong BLHS năm 1985. Nó được quy định áp dụng đối với 27 trường hợp thuộc chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia và 45 trường hợp luật quy định áp dụng hình phạt quản chế. Nếu so với tổng các điều luật quy định về tội phạt và hình phạt thì tần suất của hình phạt đang nói ở đây trong BLHS 1985 đạt 31,03%. Tần suất này trong BLHS năm 1999 chỉ còn điển hóa thứ hai của pháp luật hình sự Việt Nam. Xu hướng này càng thể hiện rõ hơn, nếu xem xét thêm phương thức điều chỉnh dưới đây.

- Phương thức điều chỉnh

Trong số 12 trường hợp luật quy định về hình phạt “tước một số quyền công dân" tại BLHS năm 1985 thì có tới 43 trường hợp bắt buộc áp dụng, chiếm tỷ lệ 59,72%. Tỷ lệ bắt buộc áp dụng hình phạt bổ sung này tại BLHS năm 1999 chỉ có 1,88%.

1.3 Điều kiện áp dụng

Đối tượng bị áp dụng hình phạt tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 39 BLHS năm 1999 phải là công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quôc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định. Tội phạm khác ở đây là 15 trường hợp phạm tội không thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Đó là các trường hợp Luật quy định về hình phạt quản chê tại các điều 93, 119, 120, 133, 134, 197, 221, 230, 231, 232, 233, 236, 238, 252 và Điều 254.

Như vậy, căn cứ theo quy định tại Điều 26 BLHS năm 1999 thì ngoài 14 trường hợp phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và 15 trường hợp vừa nêu, hình phạt “tước một số quyền công dân" không được phép áp dụng với bất kỳ trường hợp nào khác.

- Thời điểm tính thời hạn tước một số quyền công dân được quy định từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Như vậy, hình phạt tưốc một số quyền công dân chỉ có thể là hình phạt bổ sung cho hình phạt chính là tù có thời hạn, kể cả trường hợp người bị kết án phạt tù được hưởng án treo. Còn các loại hình phạt chính khác như cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù chung thân và tử hình đều không thể tuyên cùng hình phạt bổ sung này.

Sự tuyên phạt kết hợp các hình phạt bổ sung khác nhau đối với mỗi tội phạm chỉ có thể được thực hiện khi trong phần chê tài bổ sung của tội đó luật có quy định một số hình phạt bổ sung. Thế nhưng sự kết hợp ở đây cũng không phải là sự kết hợp bất kỳ. Là chê tài bổ sung đối với một tội phạm, khi đã tuyên hình phạt “tước một số quyền công dân”, thì không thể tuyên tiếp các hình phạt bổ sung khác như quản chế, trục xuất, kể cả trong trường hợp phần chê tài bổ sung của tội đó có ghi cụ thể các loại hình phạt bổ sung như vậy ở dạng tùy nghi. Đây là điểm cần đặc biệt lưu ý khi áp dụng chế tài bổ sung được quy định tại Điều 92 BLHS năm 1999.

Chế độ miễn chấp hành hình phạt được quy định tại Điều 57 BLHS năm 1999, tuy luật không dự liệu nhằm triệt phá cơ sở kinh tế của những phần tử phạm tội phản cách mạng cũng như để thu hồi triệt để các món lời bất chính mà những người phạm một số tội có tính chất vụ lợi đã thu được.

2. Hình phạt tịch thu tài sản

Hình phạt tịch thu tài sản, lần đầu tiên được chính thức quy định là một trong những hình phạt phụ tại Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967. Tiếp đó, trong các văn bản đơn hành khác về hình sự như Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970 và Sắc lệnh số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời quy định các tội phạm và hình phạt, hình phạt tịch thu tài sản đều được quy định là một trong những hình phạt phụ, áp dụng đối với các tội phản cách mạng và các tội phạm có yếu tố vụ lợi.

Nhằm hoàn thiện hóa những quy định về tội phạm và hình phạt, Nhà nước ta đã ban hành BLHS đầu tiên - BLHS năm 1985 - và hình phạt phụ được sửa đổi thành hình phạt bổ sung, trong đó hình phạt tịch thu tài sản, lần đầu tiên vừa được quy định ở mức độ chung, vừa được quy định cụ thể trong phần chế tài đối với những tội phạm nhất định.

Đến BLHS năm 1999, hình phạt tịch thu tài sản tiếp tục được quy định trong Bộ luật, song về mặt nội dung, mức độ điều chỉnh và điều kiện áp dụng có những sửa đổi đáng kể:

- Về nội dung

So với BLHS năm 1985, nội dung của hình phạt tịch thu tài sản được quy định tại Điều 40 BLHS năm 1999 không có gì thay đổi, chỉ trừ một vài chữ được hoán đổi vị trí và bổ sung cụm từ “thuộc sở hữu" cho chặt chẽ và lôgic hơn.

Nội dung “Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước"“khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sông”, về cơ bản là sự tiếp thu từ BLHS 1985. Nó không hề bị thay đổi, bổ sung trong suốt thời gian BLHS năm 1985 có hiệu lực và mặc dù Bộ luật này có trải qua bốn lần sửa đổi, bổ sung (vào các năm 1989, 1991, 1992 và năm 1997).

- Về mức độ điều chỉnh

Mức độ điều chỉnh bằng hình phạt tịch thu tài sản tại BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985 có giảm đi đáng kể. Tại BLHS năm 1999, tuy tổng số Điều luật quy định về tội phạm và hình phạt tăng hơn so với BLHS năm 1985 là 45 điều luật, song số điều luật mà phần chế tài có sử dụng hình phạt tịch thu tài sản chỉ còn lại 40 điều, chiếm tỷ lệ 15,21%. Trong khi đó, tỷ lệ này của BLHS năm 1985 là 28,44%. Xu hướng giảm này không phải đi ngược lại với xu hướng của kinh tế thị trương mà cần xem xét so sánh với mức tăng liều lượng của hình phạt tiền trong BLHS nám 1999.

- Về hình thức điều chỉnh

Nếu như trong BLHS năm 1985, hình phạt tịch thu tài sản được quy định với cả hai dạng chế tài là bắt buộc và tùy nghi cùng với nhiều trạng thái kết hợp khác nhau như:

+ Phạt tiền và tịch thu tài sản hoặc một trong hai hình phạt đó có thế được áp dụng đối với 12 trường hợp quy định tại Chương các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa;

+ Phạt tiền hoặc tịch thu tài sản là bắt buộc đối với 9 trường hợp quy định tại Chương các tội phạm về ma túy;

+ Phạt tiền là bắt buộc và có thể tịch thu một phần tài sản đối với 4 trường hợp quy định tại Chương các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự quản lý hành chính;

+ Tịch thu tài sản đối với 14 trường hợp quy định ở Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia là bắt buộc và có thể tịch thu tài sản đối với 23 trường hợp bao gồm 6 trường hợp quy định Chương I, 8 trường hợp ở Chương VI và 9 trường hợp ở Chương VII; thì BLHS năm 1999, luật quy định chỉ có một dạng tùy nghi và trạng thái kết hợp cũng chỉ có một là: “... có thê phạt tiền, tịch thu tài sản, phạt quản chế...”.

Như vậy, trong trường hợp này, BLHS năm 1999 đã trao tăng quyền quyết định cho Hội đồng xét xử.

- Về điều kiện áp dụng

Điều kiện áp dụng hình phạt tịch thu tài sản được quy định tại BLHS năm 1999 vừa ở mức độ chung, vừa ở mức độ cụ thể và trực tiếp.

Ở mức độ chung, BLHS năm 1999 quy định: “Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật này quy định". Như vậy, so vởi BLHS năm 1985, diện đối tượng bị áp dụng loại hình phạt bổ sung này được mở rộng hơn. Người bị kết án phạt tù từ trên ba năm, tù chung thân hoặc tử hình đều thuộc diện bị áp dụng hình phạt bổ sung này. Điểu này cũng đồng thời có nghĩa rằng, hình phạt tịch thu tài sản không thể là hình phạt bổ sung cho những hình phạt chính như cảnh cáo, phạt tiền (khi áp dụng là hình phạt chính), cải tạo không giam giữ và phạt tù không quá ba năm. Vì thế, người bị phạt tù mà được hưởng án treo thì không bị tịch thu tài sản.

Ở mức độ cụ thể và trực tiếp: Xuất phát từ quy định tại Điều 26 và Điều 40 như vừa nêu trên, hình phạt tịch thu tài sản chỉ có thể được áp dụng là hình phạt bổ sung trong thực tế xét xử đối với 40 trường hợp phạm tội quy định tại các điều luật thuộc Chương XI - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia - và các điều 133, 134, 135, 139, 140, 153, 156, 157, 158, 165, 180, 181, 222, 223, 249, 250, 251, 254, 278, 279, các điều từ Điều 193 đến Điều 198.

Trong phạm vi các hình phạt bổ sung, hình phạt tịch thu tài sản có khả năng kết hợp với tất cả các hình phạt bổ sung còn lại, song trong từng điều luật đã liệt kê ở trên đều định rõ có thế kết hợp cụ thể vởi hình phạt bổ sung nào. Vì thế, sự cân nhắc của Hội đồng xét xử cũng chỉ giới hạn trong khuôn khổ các hình phạt đó mà thôi.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê