Mục lục bài viết
1. Thế nào là quyết định thi hành án tử hình?
Thi hành án tử hình là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình. Trong chế định thi hành hình phạt tử hình, khái niệm thi hành hình phạt tử hình là khái niệm cơ bản, khái niệm xuất phát, để từ đó xác định các quy phạm khác của chế định thi hành hình phạt tử hình như hình thức thi hành hình phạt tử hình, trình tự, thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành, trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình, thủ tục hoãn thi hành án…
Quyết định thi hành hình phạt tử hình là văn bản do Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ban hành nhằm phát sinh các hoạt động, trình tự, thủ tục thi hành án đối với người bị kết án theo quy định của pháp luật. Quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án.
Quyết định thi hành án hình phạt từ hình là tài liệu nằm trong hồ sơ thi hành án tử hình, đây là văn bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nếu không có quyết định thi hành án phạt tử hình thì tất các trình tự, thủ tục thi hành án tử hình đều là trái pháp luật. Quyết định thi hành án tử hình là căn cứ để phát sinh nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, đặc biệt là người bị kết án. Kể từ thời điểm quyết định được ban hành và có hiệu lực, chánh án phải thực hiện các thủ tục liên quan như gửi quyết định cho các cơ quan khác để tiến hành thành lập Hội đồng thi hành án tử hình. Bên cạnh đó, quyết định thi hành án tử hình là văn bản hợp pháp hóa mọi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền, là cơ sở để chứng minh hoạt động thi hành án là có cơ sở, có căn cứ.
2. Nguyên tắc thi hành án tử hình đối với người phạm tội bạo hành, giết trẻ em
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định. (Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Tử hình là một trong những loại hình phạt trong bộ luật hình sự. Tuy nhiên khác với các loại hình phạt khác tử hình là một loại hình phạt đặc biệt, hình phạt tử hình có những đặc điểm riêng so với các loại hình phạt khác cụ thể như sau:
- Tử hình là một loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt.
- Hình phạt tử hình có mục đích phòng ngừa tái phạm tội mới từ phía người bị kết án một cách triệt để nhưng không có mục đích giáo dục người bị kết án vì đã tước bỏ cơ hội tái hòa nhập và phục thiện của họ;
- Hình phạt tử hình có khả năng đạt được hiệu quả cao trong phòng ngừa chung tuyệt đối
- Hình phạt tử hình là hình phạt không có khả năng khắc phục khi bị quyết định sai hoặc nhầm lẫn
Hình phạt tử hình một khi đã thực hiện thì không thể khắc phục được. Vì vậy pháp luật quy định rất cụ thể và chặt chẽ về việc thi hành án tử hình. Việc thi hành án tử hình đối với người phạm tội bạo hành, ngược đãi trẻ em phải dựa trên những nguyên tắc sau đây:
- Việc thi hành án tử hình phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định về thi hành án hình sự; bảo đảm yêu cầu chính trị, pháp luật, đối ngoại và chính sách nhân đạo của Nhà nước trong thi hành án tử hình
- Việc thi hành án tử hình phải đảm bảo an toàn, chặt chẽ, đúng pháp luật.
- Việc thi hành án tử hình phải đảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung, thống nhất của Hội đồng thi hành án tử hình; thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị đã được pháp luật quy định.
- Việc thi hành án tử hình phải được thực hiện tại địa điểm thi hành án tử hình theo quy định của pháp luật.
3. Thời hạn ra quyết định thi hành án tử hình đối với người phạm tội bạo hành, giết trẻ em là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn ra quyết định thi hành án tử hình đối với người phạm tội bạo hành, giết trẻ em như sau:
Thời hạn ra quyết định thi hành án tử hình đối với người phạm tội bạo hành, giết trẻ em là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác thi hành của Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thì Chánh án Tòa án được ủy thác phải ra quyết định thi hành án.
4. Trường hợp nào được hoãn thi hành án tử hình?
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Thi hành hình sự 2019 trường hợp được hoãn tử hình bao gồm:
- Người bị kết án tử hình là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
Đây là quy định xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện nguyên tắc xử lý và chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con nhỏ.
- Người đủ 75 tuổi trở lên;
Trường hợp người đủ 75 tuổi trở lên bị tử hình là rất ít, mặc khác cũng là thể hiện tính nhân đạo và có ý nghĩa giáo dục. Do đó, để góp phần thể hiện sâu sắc tính nhân đạo và chính sách khoan hồng của pháp luật hình sự nước ta Bộ luật hình sự được hoãn thi hành án tử hình.
Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Đối với trường hợp này đối tượng của nhóm tội phạm này là tiền tham ô, do đó, quy định này nhằm thúc đẩy tội phạm tham ô, hối lộ hoàn trả số tiền này sung công quỹ nhà nước thì đem lại hiệu quả cao hơn và nó cũng là mục đích chính của công cuộc phòng chống tham nhũng.
Mặt khác, không phải cứ nộp lại 3/4 tài sản là sẽ được thoát án tử mà người phạm tội còn phải có thái độ tích cực hoặc lập công lớn thì mới có căn cứ xem xét đối với họ.
- Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan có thể là các trường hợp như người bị thi hành án tử hình phải thực hiện việc chưa bệnh…
- Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm.
Trường hợp ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm thì Hội đồng thi hành án tử hình sẽ phải hoãn thi hành án nhằm xem xét và điều tra về tình tiết mới của vụ án.
Để tham khảo thêm thông tin về vấn đề này, quý khách hàng có thể tìm hiểu tại bài viết: Ai có thẩm quyền ra quyết định thi hành án tử hình đối với người phạm tội bạo hành, giết trẻ em? của Luật Minh Khuê.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về Thời hạn ra quyết định thi hành án tử hình đối với người phạm tội bạo hành, giết trẻ em là bao lâu? mà Công ty Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách mang tính tham khảo. Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!