Luật sư tư vấn:

Vấn đề Bạn quan tâm, Luật Minh Khuê xin trao đổi như sau:

 

1. Thu hồi nợ theo thỏa thuận 

Thu hồi nợ theo thỏa thuận được hiểu đơn giản là không thông qua hoạt động tố tụng tài phán tại tòa án hoặc các cơ quan tố tụng khác theo quy định của pháp luật.

Các quy định hiện hành có đề cập công tác giám sát, thu hồi nợ phát sinh từ hợp đồng cho vay như một trách nhiệm quan trọng của chính các tổ chức tín dụng. Việc xử lý nợ xấu, nợ quá hạn trong hoạt động ngân hàng đến từ các nguồn giao dịch khác của ngân hàng (đầu tư, mua bán tài sản không liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay), cuốn sách này không đề cập.

Nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng cho vay trước hết phải do bên vay tự giác thực hiện, song không phải bên vay lúc nào cũng nghiêm túc chấp hành. Bằng biện pháp nghiệp vụ như nhắc nợ, yêu cầu bên vay đối chiếu, có kế hoạch trả nợ cụ thể, thu giữ tài sản bảo đảm... Các tổ chức tín dụng bước đầu tiến hành các nghiệp vụ thu hồi tiền vay.

Trong các hợp đồng cho vay được tác giả tiếp cận, nhìn chung đều thể hiện điều khoản thu hồi nợ, nhưng phần lớn vẫn chưa được đầy đủ, rõ ràng, chưa phù hợp với các quy định nên không được bên vay tự giác thực thi khi phát sinh nợ.

Ví dụ: Hợp đồng tín dụng hạn mức số 0443/2016/200 ký ngày 14/6/2016 giữa Ngân hàng thương mại cổ phần NA với Công ty trách nhiệm hữu hạn GRA, tại điểm a, khoản 3 Phụ lục A có ghi như sau:

“Khi đến ngày đáo hạn hoặc đến kỳ hạn trả nợ, nếu bên vay không trả nợ... đầy đủ kịp thời, ngân hàng được toàn quyền trích tài khoản tiền gửi của bên vay mở tại ngân hàng hoặc tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác (nếu có) để thu nợ”.

Với điều khoản thu nợ từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm (có khoản vay thấp hơn hoặc bằng tổng giá trị sổ tiết kiệm và lãi, thời điểm đáo hạn của khoản vay ngắn hợn thời hạn của sổ tiết kiệm), biện pháp xử lý nợ thẹo dạng này thông thường đơn giản, do tổ chức tín dụng chủ động thực hiện nghiệp vụ cấn trừ tiền tiết kiệm do tổ chức tín dụng đang quản lý. Song, khi áp dụng bỉện pháp bảo đảm này, tổ chức tín dụng phải thực hiện theo đúng trình tự thủ tục, kể cả đăng ký giao dịch bảo đảm nếu cần thiết nhằm tránh rủi ro do khách hàng sử dụng sổ tiết kiệm cầm cố nhiều nơi, có nhiều con nợ hoặc khi có tranh chấp quyền sở hữu tiền tiết kiệm, nguồn tiền có nguồn gốc phạm pháp,... Đối với trường hợp xử lý tài khoản tiền gửi của bên vay tại các tổ chức túi dụng khác (không phải là tổ chức tín dụng cho vay), khi xử lý phải có sự đồng thuận của các bên. Nếu không thông nhất, các bên phải thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ tài sản, bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay (khoản 3 Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010).

Tóm lại, pháp luật về hợp đồng cho vay chỉ ghi nhận trách nhiệm thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm. Việc thực hiện như thế nào trên thực tế còn phụ thuộc vào thái độ thiện chí của bên vay, bên bảo đảm. Vì vây, pháp luật cần thiết lập một cơ chế chủ động trong công tác thu hồi nợ. Cơ chế chủ động này bao gồm cả công tác xử lý tài sản bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, khi đó mới đáp ứng tiêu chí nhanh chóng xử lý nợ xấu như các mục tiêu chính trị đề ra.

 

2. Bán khoản nợ phát sinh từ hợp đồng cho vay

Theo quy định hiện nay, khoản nợ được bán là những khoản nợ khó đòi, khả năng thu hồi vốn thấp (những khoản nợ xếp vào nhóm nợ 3, 4, 5) theo nguyên tắc công khai, minh bạch, phù hợp với giá thị trường (Điều 5 Nghị quyết số 42/2017/QH14).

Hầu hết điều khoản bán nợ vẫn được tổ chức tín dụng đặt ra, ghi vào hợp đồng cho vay, khẳng định quyền đơn phương bán nợ cho bên thứ ba, không phụ thuộc vào ý chí của bên vay có đồng ý hay không. Chẳng hạn, tại điểm a, mục 5 của Phụ lục A Hợp đồng tín dụng số 0443/2016/100 ngày 14/6/2016 ký giữa Ngân hàng thương mại cổ phần NA với Công ty trách nhiệm hữu hạn Gra có ghi:

“Ngân hàng được quyền bắn toàn bộ số nợ của bên vay hoặc chuyển giao quyền đòi nợ đối với hợp đồng tín dụng... mà không cần bất cứ sự đồng ý nào của bên vay"

 Thỏa thuận trên minh chứng rằng, ngay từ khi ký kết hợp đồng vay, các bên ý thức việc bán nợ sẽ do tổ chức tín dụng chủ động quyết định. Trách nhiệm của bên mua nợ vẫn tiếp tục thực hiện những điều khoản đã được bên bán (tổ chức tín dụng) xác lập với khách hàng vay trước đó, theo nguyên tắc, quyền và lợi ích gắn liền với khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm được bên bán nợ giữ nguyên hiện trạng và chuyển giao cho bên mua nợ theo hợp đồng mua, bán nợ như quy định của luật (khoản 1 Điều 7 Thông tư số 19/2013/TT-NHHN ngày 06/9/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Thông tư số 19/2013/TT-NHHN)).

Xét về bản chất pháp lý, quan hệ mua bán nợ quy định trong luật hiện nay không đơn thuần là sự tự do thỏa thuận, chuyển giao quyền đòi nợ. Các giới hạn của quyền tự do hợp đồng được thể hiện rõ nét dựa trên các nguyên tắc cơ bản về an toàn vay, mang tính mệnh lệnh hành chính (theo các điều kiện bắt buộc do nhà làm luật đặt ra). Thật vậy, khoản 1 Điều 21 Thông tư số 19/2013/ TT-NHNN quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu thì tổ chức tín dụng phải bán nợ khi có tỷ lệ nợ xấu từ 3% so với tổng dư nợ tín dụng trở lên. Nếu không chấp hành quy định này, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp thanh tra, kiểm toán, đánh giá lại chất lượng giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng;... Cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Từ thực tiễn pháp lý nêu trên, theo tác giả giao dịch mua bán nợ phát sinh từ hợp đồng cho vay vẫn tồn tại những bất hợp lý, làm cản trở đến tiến trình xử lý nợ xấu như sau:

Thứ nhất, điều khoản mua bán nợ của các tổ chức tín dụng với khách hàng thiếu các căn cứ xác lập trách nhiệm giữa hai bên, cũng như đối với bên liên quan (bên mua nợ). Quan hệ này chỉ dừng lại giữa các bên mua bán nợ chứ chưa ràng buộc trách nhiệm giữa bên vay với bên mua nợ (giữa con nợ với chủ nợ mới).

Thứ hai, sau khi bán nợ, thông thường bên mua nợ ràng buộc vào hợp đồng nghĩa vụ của bên bán (tổ chức tín dụng), đồng thời ủy quyền cho tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ thu hồi nợ, trách nhiệm xử lý nợ xấu trên thực tế vẫn thuộc về bên cho vay - tổ chức tín dụng. Điều này dẫn đến nghịch lý là bên mua nợ là chủ nợ nhưng lại không chủ động xử lý nợ, gây khó khăn khi xem xét trách nhiệm hợp đồng, kể cả trong quan hệ tố tụng nếu có tranh chấp xảy ra (do khó xác định tư cách của tổ chức tín dụng là bên liên quan hay người đại diện hợp pháp).

Dựa vào tiêu chí hiệu quả của hợp đồng cho vay (lợi ích của các bên thu được từ hợp đồng vay), có thể nhận thấy, quy định về mua bán nợ như trên sẽ làm cho công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước được tàng cường, an toàn hơn. Đây là líu điểm của pháp luật, song, lợi nhuận phát sinh từ hợp đồng cho vay bị sụt giảm, làm tăng thêm gánh nặng nên nhiều tổ chức tín dụng không muốn bán nợ, tâm lý che dấu nợ, dẫn đến hiệu quả của phương án này về phương diện kinh tế đối với tổ chức tín dụng không đạt được hiệu quả cao.

Điều 5, 6 Nghị quyết số 42/2017/QH14 đưa ra những quy định “cởi trói”, tạo những bước đột phá trong hoạt động mua bán nợ. Theo đó, tổ chức mua bán nợ xấu, xử lý nợ xấu được trao quyền bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân, bao gồm cả doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ;... Quy định này tạo ra cơ chế thông thoáng, giải quyết căn cơ hơn cho các tổ chức tín dụng, kể cả bên mua nợ, khắc phục những bế tắc trong công tác xử lý nợ xấu hiện nay.

Tóm lại, các quy định mua bán nợ phát sinh từ giao dịch vay vẫn chưa bảo đảm hài hòa lợi ích của tổ chức tín dụng khi tham gia quan hệ này. Vì vậy, theo tác giả, các nhà làm luật cần xem xét giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời phải trao quyền cho tổ chức tín dụng được hưởng chi phí, nhân lực đã bỏ ra trong suốt quá trình xử lý nợ xấu sau khi khoản nợ được bán. Thay vì quy định như hiện nay, khi đó bên mua nợ tiếp tục đặt ra .trách nhiệm đối với các tổ chức tín dụng quản lý nợ, tự tham gia các hoạt động tố tụng để kiện đồi lại nợ, giải quyết quyền lợi cho chính họ (bên mua nợ).

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, hoạt động vay vốn, giải ngân vốn... Quý khác hàng vui lòng gọi: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ luật sư của Công ty luật Minh Khuê luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.