Luật sư tư vấn về chủ đề "hợp đồng bảo đảm"
hợp đồng bảo đảm | Luật Minh Khuê - Trang tin tư vấn pháp luật, tổng đài luật sư tư vấn, bài viết giải đáp pháp luật về chủ đề hợp đồng bảo đảm.
Hợp đồng thế chấp bất động sản chỉ được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phô trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, đồng thời là nơi có bất động sản
Bạn đang có nhu cầu vay vốn một khoản tiền lớn nhưng một nguồn huy động vốn thôi thì không đủ đáp ứng? Bạn đang muốn vay vốn tại nhiều nơi khác nhau nhưng chỉ có một tài sản để đảm bảo nghĩa vụ? Bạn đang có thắc mắc rằng một tài sản thì có thể bảo đảm nhiều nghĩa vụ hay không? Bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê sẽ làm rõ vấn đề này.
Chủ thể của hợp đồng bảo đảm là các bên tham gia hợp đồng bảo đảm gồm bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm, các chủ thể này phải có đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định đối với chủ thể tham gia hợp đồng nói chung. Vậy, chủ thể của hợp đồng bảo đảm phải thỏa mãn những điều kiện nào?
Có hai loại hiệu lực đối với các hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo đảm nói riêng, đó là hiệu lực đối với các bên giao kết hợp đồng và hiệu lực đối với người thứ ba, hay còn gọi là hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Vậy, hiệu lực và hiệu lực đối kháng của hợp đồng bảo đảm được quy định ra sao?
Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp. Vậy, theo Bộ luật Dân sự hiệu lực, tên gọi và hình thức được quy định ra sao?
Hợp đồng là một trong những giao dịch dân sự, để hợp đồng có hiệu lực, chủ thể ký kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Theo đó, người đại diện theo pháp luật đương nhiên là người có quyền ký kết các hợp đồng của doanh nghiệp.
Thưa luật sư, tôi đang tìm hiểu về chế định bảo đảm và hợp đồng cho vay tài chính, tín dụng. Xin được hỏi luật sư: Có những quy định pháp luật nào thể hiện mối quan hệ giữa hợp đồng cho vay và hợp đồng bảo đảm ở Việt Nam không ạ ? Cảm ơn! (Người hỏi: Nguyễn Trần Nam, Tp Hà Nội).
Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm. Các điều khoản của hợp đồng này cần phải được quy định chặt chẽ. Vậy, trong trường hợp cần sửa đổi hợp đồng cần phải chú ý vấn đề gì?
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, “hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật”. Các bên có thể thỏa thuận về tên gọi của văn bản khi sửa đổi hợp đồng bảo đảm là hợp đồng, văn bản, biên bản hay tên gọi khác.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũng quy định, người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch vụ, trừ trưồng hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Trong hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong giao dịch, các bên không bắt buộc phải thỏa thuận cụ thể về phạm vi của nghĩa vụ bảo đảm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác
Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm. Theo Bộ luật Dân sự nội dung của hợp đồng bảo đảm được quy định ra sao?
Thưa luật sư xin hỏi: Khi ngân hàng thu hồi nợ đối với khoản hợp đồng mà họ đã cho vay thì mình có quyền thỏa thuận, thương thảo gì với họ không ạ ? Ngân hàng có quyền bán khoản nợ phát sinh từ hợp đồng cho vay hay không ? Cảm ơn! (người hỏi: Thu Hà, tỉnh Lạng Sơn).
Ngoài việc hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu, còn xảy ra một số trường hợp giao dịch liên quan bị vô hiệu dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng bảo đảm. Pháp luật hiện hành có một số quy định liên quan đến giao dịch dân sự bị vô hiệu. Các trường hợp đó sẽ được phân tích dưới đây:
Các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm không chấm dứt. Bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đốì vổi mình.
Trong hợp đồng bảo đảm điều khoản về nghĩa vụ luôn xác định rõ áp dụng biện pháp bảo đảm là cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, hay bảo lãnh. Nội dung của điều khoản này thỏa thuận về nghĩa vụ trả nợ của bên bảo đảm, có thể là chính bên có nghĩa vụ theo hợp đồng chính hoặc là người thứ ba.
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc xác định tài sản chung và quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này của các thành viên hộ gia tình cũng như của vợ chồng được thực hiện. Trong trường hợp lấy tài sản chung làm tài sản bảo đảm cần chú ý những vấn đề gì?
Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm. Vậy, trong hợp đồng bảo đảm cần phải chú ý những Điều khoản nào?
Phạt vi phạm là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự, nhưng bản chất đó vẫn là một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, một loại bảo đảm nghĩa vụ dân sự nói chung. Vậy, trong hợp đồng bảo đảm điều khoản phạt vi phạm hợp đồng được quy định ra sao?
Hợp đồng bảo đảm có mối liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào hợp đồng tín dụng. Bài viết này Luật Minh Khuê trình bày bản chất pháp lý của hợp đồng bảo đảm thei quy định của pháp luật hiện hành và các loại tranh chấp phổ biến về hợp đồng bảo đảm trên thực tiễn: