Khi tôi hỏi lại rằng tại sao không có biên bản và có hỏi lấy lại chìa khóa xe thì đồng chí CA nói cứ về lấy giấy tờ xe lên thì được lấy xe mà không được giao chìa khóa xe. Tôi thấy hành vi xử lý của đồng chí CA trên không đúng.nhưng do quá bận công việc nên tôi không thể ở lại. Vậy xin luật sư cho biết đồng chí CA trên đã vi phạm những gì? Liệu phương tiện của tôi đến giờ có còn không? Và nếu tôi bị mất phương tiện qua sự việc trên thì tôi cần phải làm gì và có được quyền khiếu lại về cách làm việc của đồn CA trên.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về cho chúng tôi!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật Minh Khuê.
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi:1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sa
I. Căn cứ pháp lý.
-Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
II. Nội dung
Thủ tục giải quyết trong trường hợp bị tạm giữ phương tiện được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính như sau:
"1. Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đang bị tạm giữ, người có thẩm quyền xử phạt thấy tình trạng tang vật, phương tiện có thay đổi so với thời điểm ra quyết định tạm giữ thì phải lập biên bản về những thay đổi này; biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người có trách nhiệm tạm giữ và người chứng kiến.
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được quản lý và bảo quản theo quy định của Chính phủ."
Nghị định 171/2013/NĐ-CP như sau:
“Tại thời điểm dừng xe kiểm tra, người điều khiển xe không xuất trình được các loại giấy tờ như Giấy đăng ký xe, GPLX, kiểm định, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GTĐB...mà trình bày là có nhưng không mang theo thì lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ theo quy định; tạm giữ phương tiện theo quy định.
a) Trong thời hạn hẹn giải quyết, nếu chưa ra quyết định xử phạt, người vi phạm xuất trình được các giấy tờ thì cán bộ xử lý tạm giữ giấy tờ đó, ghi vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính về thời gian xuất trình được giấy tờ và làm thủ tục trả lại xe tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.
b) Trong thời hạn hẹn giải quyết, nếu đã ra quyết định xử phạt về hành vi không có giấy tờ, người vi phạm xuất trình được các giấy tờ thì cán bộ xử lý tạm giữ giấy tờ đó, ghi vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính về thời gian xuất trình giấy tờ; làm thủ tục hủy quyết định xử phạt về hành vi không có giấy tờ theo quy định, trả lại phương tiện bị tạm giữ cho người vi phạm; ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ.
c) Hết thời hạn hẹn giải quyết, người vi phạm mới xuất trình được giấy tờ thì phải chấp hành quyết định xử phạt về hành vi vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính”.
Thời gian tạm giữ phương tiện không được quá 7 ngày.
Khoản 2 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính cũng quy định về việc lập biên bản xử phạt hành chính như sau:
"2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình."
Như vậy, việc lập biên bản mà đồng chí CA tiến hành là sai quy định pháp luật, khi bạn xuất trình được các giấy tờ trên và nộp phạt, cơ quan tạm giữ phải trả lại đầy đủ phương tiện cho bạn bao gồm cả chìa khóa xe.Cơ quan của người đã ra quyết định tịch thu (hoặc cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu) có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tang vật, phương tiện từ khi ra quyết định tạm giữ hoặc tịch thu cho đến khi chuyển giao tang vật, phương tiện cho cơ quan tiếp nhận theo phương án xử lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 9 Nghị định 115/2013/NĐ-CP quy định trách nhiệm của cơ quan tạm giữu phương tiện khi làm mất phương tiện như sau:
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
"1. Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
2. Trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện."
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư dân sự.