1.Trợ cấp là gì ?

Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau
mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất:

(I)Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay);

(II) Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng);

(III) Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung);

(IV) Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho
một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt động (I), (II), (III) nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm.

Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại...bình thường sẽ không khi nào làm như vậy
(vì đi ngược lại những tính toán thương mại thông thường).

2. Thuế chống trợ cấp là gì ?

Thuế chống trợ cấp hahy còn gọi là thuế chống đối kháng  là khaonr thuế bổ sung đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu.

Đây là biện pháp chống trợ cấp  nhằm vào các nhà xuất nhập khẩu nước ngoài được trợ cấp thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành  chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện  việc trợ cấp

 +) Thuế chống trợ cấp được áp dụng như thế nào:

Về việc rà soát lại mức thuế: Sau khi áp thuế một thời gian (thường là theo từng năm) cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra lại để xem xét tăng, giảm mức thuế hoặc chấm dứt việc áp thuế đối kháng nếu có yêu cầu; Về thời hạn áp thuế: Việc áp thuế chống trợ cấp không được kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có Quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại trừ khi cơ quan có thẩm quyền thấy rằng việc chấm dứt áp thuế sẽ dẫn tới việc tái trợ cấp hoặc gây thiệt hại; Về hiệu lực của việc áp thuế: Quyết định áp thuế chỉ có hiệu lực đối với hàng hoá liên quan nhập khẩu sau thời điểm ban hành Quyết định; việc áp dụng hồi tố (áp dụng cho những lô hàng nhập khẩu trước thời điểm ban hành Quyết định) chỉ được thực hiện nếu thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa là thiệt hại thực tế.

3. Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp

    Không phải cứ có hiện tượng hàng hóa nước ngoài được trợ cấp là nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa đó.

    Theo quy định của đáp WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp chỉ có thể thực hiện điều cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sau khi đã tiến hành điều tra chống trợ cấp ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của 3 điều kiện sau:

-    Hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp với biên độ trợ cấp tức là chị giá phần trưởng cấp chuyên giá trị hàng hóa liên quan không thấp hơn 1%

-    sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc Nam càng đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước gọi chung là yếu tố thiệt hại.

-    Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại nói trên.

+) Mức trợ cấp được xác định như thế nào

tiền xác định hàng hóa nhập khẩu có được trợ cấp hay không cơ quan điều tra nước nhập khẩu sẽ tiến hành tính mức trợ cấp của hàng hóa đó phương pháp tính toán chi tiết tuân thủ pháp luật của nước điều tra về vấn đề này nhưng về cơ bản theo các hướng như sau:

-    Nếu nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất thương mại Bình thường cho khoản vay tương tự mức trợ cấp được tính là phần chênh lệch giữa hai mức lãi suất này.

-    Nếu nhà nước bảo lãnh vay với phí bảo lãnh thấp hơn chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho khoản vay thương mại tương tự nếu không có bảo lãnh của nhà nước mức trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa hai mức này.

-    Nếu nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hóa dịch vụ với giá mua cao hơn mức hợp lý hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý xác định theo các điều kiện thị trường của hàng hóa dịch vụ liên quan đến chuyển cấp là mức chênh lệch giá biên độ trợ cấp được tính theo phần trăm mức trợ cấp trên giá trị hàng hóa.

+) Yếu tố thiệt hại được xác định như thế nào

Việc xác định thiệt hại là một bước không thể thiếu trong vụ điều tra chống trợ cấp và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp chống.

-    Về hình thức các thiệt hại này có thể tồn tại dưới hai dạng thiệt hại thực tế hoặc nguy cơ thiệt hại

-    Về mức độ các thiệt hại này phải ở mức đáng kể

-    Để phương pháp các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa ví dụ tỉ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu thị phần của sản phẩm nhập khẩu thay đổi về doanh số sản lượng năng suất phân công 

4. Ai được quyền kiện trợ cấp

Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu (hoặc đại diện của ngành); hoặc Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu; Để được xem xét thì đơn kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện; và Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước.

5.Một vụ kiện chống trợ cấp được tiến hành như thế nào?

Một vụ kiện chống trợ cấp thực chất là tổng hợp các bước điều tra xác minh các yêu cầu trong đơn kiện để kết luận có đủ điều kiện áp dụng các biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hoá bị kiện hay không. Có thể tóm tắt các bước cơ bản của “vụ kiện chống trợ cấp” như sau:

Bước 1 : Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng cứ ban đầu);

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn kiện, không điều tra);

Bước 3: Điều tra sơ bộ về việc trợ cấp và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp);

Bước 4: Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dung biện pháp tạm thời như buộc đặt cọc, ký quỹ...);

Bước 5: Tiếp tục điều tra về việc trợ cấp và thiệt hại (có thể bao gồm điều tra thực địa tại nước xuất khẩu);

Bước 6: Kết luận cuối cùng;

Bước 7: Quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp (nếu kết luận cuối cùng khẳng định có việc trợ cấp gây thiệt hại);

Bước 8: Rà soát lại biện pháp chống trợ cấp (hàng năm cơ quan điều tra có thể sẽ điều tra lại biên độ trợ cấp thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế) ;

Bước 9: Rà soát hoàng hôn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống trợ cấp hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa).

6.Có những loại trợ cấp nào và cơ chế áp dụng ra sao?

Có 03 loại trợ cấp, với quy chế áp dụng khác nhau:

Trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đèn đỏ)

Bao gồm: Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu...); hoặc Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng. Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn xanh) Bao gồm: Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanh nghiệp/ngành/ khu vực địa lý nào. Tiêu chí để  hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào; hoặc

Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt): Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể); Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp) Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện). Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng) Bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO.
 

7. Ở Việt Nam, vấn đề chống trợ cấp đối với hàng hoá nước ngoài được quy định như thế nào?

- văn bản pháp luật:

Pháp lệnh về việc chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004;

Nghị định 89/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. 

Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ;

Nghị định 06/2006/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh;

Thông tư 106/2005/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.

Bản thân việc bị kiện chống trợ cấp đã là một bất lợi (bởi việc kiện tụng thường tốn nhiều thời gian và tiền của, khả năng bị áp thuế cũng tương đối cao).

Doanh nghiệp Việt Nam nếu bị kiện sẽ bất lợi hơn bình thường bởi trong cam kết gia nhập WTO, Việt Nam phải chấp nhận bị xem là nền kinh tế phi thị trường. Cụ thể, theo cam kết này, việc tính toán mức trợ cấp trong các vụ điều tra chống trợ cấp đối với hàng hoá Việt Nam sẽ được thực hiện như sau: Trong trường hợp bình thường: nước điều tra sẽ tuân thủ các quy định tại Hiệp định SCM để tính toán mức độ và đo lường tác động của trợ cấp; 

Trong trường hợp khó khăn đặc biệt cản trở việc áp dụng các quy định tại Hiệp định SCM: nước điều tra có thể sử dụng các phương pháp khác để thực hiện các tính toán này. Các quy định về chống trợ cấp ở Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc và quy định của WTO về vấn đề này. Cơ quan có thẩm quyền Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương: Chịu trách nhiệm điều tra, trình kết quả điều tra và đề xuất cách thức xử lý cho cơ quan có thẩm quyền; Hội đồng xử lý vụ việc chống trợ cấp - Bộ Công Thương: Xem xét, nghiên cứu kết quả điều tra của Cục quản lý cạnh tranh, thảo luận và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương về cách thức xử lý; Bộ trưởng Bộ Công Thương: Quyết định có hoặc không áp dụng biện pháp chống trợ cấp.