1. Khái niệm về thuế suất

Thuế là khoản thu nộp mang tính chất bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Hầu hết các quốc gia đều có một hệ thống thuế để trả cho các nhu cầu quốc gia, chung hoặc thỏa thuận và các chức năng của chính phủ. Một số đánh thuế tỷ lệ phần trăm cố định đối với thu nhập hàng năm của cá nhân, nhưng hầu hết các loại thuế dựa trên số tiền thu nhập hàng năm. Hầu hết các quốc gia đều đánh thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp. Các quốc gia hoặc tiểu đơn vị cũng thường áp thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế bất động sản, thuế quà tặng, thuế bán hàng, thuế lương hoặc thuế quan.

Thuế suất là căn cứ mức thuế phải nộp trên một đơn vị xác định giá trị của mức thuế phải đóng đối với một loại đối tượng chịu thuế, thuế suất được thể hiện qua tỉ lệ %, tùy vào từng loại chủ thể và điều kiện liên quan, mức thuế suất áp dụng sẽ khác nhau.

 

2. Phân loại thuế suất

Thuế suất gồm hai loại: thuế suất tỉ lệ và thuế suất định mức.

- Thuế suất tỉ lệ xác định mức thuế phải thu theo tỉ lệ phần trăm của đối tượng tính thuế. Ví dụ: Mức thuế suất thuế GTGT 5%, 10%, 0% được tính trên thành tiền.

- Thuế suất cố định xác định mức thuế phải thu theo số thu cụ thể. Ví dụ: mức thu thuế của hộ kinh doanh cá thể, được áp dụng bằng 1 số cụ thể hàng năm,hàng tháng hay hàng Quý.

* 6 Loại thuế suất được sử dụng phổ biến hiện nay

- Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế suất thuế giá trị gia tăng

- Thuế suất thuế bảo vệ môi trường

- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế suất thuế xuất nhập khẩu

 

3. Các loại thuế suất cơ bản

Mỗi loại thuế đều quy định thuế suất khác nhau. Do đó, các loại thuế suất thường tương ứng với các loại thuế. Một số loại thuế cơ bản thường gặp là: Thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập cá nhân; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế xuất nhập khẩu,....Mỗi loại thuế khác nhau đều có quy định về các mức thuế suất khác nhau, cụ thể như sau:

 

3.1 Thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Lưu ý rằng, loại thuế này không áp dụng với toàn bộ giá trị của loại hàng hóa, dịch vụ mà chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm.

Hiện nay, thuế giá trị gia tăng áp dụng 03 mức thuế suất, đó là:

– 0%: Đối với nhóm sản phẩm xuất khẩu, vận tải quốc tế,…

– 5%: Đối với một số sản phẩm, hàng hóa, nhu yếu phẩm quan trọng như nước sạch, nông sản, thủy sản,…

– 10%: Đối với đa số các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (loại trừ các trường hợp không thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 0% và 5%).

 

3.2 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Mỗi năm, Nhà nước lại quy định mức thuế suất đối với loại thuế này. Nhưng nhìn chung, từ năm 2016 đến 2019, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng là 20%.

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, mức thuế suất theo thuế thu nhập doanh nghiệp có sự thay đổi. Theo đó, Doanh nghiệp có tổng doanh thu không vượt quá 200 tỷ đồng được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Quy định trên ngoại trừ với một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề đặc thù như dầu khí, khai thác mỏ tài nguyên quý,...

 

3.3 Thuế suất theo thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu áp dụng với các loại hàng hóa, sản phẩm được phép thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu vào Việt Nam. Thuế suất của Thuế xuất nhập khác khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa và được quy định trong các biểu thuế.

Các mức thuế suất cơ bản của thuế nhập khẩu là:

- Thuế suất ưu đãi đặc biệt: đối với một số hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ liên quan đến các quốc gia, vùng lãnh thổ có cam kết, thỏa thuận mức ưu đãi đặc biệt đối với Việt Nam

- Thuế suất ưu đãi: đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ với Việt Nam

- Thuế suất thông thường: đối với hàng hóa không thuộc các trường hợp trên, thuế suất thông thường áp dụng là 150%.

Nhìn chung, thuế suất là cơ sở để tính mức thuế chủ thể phải nộp cho cơ quan nhà nước liên quan. Ở mỗi loại thuế có những quy định đặc thù, chuyên biệt về mức thuế suất. Mức thuế suất không cố định mà thay đổi theo tùy thuộc vào sự thay đổi của thị trường, quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với quốc gia hay tùy thuộc vào mức thu nhập của bạn hoặc Doanh nghiệp,… Để áp dụng thể Thuế suất vào việc tính toán từng loại thuế, bạn cần có kiến thức nền tảng về thuế và thuế suất.

 

3.4 Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần.

Thuế suất luỹ tiến từng phần là biểu thuế gồm nhiều bậc, ứng với mỗi bậc của cơ sở thuế là một mức thuế suất tương ứng, theo đó, thuế suất tăng dần theo từng bậc thuế. Thuế được tính từng phần theo bậc thuế và mức thuế suất tương ứng của từng bậc, số thuế phải nộp là tổng số thuế tính cho từng bậc.

Dưới đây là bảng biểu thuế suất lũy tiến từng phần để tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

 

3.5 Thuế suất thuế bảo vệ môi trường

Thuế suất thuế bảo vệ môi trường là thuế suất tuyệt đối, nghĩa là mức thuế được ấn định bằng một mức tuyệt đối dựa trên đơn vị vật lý của cơ sở thuế.

Ví dụ: Thuế bảo vệ môi trường đối với than 30.000 đồng/tấn; 1 lít xăng phải chịu thuế 1.000 đồng...

Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị hàng hóa được Nhà nước ấn định với từng loại hàng hóa như sau:

TT

Hàng hóa

Đơn vị tính

Mức thuế (đồng/đơn vị hàng hóa)

I

Xăng, dầu, mỡ nhờn

 

 

1

Xăng, trừ etanol

lít

4.000

2

Nhiên liệu bay

lít

3.000

3

Dầu diesel

lít

2.000

4

Dầu hỏa

lít

1.000

5

Dầu mazut

lít

2.000

6

Dầu nhờn

lít

2.000

7

Mỡ nhờn

kg

2.000

II

Than đá

 

 

1

Than nâu

tấn

15.000

2

Than an - tra - xít (antraxit)

tấn

30.000

3

Than mỡ

tấn

15.000

4

Than đá khác

tấn

15.000

III

Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC

kg

5.000

IV

Túi ni lông thuộc diện chịu thuế

kg

50.000

V

Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

500

VI

Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

VII

Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

VIII

Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

 

3.6 Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là mức tương đối, có nghĩa là mức thuế được tính bằng một tỉ lệ phần trăm trên một đơn vị giá trị đối tượng chịu thuế.

Ví dụ: Thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu mạnh được tính bằng tỉ lệ 75% trên giá tính thuế.

Thuế suất của một số mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có sự thay đổi theo chiều hướng tăng.

Ví dụ:

- Thuế suất đối với hàng hóa Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá theo quy định trước là 65%, năm 2018 mặt hàng này tăng lên 70% từ ngày 1/1/2016 đến hết ngày 31/12/2018 và từ ngày 1/1/2019 là 75%;

- Đối với dịch vụ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng tăng từ 30% lên 35%.

BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

STT

Hàng hóa, dịch vụ

Thuế suất
(%)

I

Hàng hóa

 

1

Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá

 

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018

70

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019

75

2

Rượu

 

 

a) Rượu từ 20 độ trở lên

 

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016

55

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

60

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

65

 

b) Rượu dưới 20 độ

 

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

30

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

35

3

Bia

 

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016

55

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

60

 

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

65

4

Xe ô tô dưới 24 chỗ

 

 

a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

 

 

- Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống

 

 

+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

40

 

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

35

 

- Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3

 

 

+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

45

 

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

40

 

- Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3

50

 

- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3

 

 

+ Từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

55

 

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

60

 

- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3

90

 

- Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3

110

 

- Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3

130

 

- Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3

150

 

b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

15

 

c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

10

 

d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

 

 

- Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống

15

 

- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3

20

 

- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3

25

 

đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng

Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này

 

e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học

Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này

 

g) Xe ô tô chạy bằng điện

 

 

- Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống

15

 

- Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

10

 

- Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

5

 

- Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng

10

 

h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh

 

 

- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

70

 

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

75

5

Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3

20

6

Tàu bay

30

7

Du thuyền

30

8

Xăng các loại

 

 

a) Xăng

10

 

b) Xăng E5

8

 

c) Xăng E10

7

9

Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

10

10

Bài lá

40

11

Vàng mã, hàng mã

70

II

Dịch vụ

 

1

Kinh doanh vũ trường

40

2

Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê

30

3

Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng

35

4

Kinh doanh đặt cược

30

5

Kinh doanh gôn

20

6

Kinh doanh xổ số

15

Luật Minh Khuê (Sưu tầm & biên tập)