Mục lục bài viết
- 1. Căn cứ pháp lý để xác định dân tộc, vùng khó khăn
- 2. Tổng quan về dân tộc, chính sách dân tộc
- 3. Đối tượng áp dụng
- 4. Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù
- 5. Quy trình, thủ tục và thời gian xác định dân tộc còn gặp khó khăm giai đoạn 2021 - 2025
- 6. Hồ sơ xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù
1. Căn cứ pháp lý để xác định dân tộc, vùng khó khăn
Cơ sở pháp lý liên quan và được sử dụng trong bài viết:
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
- Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội khóa XIV về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;
- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tác dân tộc;
- Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ về việc ban hành quy chế làm việc của Chính phủ;
- Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về xây dựng, ban hành tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù;
- Quyết định 39/2020/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025.
2. Tổng quan về dân tộc, chính sách dân tộc
Vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Có thể khẳng định, chính sách dân tộc của Đảng ta luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất quán trong suốt hơn 90 năm qua theo nguyên tắc: Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ trên tinh thần tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau, hướng tới mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg về Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2021.
Có 2 tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù, đó là:
Thứ nhất, dân tộc còn gặp nhiều khó khăn là dân tộc thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Quyết định này và đáp ứng một trong các tiêu chí sau: Có tỷ lệ hộ nghèo lớn hơn từ 1,5 lần trở lên so với bình quân chung tỷ lệ hộ nghèo của 53 dân tộc thiểu số; Có tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông lớn hơn 1,5 lần so với bình quân chung tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông của 53 dân tộc thiểu số; Có tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi lớn hơn 1,5 lần so với bình quân chung tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi của 53 dân tộc thiểu số.
Thứ hai, dân tộc có khó khăn đặc thù là dân tộc thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Quyết định này và có dân số dưới 10.000 người.
3. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với các dân tộc thiểu số sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg và đáp ứng các tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù quy định tại Điều 3 của Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù
Các tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù quy định tại Điều 3 của Quyết định số 39/2020/QĐ-TTg cụ thể như sau:
Dân tộc còn gặp nhiều khó khăn là dân tộc thiểu số sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg và đáp ứng 01 trong các tiêu chí sau:
- Có tỷ lệ hộ nghèo lớn hơn từ 1,5 lần trở lên so với bình quân chung tỷ lệ hộ nghèo của 53 dân tộc thiểu số.
- Có tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông lớn hơn 1,5 lần so với bình quân chung tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông của 53 dân tộc thiểu số.
- Có tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi lớn hơn 1,5 lần so với bình quân chung tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi của 53 dân tộc thiểu số.
Dân tộc có khó khăn đặc thù là dân tộc thiểu số sinh sống ổn định thành cộng đồng trên địa bàn các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg và có dân số dưới 10.000 người.
Cụ thể Quyết định 39/2020/QĐ-TTg quy định:
“1. Dân tộc còn gặp nhiều khó khăn là dân tộc thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Quyết định này và đáp ứng 01 trong các tiêu chí sau:
a) Có tỷ lệ hộ nghèo lớn hơn từ 1,5 lần trở lên so với bình quân chung tỷ lệ hộ nghèo của 53 dân tộc thiểu số;
b) Có tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông lớn hơn 1,5 lần so với bình quân chung tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết tiếng phổ thông của 53 dân tộc thiểu số;
c) Có tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi lớn hơn 1,5 lần so với bình quân chung tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi của 53 dân tộc thiểu số;
2. Dân tộc có khó khăn đặc thù là dân tộc thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Quyết định này và có dân số dưới 10.000 người.”
5. Quy trình, thủ tục và thời gian xác định dân tộc còn gặp khó khăm giai đoạn 2021 - 2025
Quy trình, thủ tục và thời gian xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 được quy định như sau:
Thứ nhất: Đối với cấp xã: Tổ chức rà soát, tổng hợp và lập báo cáo theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Quyết định này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện.
Thứ hai: Đối với cấp huyện: Sau khi nhận đủ hồ sơ của các xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo rà soát, kiểm tra, tổng hợp và lập báo cáo theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Quyết định này, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện.
Thứ ba: Đối với cấp tỉnh: Sau khi nhận đủ hồ sơ của các huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức rà soát, thẩm định và hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 của Quyết định này, gửi Ủy ban Dân tộc trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện của Ủy ban Dân tộc.
Thứ tư: Đối với cấp Trung ương: Ủy ban Dân tộc tổng hợp, thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Hồ sơ xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù
Thứ nhất: Hồ sơ cấp xã gửi cấp huyện: 02 bộ, mỗi bộ gồm: Báo cáo tổng hợp số liệu về số hộ, số khẩu, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số, số hộ nghèo của từng dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn và số liệu, tài liệu của xã, thôn có liên quan đến các tiêu chí quy định tại các Điều 2, 3 của Quyết định 39/2020/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025.
Thứ hai: Hồ sơ cấp huyện gửi cấp tỉnh: 01 bộ, gồm: Bảng đánh giá về mức độ đạt hoặc không đạt tiêu chí đối với các dân tộc thiểu số ở các xã, thôn và số liệu, tài liệu có liên quan đến các tiêu chí quy định tại các Điều 2, 3 của Quyết định 39/2020/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025.
Thứ ba: Hồ sơ cấp tỉnh gửi Ủy ban Dân tộc: 01 bộ, gồm:
- Báo cáo kết quả và đề nghị phê duyệt danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù;
- Quyết định phê duyệt kết quả xác định tỷ lệ hộ nghèo của cấp có thẩm quyền đối với các hộ dân tộc thiểu số ở các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Số liệu về dân số, số hộ, số khẩu, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số, số hộ nghèo của từng dân tộc thiểu số sinh sống ở các xã, thôn và số liệu, tài liệu của xã, thôn có liên quan đến các tiêu chí quy định tại các Điều 2, 3 của Quyết định này;
- Báo cáo thẩm định của cơ quan chuyên môn về công tác dân tộc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thứ tư: Trường hợp hồ sơ, tài liệu chưa đảm bảo quy định, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan nhận hồ sơ phải có văn bản trả lời và hướng dẫn để địa phương biết, thực hiện.
Cuối cùng, theo Quyết định 39/2020/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về Tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 quy định về kinh phí thực hiện như sau:
"Kinh phí tổ chức thực hiện và lập hồ sơ, xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025 do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành."
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).