Mục lục bài viết
1. Sản xuất, buôn bán hàng cấm là gì?
Hàng cấm theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 90/2020/NĐ-CP thì "Hàng cấm gồm hàng cấm kinh doanh, cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam."
* Sản xuất hàng cấm:
- Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 90/2020 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quy định thì sản xuất là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa.
- Sản xuất đơn thuần là quá trình chế biến, chế tạo từ các nguyên liệu, sản phẩm, sức lao động đầu vào, ... thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, cung cấp, phục vụ cho bản thân và mua bán trên thị trường.
- Còn sản xuất hàng cấm đơn giản là sản xuất các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ mà pháp luật Việt Nam không cho phép sản xuất hoặc giới hạn chỉ một số chủ thể mới đc phép sản xuất. Nếu chủ thể không được cơ quan có thẩm quyền cho phép sản xuất mà hàng hóa đó nằm trong danh mục hàng cấm thì sẽ bị vi phạm vào hành vi sản xuất hàng cấm.
* Buôn bán hàng cấm:
- Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 98/2020 thì "Buôn bán là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông"
- Buôn bán hàng cấm được hiểu là việc mua và bán, trao đổi hàng hóa nằm trong danh muc các hàng hóa bị cấm buôn bán theo quy định của pháp luật.
* Danh sách một số hàng hóa không được sản xuất, buôn bán:
- Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ
- Trang thiết bị kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an, quân trang
- Các chất ma túy
- Hóa chất độc hại theo công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia
- Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuộc lá thành phẩm khác nhập lậu
- Pháo các loại
- Thực vật, động vật hoang dã bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng được chế biến thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
- Thiệt vị vô tuyến điện, thiệt bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện
- Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam
- Phương tiện vận tải tay lái bên phải
- Các loại ô tô và bộ linh kiện lắp ráp ô tô bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ, ...
- Thủy hải sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép
- Các loại phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam
- Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng
- Giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái
- Giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái, khoáng sản đặc biệt, độc hại
- Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả chương trình trò chơi điện tử)
- Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng
- Khoáng sản đặc biệt, độc hại
- Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường
- Các loại thuộc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại
- Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam
- Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
- Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.
Như vậy sản xuất, buôn bán hàng cấm là hành vi vi phạm pháp luật tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định xử lý cho phù hợp.
2. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm phải chịu hậu quả pháp lý nào?
2.1. Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm bị phạt bao nhiêu năm tù?
Cụ thể tội sản xuất, buôn bán hàng hóa được quy định tại điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 là:
"1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 248, 251, 253, 254, 304, 305, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lầm, thủy sản và muối;
b) Hàng phạm pháp khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Hàng phạm pháp trị giá dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
đ) Buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
2. Phạm tội thược một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Hàng phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ phu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
a) Hàng phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."
- Về chủ thể của tội phạm: thì người phạm tội chỉ cần đáp ứng độ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (đủ 16 tuổi trở lên), nếu là pháp nhân thì phải được thành lập theo quy định của pháp luât.
- Về mặt chủ quan của tội phạm: Người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm là lỗi cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là trái với các quy định của pháp luật. Mục đích của tội phạm này là thu lợi bất chính từ hành vi sản xuất, buôn bán.
- Mặt khách thể của tội phạm: Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là xâm phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại. Xâm phạm đến chế độ độc quyền của Nhà nước trong việc quản lý, sản xuất, kinh doanh một số loại hàng cấm. Đối tượng mà tội phạm động đến là các loại hàng cấm mà pháp luật Việt Nam chưa cho phép sản xuất, buôn bán.
- Mặt khách quan của tội phạm: Thể hiện ở hành vi sản xuất hoặc buôn bán hoặc cả sản xuất và buôn bán các mặt hàng cấm chưa được phép sản xuất và buôn bán.
Như vậy: Người có hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất là đến 15 năm tù. Đối với pháp nhân mức phạt tiền có thể lên đến 9.000.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn đến 03 năm, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ lên đến 03 năm.
2.2. Xử lý vi phạm hành chính
Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì hành vi sản xuất, buôn bán có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo về quyền lợi người tiêu dùng.
Cụ thể thì tùy hành vi mức độ nghiêm trọng mà bị xử phạt hành chính với mức phạt tương ứng.
Mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài luật sư tư vấn trực tuyến 1900.6162 để được giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!