1/ Cơ sở pháp lý:
Cơ sở pháp lýTội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:
“1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười
a) Có tổ chức
b) Lợi dụng chức vụ, quyền
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức
d) Có tính chất
đ) Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất
e) Tái phạm nguy
2. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
2. Tư vấn giải quyết vấn đề
Tội phạm này là xâm phạm đến chế độ độc quyền của Nhà nước trong quản lý, sản xuất, kinh doanh một số loại hàng hóa bị cấm.
Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, tàng trữ, sản xuất, không cho phép lưu thông trên thị trường, như: các loại pháo nổ, đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội,…
Tội phạm thể hiện ở hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buốn bán hàng cấm.
+ Sản xuất hàng cấm là hành vi làm ra hàng cấm, bao gồm: việc làm mới hoàn toàn; lắp ráp từ những bộ phận của hàng hóa theo tính năng tác dụng của hàng hóa đó. Người sản xuất có thể tham gia vào cả quá trình làm ra hàng cấm hoặc chỉ tham gia vào cả quá trình làm ra hàng cấm hoặc chỉ tham gia vào một công đoạn của quá trình làm ra hàng cấm.
+ Tàng trữ hàng cấm là hành vi cất giữ hàng cấm ở bất kỳ chỗ nào một cách trái phép. Nơi tàng trữ có thể là nơi ở, nơi làm việc, mang theo trong người, trong hành lý hoặc cách giấu bất kỳ một vị trí nào khác mà người tàng trữ đã chọn. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không có ý nghĩa đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý.
+ Vận chuyển hàng cấm là hành vi đưa hàng cấm từ nơi này đến nơi khác một cách trái phép. Hình thức vận chuyển có thể là trực tiếp mang hoặc gửi hàng cấm từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng cứ đường nào (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, đường bưu điện).
+ Buôn bán hàng cấm là hành vi mua đi bán lại hàng cấm dưới bất kỳ hình thức nào như mua bán thông thường, đổi, thanh toán công nợ bằng hàng cấm. Không đòi hỏi phải có đầy đủ cả hai hành vi mua và bán hàng cấm mà chỉ cần có một trong hai hành vi đó người thực hiện hành vi buôn, bán cũng phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý về tội buôn bán hàng cấm.
Hậu quả của hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm gây ra là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Người thực hiện hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi sản xuất, tang trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là trái pháp luật, là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện. Động cơ, mục đích của người phạm tội là vụ lợi.
– Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt nghĩa là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật thì có thể là chủ thể của tội phạm này. Người từ đủ 16 tuổi
– Hình phạt:
+ Khung hình phạt cơ bản bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
+ Người phạm tội bị phạt tù từ ba năm đến mười nếu phạm tội Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyềnLợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Có tính chất; Hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất; Tái phạm nguy.
+ Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm
+ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Bộ phận tư vấn pháp luật - Luật Minh Khuê biên tập