Mục lục bài viết
Căn cứ theo Thông tư số 07/VBHN-BXD ngày 16-03-2020 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, như sau:
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà thầu tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường. Nội dung cơ bản của kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 04/2017/TT-BXD.
2. Tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng họp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện.
3. Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định đối với phần việc do mình thực hiện.
4. Tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình.
5. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công.
6. Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
7. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng.
8. Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Luật Minh Khuê phân tích chi tiết quy định pháp lý về vấn đề này như sau:
Cơ sở pháp lý quy định về trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình trong quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm một số tài liệu pháp lý sau đây:
- Luật xây dựng năm 204;
- Thông tư số 10/2021/TT-BXD hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
- Thông tư số 16/2021/TT-BXD ban hành QCVN 18 : 2021 / BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng.
1. An toàn trong thi công xây dựng là gì?
- An toàn trong thi công xây dựng là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Theo đó, an toàn xây dựng có thể hiểu đơn giản là các giải pháp phòng chống nguy hiểm có thể gây hại đến sức khỏe tính mạng người khi tham gia thi công các công trình xây dựng.
- Tiêu chuẩn an toàn trong thi công xây dựng:
Hiện nay, pháp luật có quy định cụ thể về an toàn trong thi công xây dựng, bao gồm các nội dung cơ bản dưới đây:
+ Căn cứ pháp lý quy định an toàn thi công công trình xây dựng:
Mỗi ngành nghề sẽ có những quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn riêng. Đối với ngành xây dựng cũng có các quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng mới nhất để phù hợp với thực tế thi công, nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe của công nhân, người lao động trên công trường xây dựng vốn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, vì vậy cần chú ý đến an toàn trong thi công xây dựng công trình.
Hiện nay, các quy định về an toàn khi xây dựng công trình như: các công tác an toàn trong xây dựng, hệ thống quản lý an toàn xây dựng, quản lý an toàn công trường trong thi công xây dựng công trình, hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng, kiểm định an toàn xây dựng, giám sát, ... đã được quy định chi tiết các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong các quy phạm về an toàn lao động tại: Luật xây dựng năm 2014; Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và Thông tư số 10/2021/TT-BXD hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 và nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 của chính phủ.
Các quy định được hướng dẫn, tổ chức tập huấn, dạy học an toàn lao động nhằm xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong xây dựng. Do đó, thực tế bên cạnh hình ảnh an toàn trong xây dựng vẫn tồn tại rất nhiều hình ảnh mất an toàn.
+ Yêu cầu chung quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong thi công công trình xây dựng:
Quy chuẩn an toàn trong thi công xây dựng hay còn gọi là các tiêu chuẩn về an toàn trong xây dựng hiện nay được quy định cụ thể trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18 : 2021/BXD an toàn trong thi công xây dựng với các nội dung cơ bản về yêu cầu kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị (gọi tắt là công trình xây dựng). Theo đó, các yêu cầu chung quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong thi công công trình xây dựng bao gồm:
- Không được phép thi công khi chưa có đầy đủ tài liệu, hồ sơ thiết kế biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công với đủ nội dung về các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ;
- Lao động làm việc trên cao, hầm sau phải có đủ túi đựng dụng cụ đồ nghề, không được thả ném các loại vật liệu, dụng cụ, đồ nghề từ trên cao xuống;
- Đối với công việc trên sông nước phải là người lao động được huấn luyện về bới lội trang bị đầy đủ thuyền, phao, dụng cụ cấp cứu và các thiết bị an toàn khác;
- Làm việc độ cao từ 2 m trở lên hoặc dưới 2 m nếu dưới chỗ làm việc có chướng ngại nguy hiểm phải có dây đai hoặc lưới an toàn trong xây dựng. Nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn trong xây dựng thì không cho phép người lao động làm việc khi chưa đeo dây đai an toàn;
- Không được thi công cùng một lúc ở hai hoặc nhiều tầng trên một phương thẳng đứng, nếu không có thiết bị bảo vệ an toàn cho người làm việc ở dưới;
- Không được làm việc trên giàn giáo, ống khói, đài nước, cột điện, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà hai tầng trở lên khi mưa to, giông, bão hoặc có gió từ cấp 5 trở lên. Sau mỗi đợt mưa bão, có gió lớn hoặc sau khi ngừng thi công nhiều ngày, phải kiểm tra lại các điều kiện an toàn trước khi thi công tiếp;
- Có biện pháp an toàn xây dựng để thông gió và phương tiện đề phòng khí độc, sập lở khi làm ở giếng sau, hầm ngầm, thùng kín;
- Hệ thống an toàn lao động trên công trường phải lắp đủ đèn chiếu sáng và không được phép thi công đêm ở nơi không có đèn sáng công suất 100 - 300 lux đối với nơi làm việc và chiếu sáng chung 30 - 80 lux;
- Có hệ thống chống sét bảo vệ toàn bộ công trường trong quá trình thi công xây dựng;
- Khi trên công trường xây dựng có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ hoặc ở những công trường xây dựng có chứa các nguồn phóng xạ tự nhiên, cần phải tuân thủ theo quy định hiện hành của nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ;
- Công trường phải có sổ nhật ký an toàn lao động và ghi đầy đủ tình hình sự cố, tại nạn, biện pháp khắc phục và xử lý trong quá trình thi công;
- Công trường xây dựng, mọi vị trí làm việc đều phải giữ gọn gàng, ngăn nắp. Các thiết bị, dụng cụ luôn phải đặt đúng nơi quy định, các chất thải, vật liệu thừa phải được thu dọn thường xuyên;
2. Quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng
Theo quy định của pháp luật hiện này, việc quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng cần được thực hiện dựa trên những điều sau đây:
- Trước khi khởi công xây dựng công trình, nhà thầu tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường;
- Tổ chức bộ phận quản lý ản toàn lao động theo quy định và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện;
- Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định đối với phần việc do mình thực hiện;
- Tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình;
- Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xẩy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công;
- Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình;
- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết qủa thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng;
- Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Mọi nhà thầu, chủ đầu tư, người lao động hay người sử dụng lao động đều có trách nhiệm liên quan đến việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình. Theo đó, Quy chuẩn QCVN 18:2021/BXD quy định các yêu cầu về kỹ thuật và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình cho người ở công trường xây dựng và khu vực lân cận công trường xây dựng. Đáng chú ý, Quy chuẩn mới này đã bổ sung các yếu tố có hại ảnh hưởng đến người lao động và buộc người sử dụng lao động có trách nhiệm đảm bảo các phương tiện bảo vệ các nhân cho người lao động, được quy định cụ thể như sau:
+ Đối với đơn vị thi công:
- Trên công trường phải thành lập Ban chỉ huy và Chỉ huy trưởng phải có đủ năng lực phù hợp với từng cấp công trình xây dựng;
- Có bộ phận an toàn hoặc cán bộ an toàn lao động chuyên trách, kỹ sư giám sát an toàn xây dựng phải có kinh nghiệm và có kiến thức đầy đủ, vững vàng về quy định tiêu chuẩn an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng và có nhật ký an toàn lao động;
- Trường hợp có nhiều nhà thầu cùng thi công trên một công trường phải có Ban an toàn chung.
Theo đó, người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu qủa để đảm bảo an toàn cho người lao động đối với các công việc mà người lao động có nguy cơ gặp phải các yếu tố hoặc nguy cơ gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động theo các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và y tế. Các yếu tố có hại cho sức khỏe bao gồm 06 nhóm chính: Vi khí hậu bấy lời; vật lý (ví dụ: tiếng ồn, rung động); bụi các loại; các chất, hóa chất, hơi khí độc; tâm sinh lý và ec-gô-nô-my ; tiếp xúc nghề nghiệp.
Ngoài ra, QCVN 18:2021/BXD cũng có quy định rõ về chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Cụ thể, tại công trường, để chăm sóc sức khỏe cho người lao động, người sử dụng lao động phải thiết lập bộ phận y tế hoặc cung cấp quyền sử dụng cơ sở y tế (hoặc dịch vụ y tế) phù hợp với đặc điểm công việc, nghề nghiệp và đảm bảo điều kiện theo các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và y tế. Người lao động phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ và được giám sát để đảm bảo sức khỏe phù hợp với loại công việc được giao, người lao động không làm việc từ 06 tháng trở lên ở công trường.
+ Đối với người lao động:
- Đảm bảo đủ tuổi quy định đối với công việc trên công trường, giấy chứng nhận sức khỏe và khám định kỳ hằng năm;
- Được tập huấn đầy đủ về an toàn và vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn khi làm công việc có những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn xây dựng;
- Trang bị các thiết bị an toàn bảo vệ cá nhân theo đúng quy định ngành nghề;
- Tại công trường xây dựng phải treo băng rôn, các khẩu hiệu an toàn trong xây dựng.
Căn cứ vào đặc điểm công việc, điều kiện và môi trường làm việc trên công trường, công trình, thi công xây dựng công trình, người lao động phải sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân, trong đó có một số nội dung cần chú ý, như sau:
Mũ bảo hiểm hoặc mũ cứng để bảo vệ đầu do vật rơi, bay vào hoặc va chạm với các vật thể xung quanh. Kinh bảo vệ trong suốt hoặc có màu, màn che, tấm chắn mặt hoặc phương tiện phù hợp khác khi có khả năng bị tổn thương mắt hoặc mặt do: bụi, các vật nhỏ hoặc chất, hóa chất nguy hiểm bắn vào; nhiệt độ cao, ánh sáng hoặc bức xạ khác. Một số công việc thường có nguy cơ gây tổn thương mắt hoặc mặt như hàn (cắt) bằng ngọn lửa; cắt gạch, đá, sắt; đục, khoan, phá đất đất; bắn đinh; trộn bê tông, vữa; tháo dỡ ván khuôn; phá dỡ kết cấu;
Các loại găng tay, quần áo bảo hộ phù hợp, kem bảo vệ da để bảo vệ tay hoặc toàn bộ cơ thể khi tiếp xúc, thao tác hoặc xử lý với: vật, chất có nhiệt độ cao, bức xạ nhiệt chất, hóa chất nguy hiểm. Giày, ủng phù hợp để bảo vệ chân khỏi nguy cơ chấn thương do: Vật, dụng cụ sắc nhọn; vật rơi, đổ; vật, chất có nhiệt độ cao; chất, hóa chất nguy hiểm; di chuyển trên các bề mặt nguy hiển, trơn trượt;
Phương tiện để bảo vệ đường hô hấp khi biện pháp thông gió hoặc các biện pháp khác không đủ để đảm bảo an toàn cho hoạt động hô hấp. Phương tiện bảo vệ đường hô hấp phải phù hợp với đặc điểm của môi trường làm việc như: Có các loại bụi, khói, khí thải; chất, hóa chất nguy hiểm loại dễ bay hơi hoặc hơi xăng, dầu trong không khí;
Phương tiện bảo vệ thính lực tại các khu vực có tiếng ồn cao; quần áo không thấm nước, mũ bảo bệ có trùm đầu khi làm việc trong điều kiện thời tiết bất lợi (ví dụ: khi làm việc dưới mưa). Dây an toàn, dây cứu sinh độc lập (trong trường hợp không thể bố trí được sản công tác, giàn giáo)
3. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình trong quản lý an toàn lao động
Đối với quy định trách nhiệm của nhà thầu trong đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn trong thi công xây dựng được quy định tại Luật xây dựng năm 2014 và các văn bản pháp lý liên quan, cụ thể như sau:
+ Làm đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiệm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng;
+ Thực hiện thành lập tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP bao gồm số lượng người quản lý và tiêu chuẩn người quản lý an toàn lao động;
+ Kiểm tra công tác quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình;
+ Tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình;
+ Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công;
+ Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình;
+ Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng và các nội dung khác.
+ Bên cạnh đó, người thực hiện công tác quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm thực hiện những việc như sau:
- Triển khai thực hiện kế hoạch tống hợp về lao động trong thi công xây dựng công trình đã được chủ đầu tư chấp thuận; phối hợp với các bên liên quan thường xuyên rà soát kế hoạch tổng hợp về an toàn, biện pháp đảm bảo an toàn và đề xuất điều chỉnh kịp thời, phù hợp với thực tế thi công xây dựng;
- Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động của người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường;
- Khi phát hiện vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động phải có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời; quyết định vuệc tạm dừng thi công xây dựng đối với công việc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; đình chỉ tham gia lao động đối với người lao động không tuân thủ biện pháp kỹ thuật an toàn hoặc vi phạm các quy định về sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong thi công xây dựng và báo cáo cho chỉ huy trưởng công trường hoặc giám đốc dự án;
- Tham gia ứng cứu, khắc phục tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
Như vậy, trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng công trình trong quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình rất quan trọng. Nhà thầu thi công xây dựng công trình trước khi tiến hành khởi công xây dựng công trình thì nhà thầu tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch an toàn lao động được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường. Nội dung cơ bản của kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động theo quy định gồm có các chính sách về quản lý an toàn lao động, tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, hướng dẫn kỹ thuật về an toàn lao động, ...
Tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động theo quy định là việc người sử dụng lao động phải thành lập hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ cở khi cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa học, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim, thi công công trình xây dựng ... và sử dụng từ 300 người lao động trở lên; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề khác có sử dụng từ 1000 người lao động trở lên và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện.
Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện đối với phần việc do mình thực hiện. Nhà thầu có trách nhiệm dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để bảo đảm an toàn trước khi tiếp tục thi công. Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình và thực hiện một số trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh, lao động.
Mọi vướng mắc, không hiểu nào về vấn đề này hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan nào khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của công ty Luật Minh Khuê chúng tôi 1900.6162 để nhanh chóng nhận được giải đáp thắc mắc kịp thời và dễ hiểu đến từ đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách hàng. Trân trọng!