Vì vậy tôi sợ chồng tôi dùng GPKD và con dấu đi vay tiền nên tôi không giao lại anh ta. Xin hỏi Công ty Luật Minh Khuê tôi phải làm sao để không bị liên quan nếu chồng tôi vay tiền doanh nghiệp, làm sao để chuyển địa chỉ đăng kí kinh doanh sang nơi khác (vì địa chỉ hiện tại là nhà ba mẹ của tôi). Tôi có thể tự đi làm những thủ tục rút tên và đổi địa chỉ được không? chồng tôi đứng tên chủ Doanh Nghiệp.Xin trân trọng cám ơn quý công ty!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật doanh nghiệpcủa công ty Luật Minh Khuê.

>> Luật sư tư vấn doanh nghiệp trực tuyến, Gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

 

Luât doanh nghiệp năm 2020

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

2. Nội dung tư vấn

 

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì:

"Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp."

 

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp:

1- Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

2- Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3- Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh” Vậy, chồng chị là chủ doanh nghiệp tư nhân thì anh ý phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình bao gồm tài sản của công ty và tài sản không đóng góp vào công ty. Nếu anh dùng con dấu của công ty đứng ra vay tiền thì anh là chủ doanh nghiệp tư nhân phải gánh vác nghĩa vụ trả nợ và dùng tiền của công ty để trả nợ, tiền công ty không đủ trả thì anh phải lấy tài sản của anh ra để trả nợ. Vấn đề là lấy tài sản của riêng anh hay tài sản chung của vợ chồng trả nợ. Nên theo chúng tôi trường hợp này cần xem xét nghĩa vụ trả nợ đó là nghĩa vụ chung hay riêng.

- Theo quy đinh của Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:

"Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan."

Vậy khoản vay mà anh thực hiện dùng cho việc kinh doanh mà nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì đây là nghĩa vụ chung, nếu không nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì thực hiện giao dịch vay tài sản là nghĩa vụ riêng của chồng chị theo quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

"Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

- Về thay đổi đại điểm kinh doanh: Chồng bạn là chủ doanh nghiệp tư nhân có thể gửi Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp. 
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

3. Trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân là gì? 

Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh có nghĩa là chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN) phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm: 

(i) tài sản đã đầu tư vào doanh nghiệp 

(ii) tài sản không đầu tư vào doanh nghiệp

Thời điểm xác định trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ sở hữu là khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Thời điểm áp dụng trách nhiệm vô hạn là thời điểm doanh nghiệp tư nhân bị tuyên bố phá sản. 

4. Những lưu ý về trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân

a) Thứ nhất, xác định khối tài sản của chủ DNTN khi doanh nghiệp đó bị phá sản

Khối tài sản đó là:

– Những tài sản mà chủ DNTN đầu tư vào doanh nghiệp đó;

– Những tài sản không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh;

– Tài sản thuộc sở hữu chung của chủ DNTN được chia theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. 

Kê biên tài sản của chủ DNTN không bao gồm:

– Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của chủ DNTN và gia đình trong thời gian chư có thu nhập mới;

– Số thuốc dùng để phòng, chữa bệnh của chủ DNTN và gia đình;

– Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán địa phương;

– Vật dụng cần thiết của người tàn tật, người ốm… 

b) Thứ hai, trách nhiệm tài sản khi chủ doanh nghiệp tư nhân đã kết hôn

Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh thì trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Tuy nhiên, nếu việc đưa tài sản chung vào thành lập doanh nghiệp tư nhân mà chưa có sự đồng ý của người còn lại và khi doanh nghiệp phá sản, thì việc xác định khối tài sản thuộc sở hữu chung của DNTN sẽ phải được chia theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan (cụ thể trong trường hợp này là Luật Hôn nhân và gia đình). 

c) Thứ ba, DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Điều đó có nghĩa là nếu các DNTN muốn muốn đầu tư mới, phát triển; mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp thì các chủ sở hữu doanh nghiệp phải đầu tư thêm vốn vào doanh nghiệp đó. Vay tài chính hoặc có thể có những khoản thu hút vốn đầu tư khác từ việc được tặng cho, thừa kế tài sản… So với công ty trách nhiệm hữu hạn được quyền phát hành trái phiếu; công ty cổ phần được phát hành chứng khoán thì DNTN; công ty hợp danh khó khăn hơn khi tìm kiếm các nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh quy định doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán thì Luật Doanh nghiệp năm 2020 còn xác định rõ doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. 

Trước khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp cần định hướng phát triển cho doanh nghiệp đó.

5. Quản lý doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp

Do không có sự độc lập về tài sản với nhau nên người chịu trách nhiệm trước mọi rủi ro của doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm vô hạn. Doanh nghiệp tư nhân sẽ không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng kí mà phải chịu bằng toàn bộ về tài sản trong trường hợp số vốn đã đăng ký không đủ.

Cơ cấu  quản lý của doanh nghiệp được quy định nhưu sau

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê