Mục lục bài viết
1. Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Do hoàn cảnh em phải ra nước ngoài, trước khi đi em có ra văn phòng Luật sư viết giấy uỷ quyền cho mẹ em nuôi hai cháu. Một thời gian sau, bố bọn trẻ đã đòi đưa thằng nhỏ sinh năm 2008 về nuôi, vì em không có nhà nên gia đình em đành để bố nó nuôi. Được một thời gian biết em đang ở nước ngoài bố bọn trẻ đã viết đơn ra toà đòi lại quyền nuôi thằng nhỏ và toà chấp nhận khi em không hề biết có những việc kiện tụng đó. Bố bọn trẻ tự ý cắt hộ khẩu của con em về cùng gia đình anh ta nhưng công an phường không đồng ý, vì trên giấy uỷ quyền và quyết định cũ của toà là em vẫn có quyền nuôi con. Bây giờ em đã có đủ điều kiện pháp lý để đón con em ra nước ngoài đoàn tụ.
Trước khi có ý định đón con, em đã phân tích và hỏi ý kiến của bố bọn trẻ, anh ta đồng ý. Nhưng sau khi em có đầy đủ mọi thủ tục và có lịch hẹn tại Đại Sứ Quán, em gọi điện và nhờ anh ta ký giấy đồng ý cho con được đi cùng mẹ, thì anh ta lại đổi giọng và nói không đồng ý nữa. Anh ta ép em phải về ký giấy sang tên quyền sử dụng đất để một mình có quyền sử dụng (em muốn nói thêm là đất này khi ly hôn bọn em thống nhất không tranh chấp và đồng ý để sau này cho con) và cũng ép em phải ký giấy cho anh ta một mình quyền nuôi thằng nhỏ. Nhưng trên thực tế vì anh ta cặp bồ và có hai con riêng với hai người phụ nữ khác dẫn đến gia đình phải ly hôn.
Hiện tại, anh ta sống với "bồ" và sinh thêm một con trai gần 02 tuổi nữa. Còn con trai của em sống chung với ông bà nội chứ bố nó không hề trực tiếp nuôi dưỡng. Và em có đủ bằng chứng về việc chồng cũ có bồ và con riêng của Công an tỉnh quyết định. Cũng cay cú về việc em đưa đơn kiện anh ta về hành vi bạo lực gia đình và vi phạm luật hôn nhân một vợ một chồng nên anh ta luôn bôi nhọ danh dự và uy tín đe doạ em và gia đình bên ngoại. Bây giờ, em muốn đòi lại quyền nuôi cả hai đứa nhỏ và đón con theo diện đoàn tụ. Vấn đề của em bây giờ là không thể đón con nếu bố chúng không đồng ý. Chỉ có thể vì tất cả những lý do trên mà bố đứa trẻ bị cấm quyền thăm con tạm thời thì em nói có thể một mình đón con.
Vậy em mong được luật sư tư vấn giúp em xem trường hợp của em có thể đòi lại được quyền nuôi con và đón con ra nước ngoài đoàn tụ không?
Em rất mong được Luật sư giúp đỡ. Em xin chân thành cảm ơn!
Bạn và chồng thuận tình ly hôn, bản án của tòa công nhận cho bạn nuôi 2 cháu, tuy nhiên do hoàn cảnh bạn phải ra nước ngoài và viết giấy ủy quyền cho mẹ nuôi. Được một thời gian biết bạn đang ở nước ngoài bố bọn trẻ đã viết đơn ra toà đòi lại quyền nuôi cháu nhỏ và toà chấp nhận khi bạn không hề biết có những việc kiện tụng đó, như vậy là không hợp lý. Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn:
"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên...."
* Thủ tục và điều kiện đón con theo diện đoàn tụ:
Theo luật cư trú về đoàn tụ con cái, con bạn dưới 16 tuổi có thể sang đoàn tụ với bạn được sau khi bạn hoàn tất các thủ tục sau:
Về giấy tờ của con, bạn cần chuẩn bị:
- Tờ khai xin cấp thị thực dài hạn;
- 2 ảnh chụp 4 x 6 theo quy định;
- Hộ chiếu;
- Giấy khai sinh;
Về giấy tờ của bạn:
- Đơn xin đoàn tụ gia đình;
- Bản sao công chứng hộ chiếu, tem cư trú;
- Bản sao công chứng đăng ký kết hôn và quyết định ly hôn. Trong quyết định ly hôn của toà bạn được một mình chăm sóc và nuôi dưỡng con;
- Bằng chứng về thu nhập chứng nhận mức thu nhập hiện nay ít nhất là 3 tháng gần nhất;
- Photo công chứng quyền sử dụng nhà, nơi ở hợp pháp;
- Giấy chứng nhận cư trú công an hộ khẩu;
- Cam kết của người bố đồng ý cho bạn đón con.
Như vậy, bạn đón con theo diện đoàn tụ, xuất cảnh sang nước ngoài cần có sự đồng bằng văn bản của người cha, chứng minh mức thu nhập đảm bảo... không tồn tại trường hợp ngoại lệ.
Trường hợp hạn chế thăm nom quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 2014:
"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở."
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Theo quy định tại Điều 2 của Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007, hành vi “ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau” là hành vi bạo lực gia đình ngay cả khi vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Như vậy, hành vi bạo lực gia đình của chồng bạn xảy ra tại tời điểm đang nuôi con thì mới có thể được xác định là căn cứ hạn chế quyền thăm nom, còn nếu như sự việc đã xảy ra trước đây hiện tại chấm dứt hành vi bạo lực thì không còn là căn cứ để hạn chế quyền thăm nom nữa.
Ở đây bạn xác định rõ về quyền nuôi con của mình, nếu chồng bạn hiện tại được quyền nuôi con, tuy nhiên lại không còn đáp ứng được những điều kiện nuôi con như luật hôn nhân và gia đình quy định, bạn có thể làm đơn yêu cầu tòa thay đổi quyền nuôi con cho bạn để bạn có thể một mình nuôi con. Khi có quyết định thay đổi người nuôi con của tòa và đáp ứng được điều kiện đón con theo diện đoàn tụ bạn sẽ được đón con.
>> Xem ngay: Những thủ tục, giấy tờ cần thiết để ly hôn và giành quyền nuôi con?
2. Giành quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn?
Tôi nhất trí ra tòa để ly hôn kín. Cô ấy bảo tôi cứ ký vào vì là giả vờ như vậy nên tôi ký cho cô ấy nuôi cả hai con. Vì thương vợ con nên tôi mới làm vậy, ai ngờ giả thành thật. Vậy giờ tôi muốn nuôi một cháu thì tôi phải làm thế nào?
Xin chân thành cảm ơn Luật sư 1
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
Căn cứ luật hôn nhân và gia đình, hôn nhân được hiểu là kết hôn hay ly hôn là quyền nhân thân của mỗi người tuy nhiên, có những trường hợp ly hôn trên thực tế không phải vì tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể kéo dài mà vì mục đích khác. Căn cứ khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Đó chính là ly hôn giả tạo.
Rõ ràng, ly hôn giả tạo khác với trường hợp ly hôn thông thường. Thực chất của việc ly hôn giả tạo là nhằm mục đích khác chứ không phải chấm dứt tình trạng hôn nhân trầm trọng để giải thoát cho mỗi bên, để họ có cuộc sống riêng. Các mục đích hướng tới khi ly hôn giả trên thực tế có thể kể đến như:
- Trốn tránh nghĩa vụ về tài sản như: ly hôn để cho vợ/chồng toàn bộ tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ,…
- Vi phạm chính sách, pháp luật về dân số
- Để đạt được mục đích khác như: Ly hôn để lấy chồng nước ngoài sau đó bảo lãnh sang nước ngoài theo diện bảo lãnh….
Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các trường hợp cấm kết hôn, trong đó có liệt kê trường hợp ly hôn giả tạo tại điểm a khoản này.
Như vậy, ly hôn giả tạo là hành vi vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, xâm phạm tới trật tự quản lý xã hội và chế độ hôn nhân gia đình ở Việt Nam hiện nay. Việc cấm ly hôn giả tạo là hoàn toàn hợp lý bởi lẽ hôn nhân là chuyện trăm năm của đời người, nếu ly hôn xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới yêu cầu cơ quan pháp luật bảo vệ, khi đó những hệ lụy của nó tác động đến vợ chồng và con cái là rất khó khắc phục.
Hiện tại, vợ của bạn giành được quyền nuôi 2 con, tuy nhiên bạn có thể yêu cầu tòa thay đổi người trực tiếp nuôi con.
"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên."
Vì vậy, để có thể được giành quyền nuôi con, bạn cần có chứng cứ chứng minh bên vợ (cụ thể là người trực tiếp nuôi con) không đảm bảo được quyền lợi mọi mặt cho cháu (sức khỏe, việc học tập, sinh hoạt…) và bạn có đủ điều kiện để đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con hơn vợ thì Tòa sẽ căn cứ vào đó xem xét để ra phán quyết.
Hồ sơ đề nghị thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn:
- Đơn đề nghị thay đổi quyền nuôi con;
- Bản án ly hôn;
- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp;
Trình tự thủ tục thay đổi quyền nuôi con:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Bước 2: Nộp tiền tạm ứng án phí tại chi cục thi hành án nơi tòa án có trụ sở.
Bước 3: Tòa án thụ lý xem xét giải quyết.
Lưu ý:
- Tòa án có thẩm quyền là toàn án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015);
- Thời hạn Tòa án xem xét giải quyết từ 04 tháng đến 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
>> Xem ngay: Quyền nuôi con sau ly hôn thuộc về ai? Hướng dẫn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn?
3. Ly hôn và quyền nuôi con được quyết định như thế nào?
Trả lời:
Khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Vì vậy, bạn có thể đơn phương ly hôn hoặc nếu cả hai bạn đồng ý ly hôn thì bạn có thể nộp đơn ly hôn thuận tình.
Theo điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Theo quy định trên, các đương sự có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này được Tòa án ghi nhận trong Bản án. Nếu các đương sự không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án sẽ quyết định vấn đề này căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con và tuân theo nguyên tắc con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng (trừ trường hợp người mẹ không muốn nuôi dưỡng và không có điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét đến nguyện vọng của con.
Ba yếu tố chính để một thẩm phán xem xét phán quyết quyền nuôi con là: Dựa trên điều kiện kinh tế (thu nhập, nhà ở...); Điều kiện chăm sóc, giáo dục và phát triển nhân cách; Độ tuổi của con...
>> Tham khảo bài viết liên quan: Quyền nuôi con dưới 1 tuổi khi ly hôn mà hoàn cảnh khó khăn?
4. Quyền nuôi con 04 tháng tuổi thuộc về ai khi ly hôn?
Trả lời:
Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn, theo đó, bạn là người mẹ được trực tiếp nuôi con đối với con dưới 36 tháng tuổi trừ hai trường hợp là: giữa bạn và chồng bạn có thỏa thuận khác về quyền nuôi con hoặc chồng bạn có đủ căn cứ chứng minh bạn không đủ điều kiện trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con bạn. Bạn đang đi học không ảnh hưởng đến việc trực tiếp chăm sóc con.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Thủ tục đơn phương ly hôn và quyền nuôi con?
5. Tư vấn luật hôn nhân về quyền nuôi con nhỏ khi ly hôn?
Chị tôi biết nhưng vẫn chịu đựng để sinh nở, nuôi con. Đến nay không chấp nhận được nữa, hai bên đã cãi vã và quyết định ly hôn. Chồng chị tôi có khả năng hơn nên đòi nuôi con và buộc chị tôi gửi 1,5 triệu đồng/tháng để nuôi con, trong khi chị tôi làm việc với số lương cơ bản chỉ 2,9 triệu đồng/ tháng. Chồng chị còn đưa ra mấy bức hình chị tôi chụp cảnh chung với bạn (nam) để vu cáo chị tôi ngoại tình, không gửi tiền sẽ nộp kiện lên tòa, còn chị tôi thì không có chứng cứ nào chứng mình chồng chị ngoại tình. Tình hình chị tôi đang rất khó khăn, tôi kính mong luật sư tư vấn cho chị tôi nên làm thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Khoản 2, 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
"....2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Như vậy, nếu con của chị gái bạn dưới 36 tháng tuổi thì theo quy định trên, cháu bé sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Về vấn đề cấp dưỡng, khoản 1 Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
"Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết...."
Theo quy định trên, mức cấp dưỡng sẽ do chị gái của bạn và chồng của chị ấy thỏa thuận với nhau dựa trên thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của cháu bé. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa giải quyết. Xem ngay: Những thủ tục, giấy tờ cần thiết để ly hôn và giành quyền nuôi con
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.