1. Hình phạt với trường hợp che giấu tội phạm?

Kính thưa luật sư, hãy giúp tôi vấn đề này với ạ.

Mấy tối hôm trước lúc 23h đêm tôi đi chơi với bạn về, khi tôi đến đầu ngõ vào nhà thì phát hiện bạn cấp 3 của tôi (bạn trước kia chúng tôi chơi rất thân với nhau) đang cầm một túi bóng đen trên tay và đi với một trạng thái rất vội vàng, áo và người có dính máu. Tôi có dừng lại chào và hỏi thăm thì bạn bảo tôi rằng: "Chuyện tối nay mày gặp tao cấm nói ra cho bất kỳ ai, nếu mày nói cho bất kỳ ai, kể cả bố mẹ hay người yêu mày tao sẽ giết mày."

Được 2, 3 hôm sau, có cơ quan điều tra đến điều tra ở ngõ nhỏ nhà tôi và báo cho mọi người dân rằng có vụ án giết người man rợn, hiện tại họ đang điều tra và tìm kiếm chứng cứ. Điều đó khiến tôi giật mình nhớ ra mấy tối hôm trước tôi gặp bạn tôi với người dính đầy máu, tay cầm túi đen khiến cho tôi rất sợ và lo lắng, tôi chưa dám nói cho ai điều này cả.

Kính thưa Luật sư, tôi có nên đi trình báo công an hay cơ quan điều tra không? Nếu tôi không trình báo và coi như không biết có ảnh hưởng đến tôi và người nhà? Kính mong Luật sư giúp đỡ tôi!

Trả lời:

Che giấu tội phạm là tạo điều kiện cho người phạm tội trốn tránh trách nhiệm sau khi phạm tội, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra tội phạm cũng như người phạm tội. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

Thứ nhất, về câu hỏi bạn có nên trình báo với cơ quan điều tra hay không? Điều đó là nên làm bởi vì theo Điều 18 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 18. Che giấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Dù bạn không trực tiếp được nhìn thấy bạn năm xưa có phải đã phạm tội giết người mà cơ quan điều tra đang truy tìm hay không nhưng việc che giấu tội phạm khiến cho sự phát hiện tội phạm của các cơ quan chức năng trở nên rất khó khăn. Mặt khác, khi tội phạm bị bỏ sót, không được phát hiện kịp thời sẽ bị đe dọa, gây nguy hại đến các quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức và Nhà nước.

Cách tốt nhất bạn vẫn đến trình báo để cơ quan điều tra thêm.

Thứ hai, bạn hỏi rằng nếu bạn không trình báo và coi như không biết có ảnh hưởng đến bạn và người nhà bạn hay không?

Tối hôm bạn gặp bạn năm xưa của bạn theo như bạn đã kẻ lại trong tình huống thực sự rất đáng nghi rằng bạn ấy có thể là người thực hiện hành vi giết người mà cơ quan điều tra đang tìm kiếm.

Nếu trường hợp bạn không khai báo và giữ im lặng, trường hợp bạn năm xưa của bạn mà là chủ thể phạm tội giết người, sau đó có người phát hiện bạn che giấu người phạm tội khiến cho cơ quan điều tra khó khăn xác định người phạm tội thì chắc chắn bạn sẽ bị xử lý hình sự căn cứ theo Điều 18 và các điều luật khác của Bộ luật này.

Tội che giấu tội phạm đã được quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 389. Tội che giấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

a) Các điều 108, 109, 110, 111, 1 12, 113, 1 14, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;

b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;

c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;

d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;

đ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;

e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;

g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;

h) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;

i) Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;

k) Các điều 421, 422, 423, 424 và 425.

2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Chúc bạn may mắn!

 

2. Trường hợp che giấu tội phạm có bị xử lý hình sự?

Khách hàng: Kính thưa Luạt sư kính mến, trường hợp tôi không phải người thân thích của người phạm tội nhưng tôi biết được người đó đã hiếp dâm một bé gái 15 tuổi và không khai báo cho cơ quan điều tra thì tôi có bị xử lý hình sự không ạ? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Bạn không phải người thân thích của người phạm tội nhưng bạn lại che giấu người phạm tội thì bạn chắc chắn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi những căn cứ sau:

Thứ nhất, theo Điều 18 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 18. Che giấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Bạn thuộc vào trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều luât này.

Thứ hai, theo quy định tại khoản 2 Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 389. Tội che giấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

a) Các điều 108, 109, 110, 111, 1 12, 113, 1 14, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;

b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;..."

Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn biết người hiếp bé gái đang 15 tuổi, tức là người này sẽ có thể phạm tội theo Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Nếu có đủ căn cứ pháp lý bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tôi che giấu tội phạm và bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

 

3. Bố mẹ che giấu tội của con có phạm tội?

Khách hàng: Chào Luật sư, mong Luật sư cho tôi lời khuyên với. Chẳng là con tôi (19 tuổi) đang trong tuổi vừa trưởng thành, chưa chín chắn, con tôi vừa nói với tôi rằng con tôi vì mải mê đi đánh điện tử cùng bạn, số tiền vợ chồng tôi cung cấp cho con đi học hằng tháng không đủ nên con tôi đã đi trộm cắp tài sản của bà H (chủ trọ) với số tiền là 5 triệu đồng. Trước đó 1 năm con tôi cũng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản của chị H (cùng dãy trọ).

Bây giờ cơ quan điều tra đang vào cuộc, tôi rất thương con tôi, tôi không muốn khai báo cho cơ quan điều tra thì liệu tôi và vợ tôi có bị xử lý hình sự không?

Cảm ơn!

Trả lời:

Con anh đã 19 tuổi và hiện giờ đã trộm cắp tài sản của bà H với số tiền là 5 triệu đồng và trước đó cháu đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản của chị H (cùng dãy trọ). Vậy có thể con anh chị sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 73 của Bộ luật.

Cụ thể theo Điều 173 như sau:

"Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật...."

Con anh đã vi phạm điểm a khoản 1 Điều 173 Bộ luật này.

Tuy nhiên theo Điều 18 Bộ luật quy định như sau:

Điều 18. Che giấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Theo khoản 2 Điều 18 quy định về che giấu tội phạm thì anh chị là bố và mẹ của cháu, với Điều 389, anh chị sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự ới tội phạm của con gây ra.

 

 

4. Người che giấu tội phạm là ông ruột của cháu thì có phạm tội?

Khách hàng: Thưa luật sư, tôi là ông nội của cháu B, cháu tôi kể cháu tôi đã phạm tội hiếp dâm và hiện tại cơ quan điều tra đang vào cuộc để điều tra, vậy nếu tôi không khai báo thì tôi có bị chịu trách nhiệm hình sự không? Cảm ơn!

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 18 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 18. Che giấu tội phạm

2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Che giấu tội phạm tức là Bác biết và đã che giấu người phạm tội là cháu bác, về các dấu vết, tang vật của cháu bác hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội là cháu bác nhưng phải ngoại trừ tại Điều 389 Bộ luật này.

Theo Điều 389 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

"Điều 389. Tội che giấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

a) Các điều 108, 109, 110, 111, 1 12, 113, 1 14, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;

b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;

c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;..."

Theo như lời kể của bác thì cháu bác phạm tội hiếp dâm theo Điều 141 nhưng Bác không nói rõ nên trường hợp này Luật minh khuê xin chia ra 2 trường hợp như sau:

- Nếu cháu bác phạm tội hiếp dâm theo khoản 1 Điều 141 thì bác sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Trường hợp hai: Nếu Cháu bác phạm tội hiếp dâm thuộc khaonr 2, 3, 4 Điều luật này Bác sẽ chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 389. Tội che giấu tội phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

 

 

5. Che giấu tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự 

- Căn cứ pháp lý: Điều 18 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:

Điều 18. Che giấu tội phạm

1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.

2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Thứ nhất, theo Khoản 1 của điều luật đã mô tả dấu hiệu của hành vi che giấu tội phạm để phân biệt với hành vi đồng phạm và xác định trách nhiệm hình sự của hành vi che giấu tội phạm của những người này.
Theo đó, dấu hiệu của hành vi che giấu tội phạm để phân biệt với hành vi giúp sức trong đồng phạm là không có sự hứa hẹn trước; hành vi che giấu tội phạm được thực hiện khi tội phạm đã kết thúc nên không có tác động đến việc thực hiện tội phạm. Hành vi che giấu tội phạm được biểu hiện dưới hình thức hành động với lỗi cố ý trực tiếp của mình. Đó có thể là hành vi che giấu người đã và đang phạm tội, che giấu dấu vết, tang vật của người phạm tội hoặc là hành vi cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.
Điều luật này chỉ xác định về nguyên tắc vấn đề trách nhiệm hình sự của hành vi che giấu tội phạm. Khi giải quyết trách nhiệm hình sự của hành vi che giấu tội phạm phải căn cứ vào Điều 389 Bộ luật là điều luật quy định về tội che giấu tội phạm. Những người theo khảon 1 này che giấu tội phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Thứ hai, theo khoản 2 của điều luật này quy định trách nhiệm của công dân có quan hệ tình cảm giữa người che giấu tội phạm và người được che giấu trong một số trường hợp. Khoản 2 này quy đình về những người thân thích có sự bap che, che giấu đối với người phạm tội. Theo đó, điều luật xác định phạm vi những người không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong trường hợp không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội khác thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng, gồm: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội. Như vậy, điều luật khẳng định mọi trường họp che giấu tội xâm phạm an ninh quốc gia cũng như các tội khác thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng đều phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.