1. Thế nào là từ Hán Việt?

Trước thời kỳ Bắc thuộc nước A Nam nay là Việt Nam tạm thời chưa có chữa viết, hoặc có thể có chữ viết nhưng bị người Hoa xoá sổ chữ viết là cho người Việt bị lệ thuộc hoàn toàn vào người Trung Quốc. Đến khi Giao Chỉ bị nhà Hán chinh phục thì tiếng Hán cũng theo chân quan lại nhà Hán sang Giao Chỉ, từ đó người Việt đã tiếp xúc với tiếng Hán, và trực tiếp tham khảo, vay mượn từ ngữ của tiếng Hán.

 

1.1 Khái niệm từ hán việt

Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh. Về mặt âm thanh từ Hán Việt khi phát âm gần giống với tiếng Trung Quốc. Trong từ vựng tiếng Việt từ Hán Việt chiếm tỷ lệ cao. 

 

1.2 Từ ghép Hán Việt 

- Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.

>> Xem thêm: Viết một đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt hay nhất Văn mẫu lớp 7

 

2. Đơn vị cấu tạo nên từ Hán Việt

- Trong tiếng Việt có một số lượng lớn từ Hán Việt. Đơn vị cấu tạo nên từ Hán Việt là yếu tố Hán Việt. Mỗi một từ Hán Việt khi ta đọc lên nó sẽ tương ứng với một âm tiết, mỗi từ sẽ tương ứng với một yếu tố Hán Việt. 

- Hầu như các từ Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép, ví dụ một sốt từ ghét Hán Việt như: quốc, sơn, hải, thuỷ,...

- Có một số yếu tố có lúc dùng để tạo từ ghép nhưng cũng có lúc được dùng độc lập như một từ: hoa, quả, bút, bảng,...

- Có nhiều tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau, ví dụ như trong câu "con ruồi đậu vào mâm xôi đậu", trong câu trên có xuất hiện hai từ đồng âm là "đậu" và "đậu", từ đậu trong con ruội đậu là chỉ hành động của con ruồi, còn từ đậu trong mâm xôi đậu là từ chỉ sự vật, hai từ này trong câu tuy đồng âm nhưng ý nghĩa và cách dùng đang khác nhau. 

 

3. Vai trò của từ Hán Việt

Sự có mặt của từ Hán Việt làm cho tiếng Việt trở nên phong phú hơn, đa màu sắc hơn. Ngày nay trong kho tàng từ ngữ tiếng Việt đang tồn tại hàng loạt cặp từ thuần Việt và hán Việt có ngữ nghĩa khác nhau về màu sắc biểu cảm, phong cách trình bày.

 

3.1 Về sắc thái ý nghĩa: có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình.

VD: Ông A hôm qua bị "thổ huyết"

Trong câu lấy ví dụ trên cụm từ thổ huyết có ý nghĩa trừu tượng, mục đích chỉ hành vi hộc máu của ông A.

 

3.2 Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc, sắc thái tao nhã:

Nhiều từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, thanh nhã (trong khi có nhiều từ thuần Việt mang sắc thái thân mật, trung hoà, khiếm nhã,...)

VD: Phu nhân ngài Chủ tịch nước hôm nay hi sinh.

Trong câu ví dụ trên có sử dụng hai từ Hán Việt mang ý nghĩa biểu cảm tôn trọng, trang nhã, từ "Phu nhân" ám chỉ một cá thể là cách gọi khác của danh từ vợ, từ "hi sinh" là cách nói khác đi của sự kiện "chết". Việc sử dụng hai từ Hán Việt trong câu trên nhằm vừa thể hiện sự tôn trọng, kính cẩn và cũng nói giảm nói tránh về sự kiện chết để giảm bớt sự đau thương. 

Ngoài ra việc tạo sắc thái trang trọng, trang nghiêm, biểu thị sự tôn kính, trân trọng làm nổi bật ý nghĩa lớn lao của sự vật, sự việc của từ Hán Việt còn được thể hiện qua việc đặt tên các hội ở Việt Nam, ví dụ thay vì chúng ta luôn nói "Hội phụ nữ" thay vì nói "hội giới tính nữ hoặc hội đàn bàn", ví dụ chúng ta có Hội nhi đồng Cứu quốc (thay vì nói hội trẻ em cứu quốc)

Bên cạnh đó việc sử dụng từ Hán Việt còn tránh thô tục trong một vài hoàn cảnh, tránh gây mất thiện cảm với người đọc, người nghe, tránh một số những cảm giác ghê sợ, ví dụ như ta thường nói: đại tiện, tiểu tiện, hậu môn để tránh thô tục, kiếm nhã, gây ghê sợ.

3.3 Về sắc thái phong cách: từ Hán Việt có phong cách gọt giũa và thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính (còn tiếng Việt nhìn chung có màu sắc đa phong cách: giọt giũa, cổ kính, sinh hoạt, thông dụng,..)

VD: Huynh đệ nay đã xa ta, bằng hữu xung quanh chả còn mấy.

Trong câu trên hai danh từ "bằng hữu" có nghĩa là "bạn bè", "bằng hữu" có nghĩa là "anh em"

Cùng với đó việc sử dụng từ Hán Việt còn để mô tả chi tiết sắc thái cổ xưa, làm cho người đọc, người nghe có thể liên tưởng đến không khí xã hội phong kiến qua việc sử dụng câu từ.

Ví dụ như khi ta dùng các từ như: vương phi, thần thiếp, quý phi, bệ hạ, trẫm, khanh, nhà ngươi, nô tì, yết kiến, hoàng tộc, .... trong các tác phẩm văn học hoặc trong các trang sách lịch sử hào hùng của dân tộc thì khi người đọc được tiếp cận đều có thể ít nhiều mường tựa ra không khí thời xa xưa.

 

4. Cần chú ý gì khi sử dụng từ Hán Việt

- Từ Hán Việt đã góp phần quan trọng hình thành nên phong cách của tiếng Việt, tuy nhiên việc sử dụng từ Hán Việt chúng ta cũng cần thận trọng và chú ý, tránh trường hợp lạm dụng từ Hán Việt quá đà, mất đi bản sắc dân tộc ta, vì vậy khi sử dụng từ Hán Việt các bạn cần phải viết đúng các từ gần âm từ Hán Việt với từ thuần Việt. 

Ví dụ như tham quan thì nói viết thành thăm quan,..

- Ngoài ra, các bạn cũng cần phải chú ý về cách hiểu đúng từ Hán Việt để việc dùng từ đạt được mục đích, đúng ý muốn diễn tả, tránh hiểu nhẩm không đáng có. Việc hiểu đúng nghĩa từ Hán Việt là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định việc các bạn có sử dụng được loại từ này hay không, nên để trao dồi, mở rộng thêm vốn hiểu biết về từ Hán Việt các bạn nên tìm hiểu, học hỏi thêm ý nghĩa của từ Hán Việt thông qua việc đọc các tác phẩm văn học chữ nôm, vì đa phần các tác phẩm này đều hay vay mượn từ Hán Việt, điển hình là tác phẩm Truyện Kiều của cố thi sĩ Nguyễn Du, bên cạnh đó các ban có thể trao dồi thêm thông qua việc nghiên cứu từ điển Hán Việt.

Trên đây là toàn bộ nội dung phân tích về từ Hán Việt được công ty Luật Minh Khuê gửi đến quý khách hàng, chúc các bạn sẽ có thêm cảm hứng với môn Văn học cũng như các bạn sẽ học tốt môn học này!