Mục lục bài viết
- 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
- 2. Nội dung cốt lõi Tư tưởng Hồ Chí Minh
- 3. Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh
- 4. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh
- 5. Câu hỏi thường gặp về tư tưởng Hồ Chí Minh
- 5.1 Nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh?
- 5.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
- 5.3 Nền tảng để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách Mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
- Đây là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, từ đó phản ánh những vấn đề có tính quy luật của Cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về mục tiêu xây dựng về một đất nước Việt Nam hòa bình và thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Để đạt mục tiêu đó, con đường độc lập của dân tộc Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu và con đường này đúng theo lý luận Mác- Lê nin; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước cách mạng, xác định lực lượng cách mạng là toàn thể nhân dân Việt Nam yêu nước, xây dựng con người Việt Nam có năng lực và phẩm chất đạo đức cách mạng; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trên cơ sở quan hệ quốc tế hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; với phương pháp cách mạng phù hợp.
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Vệt Nam đã thông qua các văn kiện làm thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh này thể hiện những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Sau khi Đảng ra đời, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trải qua những thử thách và được khẳng định lại. Việc nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam cũng như vai trò của Người đối với quá trình phát triển của dân tộc từ sau khi thành lập là một giai đoạn không hề đơn giản. Đã có sự hiểu không đúng về Quốc tế cộng sản và từ một số người trong Đảng Cộng sản Đông Dương do những người này bị chịu ảnh hưởng lớn của đường lối, quan điểm tả khuynh của Đại hội VI Quốc tế Cộng sản năm 1928 trên vấn đề tập hợp lực lượng Cách mạng ở những nước thuộc địa. Nhưng thực tế đã chứng minh cho sự đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh và những người tham gia Hội nghị thành lập Đảng, vì vậy tư tưởng Hồ Chí Minh đã được khẳng định lại tại Đại hội II của Đảng tháng 2 năm 1951 nêu rõ "Đường lối chính trị, nề nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là Đường lối, tác phong và đạo đức Hồ chủ tịch ...Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Hồ chủ tịch; sự học tập ấy là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho Cách mạng đi mau đến thắng lợi hoàn toàn".
>> Xem thêm: Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
2. Nội dung cốt lõi Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;
- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;
- Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;
- Quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân
- Quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;
- Về phát triển kinh tế, văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;
- Về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân;
- Đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
- Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;
- Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, Đảng viên vừa là lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân...
>> Xem thêm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thể hiện như thế nào?
3. Vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đi tìm đường, mở đường, dẫn đường cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam theo mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao bản lĩnh chính trị, tầm nhìn trí tuệ, luôn luôn đổi mới sáng tạo, không bao giờ từ bỏ mục tiêu, con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn phải luôn luôn là quan điểm nhất quán của Đảng, trở thành hành động cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta trong công cuộc đổi mới. Đây là nội dung khởi đầu trong quá trình vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp phát triển cách mạng đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh kỳ vọng đất nước Việt Nam là đất nước ''Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" như tiêu ngữ sau quốc hiệu " Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" của văn bản hành chính Nhà nước do Người nêu lên. Trong di chúc của chính mình thì Người đã viết : ''Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới". Để biến mong muốn của Người thành sự thật, cần chú trọng một số điều sau:
Cần có quyết tâm chính trị cao. Đó là quyết tâm trong cách mạng tháng 8 :'' dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải dành cho được độc lập''; là ''toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải giữ vững quyền tự do độc lập''.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ quan niệm '' Nói đi đôi với làm'' ngay đầu tiên trong cuốn "Đường cách mệnh" khi nói chuyện với các đại biểu thân sĩ trí thức. Sự phồn vin của một dân tộc thể hiện ở chỉ số tổng hợp, trong đó có cả sự bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản, ở kết quả của quá trình phấn đấu đạt mục tiêu: " dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh".
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của Cách mạng Việt Nam. Cần thấu suốt tư tưởng Hồ Chí Minh "Đảng có vững thì cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy". Phải xây dựng Đảng ta là đạo đức là văn minh. Để Đảng xứng đáng với vai trò lãnh đạo, vai trò cầm quyền. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng hệ thống chính trị còn phải nói đến xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và xây dựng hệ thống chính trị xã hội khác. Đảng với vị trí, vai trò hạt nhân của hệ thống chính trị không thể trong sạch nếu Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác của dân yếu kém. Vì vậy, để vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay, cần chú ý xây dựng một Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội của nhân dân thực sự vững mạnh.
>> Xem thêm: Phân tích về nguồn gốc, cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
4. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là giá trị văn hóa trường tồn, dẫn đường cho dân tộc ta đi lên. Toàn đảng toàn dân ta tìm thấy trong di sản chủ tịch Hồ Chí Minh những giá trị của sự phát triển, của khát vọng vươn tới "Chân thiện mỹ ". Tư tưởng Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng cho nhận thức và hành động của toàn Đảng toàn dân trong công cuộc đổi mới, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, tiến hành nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ đất nước.
Hệ giá trị con người Việt Nam cần xây dựng trong sự nghiệp cách mạng nói chung và trong công cuộc giai đoạn hiện nay chính là những nội dung trên cơ sở bắt nguồn từ tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Di sản của chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản của một nhà hoạt động quốc tế lỗi lạc trong phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào vì hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới. Di sản đó không chỉ là tài sản của dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản của nhân loại tiến bộ. Những vấn đề toàn cầu mà chủ tịch Hồ Chí Minh hướng tất cả mọi người Việt Nam hướng tất cả mọi người có lương tri trên thế giới thực hiện đã góp phần xây dựng một thế giới tiến bộ, văn minh. Do đó, Unesco đã đánh giá rằng chủ tịch Hồ Chí Minh là một hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc khác vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thế giới luôn luôn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi với ý nghĩa truyền cảm hứng cho sự phát triển văn minh tiến bộ của nhân loại, làm cho các dân tộc, mọi người thoát khỏi sự áp bức, bất công, vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ.
>> Xem thêm: Bản chất giai cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
5. Câu hỏi thường gặp về tư tưởng Hồ Chí Minh
5.1 Nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh?
Nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh là về tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng các giai cấp bị thống trị, áp bức bóc lột, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh toàn dân, xây dựng Đảng luôn vững mạnh, trong sạch…
Không lấy nguyên mẫu của Chủ nghĩa Mác Lênin mà tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng khéo léo, sáng tạo nhằm tìm ra hướng đi riêng phù hợp với tình hình cách mạng của dân tộc Việt Nam.
Ngoài ra, tư tưởng Hồ Chí Minh còn được đúc kết bởi truyền thống đấu tranh của dân tộc, các giá trị văn hóa, tinh hoa của nhân loại.
5.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề chung cơ bản có liên quan đến cách mạng Việt Nam, đây là kết quả của quá trình vận dụng và sáng tạo dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin vào cách mạng Việt Nam.
5.3 Nền tảng để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
Đây không phải thứ có sẵn mà nó được hình thành dựa trên kinh nghiệm trải qua quá trình nhận thức và trao đổi của con người.
Về sự hình thành của tư tưởng Hồ Chí Minh không thể không nhắc đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc ta, đây đã trở thành nguồn động lực to lớn, thúc đẩy nhân dân ta đấu tranh giành lại độc lập tự do của dân tộc.
Đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, luôn được đời sau kế thừa và phát triển.
Tiếp đến là những hội tụ về văn hóa tinh hoa của nhân loại. Sự giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây đã ảnh hưởng khá nhiều đến nhận thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó tìm hiểu được những nét riêng biệt của từng quốc gia, vùng miền trong cách họ đấu tranh giải phóng dân tộc.
Quan trọng nhất và là nền tảng vững chãi là chủ nghĩa Mác Lênin. Sau khi đọc Luận cương của Lê-nin, Hồ Chí Minh đã tìm ra được con đường cách mạng cho riêng mình, cho riêng dân tộc Việt Nam. Đây được coi là con đường cách mạng đúng đắn nhất.
Ngoài những yếu tố trên thì không thể phủ nhận được tài năng lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh của dân tộc. Với tư chất thông minh công với lòng yêu nước nồng nàn mà ngay từ khi còn trẻ, Người đã phát huy được những phẩm chất cao quý tốt đẹp.
Luật Minh Khuê (tổng hợp)