1. Tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn muộn ?

Thưa luật sư, tôi có một thắc mắc như sau: Tôi và chồng tôi cưới nhau từ 2010 và có một đứa con sinh năm 2012 và đến năm 2013 mới đi đăng ký kết hôn giờ muốn đi đăng lý kết hôn thì cần làm thủ tục như thế nào ạ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: L.D

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân về kết hôn gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật Minh Khuê. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Khoản 1, Điều 8, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

"1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a)Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này."

Điểm a,b,c Khoản 2, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:

"2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;"

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, nếu hai anh chị đạt được những đầy đủ những điều kiện về độ tuổi, về sự tự nguyện giữa hai bên, không mất năng lực hành vi dân sự, không thuộc các điều cấm liệt kê ở trên thì được quyền kết hôn theo luật đinh.

Theo Điều 5, Nghị định số 77/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo nghị quyết 35/2000/QH10 về thi hành Luật Hôn nhân và gia đình., Thẩm quyền và thủ tục đăng ký kết hôn được quy định như sau:

"1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã), nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của một trong hai bên, thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Trong trường hợp cả hai bên không có hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi một trong hai bên đăng ký tạm trú có thời hạn, thực hiện việc đăng ký kết hôn.

2. Khi đăng ký kết hôn, các bên chỉ cần làm Tờ khai đăng ký kết hôn và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế.

Trong Tờ khai đăng ký kết hôn, các bên ghi bổ sung ngày, tháng, năm xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế. Trong trường hợp vợ chồng không cùng xác định được ngày, tháng xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế, thì cách tính ngày, tháng như sau:

Nếu xác định được tháng mà không xác định được ngày, thì lấy ngày 01 của tháng tiếp theo;

Nếu xác định được năm mà không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo."

Căn cứ vào quy định trên thì chị và chồng chị có thể đến UBND xã, phường thị trấn nới hai đăng kí hộ khẩu thường trú của chị hoặc chồng chị để thực hiện đăng kí kết hôn. Về thủ tục đăng kí kết hôn, hai anh chị chỉ cần làm giấy Tờ khai đăng kí kết hôn và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ thay thế hợp lệ. Trong tờ khai đăng kí kết hôn, nếu anh chị không xác định được ngày, tháng mà chỉ xác định được năm 2010 là thời gian xác lập quan hệ vợ chồng và chung sống với nhau trên thực tế thì lấy ngày 01 tháng 01 năm 2011.

Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.6162. Trân trọng./.

2. Đăng ký kết hôn hộ người khác có bị coi là kết hôn trái pháp luật không ?

Xin kính chào luật sư. Tôi và chồng thực hiện đám cưới năm 2015. Tuy nhiên, chúng tôi không trực tiếp đi đăng kí kết hôn mà lại do bố mẹ chồng tôi mang ra một tờ giấy chứng nhận kết hôn và yêu cầu hai người điền thông tin và kí vào đó. Sau đó, ông ba mang về quê đóng dấu và giữ lại bản gốc, đưa cho vợ chồng tôi bản sao. Sau này hôn nhân không hạnh phúc, tôi quyết định ly hôn nhưng nhà chồng không chịu, và cũng không giao ra giấy chứng nhận kết hôn cho chị. Chị về địa phưng để xin trích lục kết hôn nhưng lại không thấy số chứng minh thư nhân dân của chồng tôi trên sổ trích lục.
Tôi thắc mắc là việc đăng kí kết hôn thay có phải là kết hôn bất hợp pháp hay không và nếu là hôn nhân bất hợp pháp thì tôi phải làm thế nào để được ly hôn ?
Tôi rất mong nhận được câu trả lời chính xác nhất từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn mọi người đã bớt thời gian đọc thư của tôi. Kính thư.

Luật sư trả lời:

1. Việc đăng ký kết hôn thay có phải là hôn nhân bất hợp pháp không ?

Trước hết, ta cần biết thế nào là hôn nhân bất hợp pháp?

Hôn nhân bất hợp pháp hay hôn nhân trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn bao gồm các trường hợp:

- Nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật;

- Việc kết hôn không đảm bảo yếu tố tự nguyện;

- Người kết hôn bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn theo theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở ly hôn; Người đang có vợ chồng mà kết hôn; kết hôn giữa những người cùng dòng máu vê trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

- Kết hôn giữa những người cùng giới.

Theo Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 có quy định:

"Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn."

Khi đăng ký kết hôn cả hai người phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Như vậy, trong trường hợp này, vợ chồng chị không đến cơ quan đăng ký hộ tịch để trực tiếp đăng ký nên có thể hiểu rằng yếu tố tự nguyện là không được đảm bảo. Nếu như không thể đảm bảo yếu tố tự nguyện thì rất có thể hôn nhân của anh chị sẽ là hôn nhân trái pháp luật.

2. Nếu hôn nhân trái pháp luật thì làm thế nào để ly hôn ?

Theo Điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi kết hôn trái pháp luật thì có thể yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật. Nếu tại thời điểm Tòa án giải quyết việc kết hôn trái pháp luật mà hai bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật và cả hai bên đều có nguyện vọng yêu cầu quan hệ hôn nhân thì Tòa án sẽ công nhân quan hệ hôn nhân đó. Thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn sẽ là thời điểm quan hệ hôn nhân được xác lập.

Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật bao gồm: Thứ nhất, hai bên kết hôn chấm dứt quan hệ như vợ chồng, có thể hiểu rằng cuộc hôn nhân đó chưa từng tồn tại; Thứ hai, quyền ,nghĩa vụ cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn; Thứ ba, quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên sẽ được giải quyết như trường hợp chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ( Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Đối với trường hợp của chị, chị sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết việc kết hôn trái pháp luật. Khi tòa án giải quyết việc kết hôn trái pháp luật sẽ xảy ra hai trường hợp là tại thời điểm đó nếu hai bên nam nữ đủ điều kiện kết hôn thì có thể yêu cầu tòa án công nhân quan hệ hôn nhân, còn không có yêu cầu thì tòa án sẽ hủy việc kết hôn trái pháp luật. Với trường hợp này, nếu chị muốn giải quyết theo hướng cuộc hôn nhân này không đảm bảo tính tự nguyện thì chị có thể yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Khi Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật thì hai bên kết hôn sẽ chấm dứt quan hệ như vợ chồng.Như vậy, không đặt ra vấn đề ly hôn trong trường hợp của chị. Chị chỉ cần yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật để chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp. Trân trọng./.

3. Con riêng của mợ có được đăng ký kết hôn không ?

Chào luật sư, cho em hỏi, ông ngoại em là người sinh ra mẹ và cậu của em. Mà cậu của em lấy vợ đã có 1 nguời con riêng. Và giờ đã có 2 con chung. Vậy cho em hỏi em và người con riêng của mợ có được tính là huyết thống không ? Và có quan hệ trong 3 đời không, tụi em đăng ký kết hôn có được xem là vi phạm pháp lật không ?
Chân thành cảm ơn.

Em sinh ngày 17/08/1998 đến giờ em đã đủ tuổi đăng ký kết hôn chưa ạ?

Luật sư tư vấn luật Hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Khoản 17, 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

"Những người cùng dòng máu về trực hệ" và "Những người có họ trong phạm vi ba đời" được định nghĩa như sau:

"17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba."

Như vậy theo quy định của pháp luật những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Vậy giưuã bạn và con riêng của mợ không được coi là những người cùng 1 gốc sinh ra trong phạm vi ba đời này. Hai bạn nếu yêu thương nhau tự nguyện đảm bảo đủ những điều kiện kết hôn khác của luật hôn nhân và gia đình thì được kết hôn. Bài viết tham khảo thêm:Quan hệ với trẻ Em từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi có phạm tội không?

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Thủ tục đăng ký kết hôn và làm lại giấy khai sinh cho con ?

Chào luật sư, xin hỏi: Tôi và chồng của tôi bây giờ chưa đăng kí kết hôn vì vợ anh ấy bỏ đi mấy năm nay không có tin tức gì. Tôi làm thủ tục khai sinh cho con của tôi và chồng đã xong nhưng trong giấy khai sinh có ghi con ngoài giá thú kết hợp việc nhận cha con.
Vậy luật sư cho tôi hỏi thủ tục để chồng tôi li hôn với vợ của anh ấy như thế nào trước khi đi chị ấy đã kí vào đơn li hôn nhưng tòa không đồng ý vì chị ấy khác tỉnh và chưa nhập hộ khẩu nhà chồng. Còn về giấy khai sinh tôi muốn luật sư tư vấn giúp sau này chúng tôi đăng kí kết hôn thì có thể làm lại giấy khai sinh cho cháu được không vì tôi không muốn cháu là con ngoài giá thú suốt đời ?
Tôi rất cảm ơn luật sư!

Vấn đề đăng ký kết hôn và làm lại giấy khai sinh cho con ?

Tổng đài tư vấn về đăng ký kết hôn trực tuyến:1900.6162

Trả lời:

Hành vi anh chị sống chung như vợ chồng và sinh con trong khi anh vẫn còn đang có quan hệ vợ chồng với người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự 2015. Điều 182 quy định:

"1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó."

Nếu không, anh chị sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này, có thể bị phạt từ 1.000.000 đến 3.000.000đ

Nếu anh có đủ căn cứ để chứng minh vợ mất tích theo quy định của bộ luật dân sự 2015 thì anh có thể gửi đơn ly hôn đến Tòa án thì Tòa án sẽ giải quyết cho anh ly hôn.

Theo đó, khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án có thể tuyên bố người đó mất tích. Thời hạn hai năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo của tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Nếu chưa đủ căn cứ để anh chứng minh vợ mất tích thì anh có thể gửi đơn xin ly hôn đến Tòa án nhân dân huyện. Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

"Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không thể đạt được."

Anh và vợ đã không thể tiếp tục cuộc sống vợ chồng, không thực hiện các quyền, nghĩa vụ vợ chồng nên Tòa án sẽ xem xét và cho ly hôn.

​Khi vụ án được đưa ra xét xử, người có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp người vợ với tư cách là bị đơn không tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập thì xử lý theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.

- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì xử lý như sau: Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

Theo quy định nêu trên, khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà người vắng mặt tại phiên tòa thì vụ án ly hôn của vợ chồng sẽ được Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt người vợ

Sau khi Tòa án tuyên bố vợ chồng anh đã ly hôn thì anh chị có đến đăng ký kết hôn tại ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của anh hoặc chị.

Theo Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì phạm vi thay đổi, cải chỉnh hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch bao gồm:

1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tui theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đi với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bn chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Như vậy, việc đổi con ngoài giá thú thành con trong giá thú không nằm trong phạm vi được thay đổi, cải chính hộ tịch.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Khi nào thì đủ tuổi đăng ký kết hôn với nam và nữ ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em sinh ngày 17/08/1998 đến giờ em đã đủ tuổi đăng ký kết hôn chưa ạ?
Cảm ơn!
Người gửi : Vương Văn Tú

Luật sư trả lời:

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Nam nữ kết hôn phải đáp ứng điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

1. Về độ tuổi kết hôn

Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 trở lên, sẽ đáp ứng được điều kiện kết hôn theo quy định tại khoản 1- Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình và Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình:

2. Ngoài đáp ứng độ tuổi kết hôn thì nam nữ phải đáp ứng các điều kiện khác.

Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện, không mất năng lực hành vi dân sự vàkhông thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn sinh năm 17/08/2018 nhưng bạn không nêu rõ giới tính của mình, thì có thể dựa vào thời điểm hiện tại bạn có thể tính độ tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi và từ đủ 20 đối với nam để xác định bạn có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành.

Mọi vướng mắc pháp lý trong việc xác định điều kiện kết hôn, thủ tục kết hôn, hãy gọi ngay:1900.6162

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai - Công ty luật Minh Khuê