Mục lục bài viết
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900 6162
Ở Việt Nam hiện nay, ngành du lịch đang ngày càng phát triển, số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế ngày càng tăng cao. Nhìn thấy được những tiềm năng phát triển, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã thành lập công ty kinh doanh về khách sạn. Tuy nhiên, kinh doanh khách sạn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bài viết dưới đây công ty Luật Minh Khuê sẽ giải đáp một số câu hỏi như sau:
Điều kiện kinh doanh khách sạn là gì
Điều kiện kinh doanh khách sạn là điều kiện bắt buộc đối với các chủ thể , muốn kinh doanh khách sạn phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh khách sạn, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khách sạn.Khách sạn sẽ được phân loại theo hình thức sở hữu như sau:
- Khách sạn được thành lập theo công ty cổ phần.
- Khách sạn được thành lập thep công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên .
- Khách sạn Nhà nước.
- Khách sạn tư nhân.
Điều kiện kinh doanh khách sạn
- Điều kiện chung kinh doanh khách sạn bao gồm:
+ Đã thực hiện kinh doanh lưu trú du lịch.
+ Đảm bảo về an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường…theo đúng quy định của pháp luật.
- Về đầu tư cơ sở vật chất:
+ Diện tích của một khách sạn ít nhất phải đảm bảo 10 phòng, một phòng rộng 12m2 và 9m2 tùy thuộc vào phòng đơn hay phòng đôi. Tất cả cơ sở vật chất trong khách sạn phải đạt tiêu chuẩn một sao về thiết kế.
+ Ví trí của khách sạn luôn được bảo vệ an toàn, không gần những nơi ô nhiễm môi trường, khu vệ sinh công cộng, các cơ sở sản xuất độc hại…( khoảng cách ít nhất 100m ). Ngoài ra không được xây dựng khách sạn ở vị trí liền kề khu vực cần bảo vệ quốc phòng, an ninh.
+ Về nhân sự khách sạn, đảm bảo về trang thiết bị, trình độ chuyên môn, dịch vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng với mỗi loại, hạng khách sạn.
- Đáp ứng về an ninh, trật tự:
+ Thủ tục đăng ký, cấp phép và thành lập doanh nghiệp kinh doanh khách sạn phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
+ Khi kinh doanh khách sạn doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu về an ninh, trật tự. Phải có kế hoạch đề ra đảm bảo an ninh, trật tự.
- Doanh nghiệp kinh doanh khách sạn phải đủ điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy theo đúng quy định của pháp luật về việc phòng cháy, chữa cháy.
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh khách sạn
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên tham gia đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân.
+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
- Và một số giấy tờ khác kèm theo.
Hồ sơ xin cấp giấy phép an ninh trật tự cho khách sạn
- Bản sao giấy phép kinh doanh,
- Văn bản đề nghị cấp giaáy phép an ninh trật tự cho khách sạn.
- Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự khách sạn.
Nộp hồ sơ tại cơ quan công an quản lý hành chính và trật tự an toàn xã hội tỉnh, thành phố.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy cho khách sạn
- Đơn xin cấp phép đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy cho khách sạn.
- Sơ đồ khách sạn,
- Sơ đồ thoát hiểm cho khách sạn.
- Và một số giấy tờ khác kèm theo.
Nộp hồ sơ taị phòng cháy chữa cháy quận/ huyện hoặc tỉnh, thành phố tùy quy mô và số tầng xây dựng.
Ai có quyền thành lập khách sạn
Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng..
- Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp sau đây:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
+ Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị của mình như việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước,lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị....
Căn cứ vào Điều 50 Luật du lịch 2017 có quy định:
Điều 50. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch được tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao và 05 sao.
3. Thẩm quyền thẩm định, công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:
a) Tổng cục Du lịch thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 04 sao và hạng 05 sao;
b) Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, công nhận cơ sở lưu trú du lịch hạng 01 sao, hạng 02 sao và hạng 03 sao.
4. Hồ sơ đăng ký công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch theo mẫu do Bộ trưởng Bộ văn hoá, Thể thao và du lịch quy đinh;
b) Bản tự đánh giá chất lượng của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định trong tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch;
c) Danh sách người quản lý và nhân viên trong cơ sở lưu trú du lịch;
d) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch của người quản lý, trưởng bộ phận trong cơ sở lưu trú du lịch.
5. Trình tự, thủ tục công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch có thời hạn 05 năm. Sau khi hết thời hạn, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nhu cầu đăng ký xếp hạng lại cơ sở lưu trú du lịch thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 5 và 7 Điều này.
7. Phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
8. Biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch được gắn ở khu vực cửa chính của cơ sở lưu trú du lịch.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê