Mục lục bài viết
1. Tư vấn về khởi kiện đòi tiền lương ?
Ngày 19/6/2018 Anh và công ty G thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ, sau khi chấm dứt HĐ LĐ Anh có đi khiếu nại về vấn đề lương như đã trình bày ở Công đoàn KCN thì được hướng dẫn khởi kiện tại Tòa án.
Ngày 10/9/2018 anh nộp đơn khởi kiện công ty G yêu cầu trả số tiền còn thiếu trong những ngày nghỉ hàng tuần và ngày nghỉ lễ là 15 triệu. Hiện tại có 3 quan điểm:
-Quan điểm 1: Cho thụ lý nếu đã qua hòa giải cơ sở và xác định đây là tranh chấp HĐLĐ;
- Quan điểm 2: Cho thụ lý nhưng là kiện đòi lại tài sản vì tại thời điểm khởi kiện HĐLĐ đã chấm dứt;
- Quan điểm 3: Không cho thụ lý vì trong thời gian HĐLĐ tồn tại Anh không khởi kiện thì thôi và áp dụng điểm đ, khoản 1 điều 168 BLTTDS không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Xin chân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Quan điểm 1: Cho thụ lý nếu đã qua hòa giải cơ sở và xác định đây là tranh chấp HĐLĐ.
Có thể thấy rằng việc công ty thự hiện chi trả tiền lương như trên là trái với quy định của pháp luật.
Để xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này, căn cứ vào Bộ luật lao động 2019:
“Điều 187. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân.”
Khoản 1 điều 188 Bộ luật Lao động 2019, quy định:
“Điều 188. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.”.
Theo đó, xác định trong trường hợp này việc đòi tiền lương theo quy định của pháp luật là tranh chấp về hợp đồng lao động. Nên sẽ không thuộc các trường hợp quy định khoản 1 Điều 188 như trên. Do đó, bạn Hoàng Anh phải thực hiện hòa giải cơ sở trước, nếu như không hòa giải được thì mới thực hiện khởi kiện tại Tòa án. Quan điểm này được xác định là đúng.
Quan điểm 2: Cho thụ lý nhưng là kiện đòi lại tài sản vì tại thời điểm khởi kiện HĐLĐ đã chấm dứt.
Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015, việc đòi lại tài sản được quy định như sau:
"Điều 166. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó."
Có thể thấy rằng, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền đòi lại tài sản trong trường hợp sau đây:
-Thứ nhất, chủ sở hữu không chuyển tài sản của mình cho bất cứ người thứ hai nào, mà người đó đang chiếm giữ tài sản của chủ sở hữu mà không trả lại tài sản cho chủ sở hữu. Trường hợp này người đang chiếm hữu tài sản có thể thực hiện hành vi bất hợp pháp như trộm cắp, cướp giật…Hoặc hành vi chiếm hữu ban đầu là có căn cứ như thông qua hợp đồng, hoặc nhặt được tài sản đánh rơi, bỏ quên…nhưng không chịu trả lại tài sản cho chủ sở hữu, do đó hành vi thực tế chiếm hữu tài sản là không có căn cứ (bất hợp pháp).
- Thứ hai, chủ sở hữu chuyển tài sản cho người khác thông qua giao dịch như cho mượn, gửi giữ…người chiếm hữu hợp pháp không chuyển cho người thứ ba nhưng người thứ ba thực tế đang chiếm hữu vật. Trường hợp này người chiếm hữu hợp pháp có quyền kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không căn cứ để bảo vệ quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình.
-Thứ ba, chủ sở hữu chuyển tài sản cho người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu hợp pháp chuyển tài sản cho người thứ ba không được sự đồng ý của chủ sở hữu. Trường hợp này, người thứ ba có thể ngay tình hoặc không ngay tình đều phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu.
Theo đó, việc đòi tiền lương theo đúng quy định của Bộ luật lao động không phải là thực hiện kiện đòi tài sản.
Quan điểm 3: Không cho thụ lý vì trong thời gian HĐLĐ tồn tại Anh không khởi kiện thì thôi và áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Thời hiệu khởi kiện về tranh chấp lao động cá nhân theo quy định tại điều 190 BLLĐ 2019 như sau:
“Điều 190. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
4. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.”
Như vậy, theo quy định trên thì thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động sẽ là 1 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi của mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Trong trường hợp của bạn thì thời hạn này sẽ hết vào 27/5/2019 (vì ngày anh phát hiện ra quyền lợi của anh bị vi phạm là 27/5/2018). Hơn nữa, ngày anh chấm dứt HĐLĐ với công ty là 19/6/2018 vẫn chưa quá thời hạn 1 năm nói trên nên việc khẳng định Tòa án không cho thụ lý vì trong thời HĐLĐ tồn tại anh không khởi kiện là sai vì việc không thụ lý sẽ không phụ thuộc vào việc anh khởi kiện trước, trong hay sau khi chấm dứt HĐLĐ mà sẽ chỉ phụ thuộc vào việc có đủ điều kiện khởi kiện hay không và trong điều kiện khởi kiện sẽ bao gồm điều kiện về thời hiệu khởi kiện và thẩm quyền của Tòa án giải quyết. Như vậy, anh Hoàng cần tiến hành việc yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện việc hòa giải tranh châp giữa anh và công ty (vì thời hạn yêu cầu hòa giải vẫn còn đến ngày 27/11/gian 2018 - 6 tháng kể từ ngày 27/5/2018 là ngày anh Hoàng phát hiện ra quyền lợi của anh bị vi phạm). Và sau khi tiến hành thủ tục hoà giải này,mà không thành thì anh Hoàng sẽ có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động giữa anh và công ty để có thể đòi lại quyền là lợi ích hợp pháp cho mình.
2. Tư vấn về thủ tục khởi kiện đòi tiền lương?
Luật sư tư vấn pháp luật lao động về tiền lương, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Bộ luật Lao động 2019:
"2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này."
Theo như thông tin bạn cung cấp bạn bắt đầu làm việc tại công ty từ ngày 16/12/2017 đến ngày 20/03/2018 Giám đốc công ty ra quyết định cho bạn và một số người khác thôi việc. Trong trường hợp trên bạn và người sử dụng lao động không có sự thỏa thuận về thời hạn làm việc là bao lâu, tuy nhiên thời hạn mà bạn làm việc tại công ty là trên 1 tháng mà công ty lại không ký hợp đồng lao động với bạn mà chỉ thỏa thuận bằng miệng là vi phạm pháp luật lao động.
Bộ luật lao động quy định như sau:
"Điều 188. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại."
"Điều 190. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
4. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân."
Căn cứ vào các quy định trên và các thông tin mà bạn đưa ra thì bạn hoàn toàn có thể khởi kiện đòi lại tiền lương mà không cần phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động do bạn không còn làm việc tại công ty nữa. Như vậy, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động sẽ là 1 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi của mỗi bên tranh châp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án báo gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu) và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu), Sổ hộ khẩu gia đình (có sao y bản chính);
- Các tài liệu liên quan đến quan hệ lao động: nếu không cung cấp được hợp đồng lao động vì lý do công ty giữ bạn có thể trình bày cụ thể vào đơn khởi kiện, bảng lương, các hóa đơn, chứng từ về việc công ty thanh toán lương cho bạn, văn bản xác nhận thời gian bạn làm việc trên tàu của công ty....
- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);
Bạn nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nơi công ty đóng trụ sở, sau khi nộp đơn khởi kiện, Tòa án nhận và xem xét xem hồ sơ của bạn có hợp lệ và còn thời hiệu khởi kiện hay không. Nếu còn thời hiệu và hồ sơ hợp lệ, Tòa sẽ thụ lý và giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Tư vấn đòi tiền lương sau khi nghỉ việc ?
Anh chị có thể cho em hỏi khi em nghỉ mà công trường này không trả lương thì em có thể có biện pháp gì để lấy đc. (Em đã ký hợp đồng lao động với công ty em. Nhưng không đọc rõ thời hạn là bao nhiêu).
Em xin chân thành cảm ơn !
>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến công ty Luật Minh Khuê, căn cứ vào thông tin bạn cung cấp xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định của Luật lao động năm 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động
"Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động."
Như vậy, trong trường hợp công ty không trả đủ lương hoặc không trả lương không đúng thời hạn theo quy định trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục mà không thể trả lương đúng hạn được theo quy định tại Khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, thì bạn có quyền được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sử dụng lao động mà không cần phải đáp ứng thời hạn báo trước.
Về việc trả lương thì sau khi bạn nghỉ việc công ty có trách nhiệm trả lương cho bạn theo nguyên tắc sau:
"Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
..."
Theo đó công ty có nghĩa vụ trả lương cho trong thời hạn 14 ngày làm việc kể trừ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp được kéo dài không quá 30 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019.
4. Tư vấn về việc đòi tiền lương khi không ký hợp đồng lao động?
Ngày làm 9h từ thứ 2 đến thứ 6 ,ngoài giờ cộng thêm giờ hệ số 1 chia từ lương cơ bảng,thời gian làm viêc ,công việc được sự điều động của trưởng bộ thi công mới vô làm tôi đảm nhận 2 công trình sửa chữa 56 thủ khoa huân Q1,và vincom đồng khởi vincom đồng khởi, đặc thù là sửa chữa 22h đến 6h do điều động tôi phải làm.
Tôi có hỏi bộ phận hành chánh cty Phúc Gia Khang là làm đêm vây cty tính lương sao cty nói làm đêm là ngày hôm sau đươc nghi vẫn tính lương bình thường,nhưng công việc ngày hôm sau tôi vẫn làm bình thường đúng giờ không đươc nghỉ. Tôi làm tới 20/4 cty chưa có lương tôi thông báo xin nghỉ vì lương chậm,làm 22h đến 6h không nhân hệ số cty báo tôi bàn giao giấy tờ liên quan làm hết 29/4 sẽ cho nghĩ việc. Cty có thông báo qua mail là tới 10/5 cty không còn ai thắc mắc gì sẽ giải quyết thôi viêc cho tôi đến 12/5 tôi có liên hệ cty Phúc Gia Khang thì nó tôi chưa giải quyết hết việc không thanh toán cho tôi. Cty Phúc Gia Khang không ký hộp đồng lao đông với tôi ,làm 2 tháng cty không trả lương tôi không biết làm sao ?
Nhờ tư vấn dùm cho tôi làm thế nào lấy đươc tiền công cám ơn!
>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến:1900.6162
Trả lời:
Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chứng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định tại Điều 13. Hợp đồng lao động – Bộ luật Lao động 2019 thì:
"2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động."
Cũng theo quy định tại Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động – Bộ luật lao động 2019 thì:
"Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này."
Nếu công việc bạn làm ở công ty có thời hạn từ 1 tháng trở lên thì công ty có nghĩa vụ giao kết hợp đồng bằng văn bản với bạn.
Việc công ty không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với bạn là trái với quy định của pháp luật.
Hành vi này nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều sau:
Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động – Nghị định 88/2015 sửa đổi một số điều của Nghị định 59/2013 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động bảo hiểm và đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
…”
Bạn và công ty chưa giao kết hợp đồng lao động nên không có cơ sở để xác định về thời gian báo trước để thôi việc tại công ty.
Trong trường hợp này, sai phạm trước hết từ phía công ty đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn, bạn có quyền xin thôi việc mà không cần phải tuân thủ các quy định về thủ tục khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Để đảm bảo quyền lợi cho mình, bạn cần yêu cầu công ty thanh toán đầy đủ tiền lương đúng hạn cho mình, nếu công ty không thực hiện bạn có quyền làm đơn gửi ra phòng Lao động, thương binh và xã hội nơi công ty có trụ sở để yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết. Nếu hòa giải không thành thì bạn có thể gửi đơn trực tiếp đến tòa án nơi công ty có trụ sở để được giải quyết theo quy định tại Điều 187 và khoản 1 Điều 188 Bộ luật lao động 2019:
"Điều 187. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
3. Tòa án nhân dân."
"Điều 188. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
..."
5. Tư vấn đòi tiền lương và quyền lợi khác cho người lao động ?
Theo thỏa thuận, con tôi được học và miễn giảm toàn bộ chi phí, không phải đóng bất kỳ khoản phí nào phát sinh. Trong hợp đồng, phần tiếng Việt là "giảm 100% học phí. Phần tiếng Anh là "giảm 100% chi phí". Phần đính kèm hợp đồng là "đơn miễn giảm học phí". Thỏa thuận này được áp dụng từ tháng 11/2018, và tôi không phải đóng góp gì cho con. Tuy nhiên, cuối năm 2018, công ty thay đổi tổng giám đốc. Việc đầu tiên là tổng giám đốc yêu cầu một loạt nhân viên nghỉ việc, trong đó có tôi. Tôi không đồng ý nghỉ và cũng không đồng ý làm quyết định nghỉ việc cho các nhân viên khác vì vi phạm pháp luật. Sau đó, công ty tìm mọi cách để ép tôi và nhân viên trên phải bỏ việc. Với tôi, công ty yêu cầu tôi chuyển sang làm việc ở chi nhánh A, với chức danh là phụ trách hành chính. Khi tôi không đồng ý, công ty vẫn yêu cầu tôi làm các công việc vặt, việc hành chính và trong các cuộc họp toàn công ty, nói rằng tôi là người dư thừa, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không hợp tác...
Cuối tháng 2/2019, công ty ra quyết định chuyển tôi sang vị trí "trợ lý giám đốc từ ngày 1/3 đến ngày 30/4" làm việc tại A. Công việc trợ lý giám đốc hoàn toàn không phù hợp với chuyên môn và sức khỏe của tôi, tôi gửi văn bản cho công ty giải thích về chuyện đó và xin phép được tiếp tục làm việc tại địa điểm cũ (trụ sở công ty) vì lý do sức khỏe. Công ty không đồng ý và sau đó đã không trả lương cho tôi những ngày tôi không có mặt làm việc tại Vincom, Bà Triệu (từ 1/3 đến 15/4). Công ty gửi văn bản nói rằng, nếu sức khỏe của tôi không tốt, tôi có thể xin nghỉ không lương. Từ 16/4 đến 30/4 tôi nghỉ không lương và gửi đơn đến công ty nhưng tổng giám đốc lại không chấp nhận đơn và yêu cầu tôi phải nộp đơn trước nửa tháng. Ngoài ra, trong tháng 1 và tháng 2, công ty không trả đầy đủ lương gộp cho tôi theo như hợp đồng. Khi tôi yêu cầu gửi bảng lương và lý do, công ty cũng không đưa ra thông tin gì cả. Tôi được biết, công ty trả lương thiếu và không trả lương cho tôi trong hai tháng 3 và 4 là sai.
Nay tôi muốn làm đơn kiện công ty để đòi lại tiền lương, quyền cho con đi học mà không phải đóng phí thì có được không? Nếu được, công ty Luật Minh Khuê có thể giúp tôi như thế nào và chi phí là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người gửi: H.P.T
Luật sư tư vấn luật lao động gọi số:1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Với vụ việc của bạn, chúng tôi có thể phân tích hành vi của công ty mà bạn đang làm việc trên một số khía cạnh sau:
- Thứ nhất, về hành vi công ty tiến hành điều chuyển bạn sang làm công việc mới: vì bạn chưa nêu rõ việc điều chuyển của bên công ty với bạn diễn ra như thế nào, vì vậy, bạn có thể kiểm tra lại việc công ty tiến hành điều chuyển bạn sang làm công việc mới đã đúng với quy định của pháp luật dưới đây hay chưa: ví dụ, công ty đã đảm bảo thời hạn báo trước đối với bạn hay chưa, mức tiền lương trong thời hạn điều chuyển đã đúng hay chưa?
"Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
..."
Nếu công ty chưa đảm bảo các quyền lợi của bạn trong thời gian điều chuyển công việc như quy định nêu trên, bạn có quyền yêu cầu công ty phải hoàn thành các nghĩa vụ của mình. Nếu công ty không thực hiện, bạn có thể yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành, bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty của bạn đặt trụ sở để tòa án tiến hành giải quyết với trường hợp của bạn.
-Thứ hai, với việc công ty không thanh toán lương hoặc thanh toán lương chậm cho bạn, bạn có quyền đòi lại quyền lợi cho mình theo quy định Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
"Điều 94. Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định."
Nếu công ty không giải quyết quyền lợi về tiền lương cho bạn, bạn có thể yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành, bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty của bạn đặt trụ sở để tòa án tiến hành giải quyết với trường hợp của bạn tương tự như vấn đề về điều chuyển công việc của bạn như đã nêu trên.
- Thứ ba, với cam kết quyền cho con đi học mà không phải đóng phí: vấn đề này cần căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động để xác định các bạn có thỏa thuận như thế nào vì trong trường hợp của bạn, bản tiếng anh và bản tiếng việt hợp đồng lao động có sự khác nhau, cần xác định xem bản nào được ưu tiên áp dụng trong trường hợp này để xác định cho con bạn quyền lợi theo hợp đồng đó. Nếu bản hợp đồng tiếng việt có giá trị ưu tiên áp dụng thì con bạn vẫn được hưởng các quyền lợi như bạn và công ty đã cam kết trong hợp đồng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động - Công ty luật Minh Khuê