Tôi là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong một vụ án tranh chấp dân sự vì vậy để đảm bảo quyền lợi của mình và những người thân trong gia đình tôi đã nộp đơn yêu cầu tòa án thẩm phán tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho là chưng cầu giám định chữ ký của các thành viên trong gia đình nhằm làm rõ những chữ ký trong tài liệu của vụ án mà tòa án thành phố đang thụ lý xét xử phúc thẩm nhưng đến nay vẫn chưa thấy yêu cầu của tôi được đề cập đến vì vậy tôi muốn chưng cầu giám định chữ ký để đảm bảo quyền lợi của mình trong phiên xét xử thì tôi phải làm gì và xin giám định ở đâu thủ tục thế nào? Rất mong sự tư vấn của luật sư để tôi có được quyền giám định chữ ký của mình.
Xin chân thành cảm ơn luật sư Minh Khuê!
Người gửi:V.H
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự của công ty luật Minh Khuê.
Luật sư tư vấn trực tuyến gọi:1900.6162
Trả lời:
Chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty luật Minh Khuê,với thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Luật giám định tư pháp của Quốc hội, số 13/2012/QH13
Nội dung tư vấn:
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật giám định tư pháp năm 2012:
“1. Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.”
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Luật giám định tư pháp năm 2012:
“3. Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ,trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.”
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật giám định tư pháp năm 2012:
“Điều 22. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp
1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.”
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Luật giám định tư pháp năm 2012:
“Điều 26. Yêu cầu giám định tư pháp trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, vụ án hình sự
1. Người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định”.
Như vậy trong trường hợp này của bạn là một vụ án dân sự nên sau khi bạn có đơn yêu cầu gửi tòa án thẩm phán tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để chưng cầu giám định chữ ký của các thành viên trong gia đình nhưng không được giám định thì bạn có quyền tự mình yêu cầu giám định sau 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.Bạn nộp đơn yêu cầu và kèm theo giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật giám định tư pháp năm 2012.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900 6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn luật dân sự.