1. Vai trò của các Đảng phái trong tổ chức và hoạt động Bộ máy nhà nước:

1.1 Khái quát chung về vai trò của các Đảng phái trong tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước

Trong mục nói về sự xuất hiện và định nghĩa các đảng phái, ít nhiều đã đề cập đến vị trí, vai trò của các đảng phái chính trị trong xã hội. Phần này chỉ tập trung phân tích vị trí, vai trò các đảng phái trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản.

Có thể nói rằng, trong đời sống chính trị hiện nay của nhà nước tư sản, hoạt động của các đảng phái chính trị đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động của đảng phái đôi khi đã làm cho các cơ quan nhà nước hoạt động không theo đúng tinh thần của pháp luật và làm cho pháp luật nhiều khi trở thành hình thức. Đây là nguyên nhân làm cho hiến pháp, pháp luật của nhà nước tư bản chưa phát huy đúng hiệu lực trên thực tế.

Đời sống chính trị đòi hỏi những khuynh hướng, những lập trường chính trị khác nhau phải được kết thành những ý chí nhất định. Các chính đảng phải hành động như những cơ quan xúc tác phối hợp những nguyện vọng tiềm tàng, hệ thống hóa những tiềm vọng, những ý kiến khác nhau, thậm chí có nhiều khi còn là mâu thuẫn lẫn nhau, thành một chương trình hành động cụ thể, thành một chính sách nhất định.

Vạch ra một chương trình chung thể hiện đường lối xây dựng pháp luật, các thiết chế Nhà nước cần thiết để bảo vệ các quyền con người, quyền công dân bảo vệ trật tự xã hội, duy trì công bằng xã hội, bảo vệ thiên nhiên và môi trường v.v... và tuyên truyền đường lối chính sách đó nhằm thuyết phục dân chúng để giành được nhiều ghế trong nghị viện để có thể có điều kiện thực thi đường lối chính trị của mình là chức năng quan trọng nhất của các đảng phái chính trị.

1.2 Vai trò của các Đảng phái trong tổ chức và hoạt động Bộ máy nhà nước ở các nước cụ thể

Theo quy định của pháp luật nhà nước Anh, Nữ hoàng được quyền bổ nhiệm Thủ tướng Anh - Người đứng đầu bộ máy hành pháp (cai trị) nhà nước Anh. Song Nữ hoàng Anh không thể bổ nhiệm một người nào khác ngoài thủ lĩnh của đẵng cầm quyền (đảng chiếm đa số ghế trong hạ viện Anh).

Ở Anh, Mỹ và những nơi có hệ thống lưỡng đảng, một trong hai đảng này thay nhau-cầm quyền. Còn những nước có hệ thống đa đảng, không có đảng nào chiếm đa số ghế trong quốc hội, thì buộc phải thành lập chính phủ liên minh các đảng phái. Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của các đảng phái chính trị là phấn đấu trở thành đảng cầm quyền. Và muốn trở thành một đảng cầm quyền, thì trước hết chính đảng phải có vai trò tổ chức để vạch ra “ý chí chung”, tiến hành một cuộc đấu tranh bằng nhiều biện pháp để giành được chính quyền nhà nước. Tất cả những vai trò khác sẽ đi từ vai trò này một cách tự nhiên.

Các đảng phái chính trị tư sản trở thành đảng cầm quyền thông qua các cuộc bầu cử nghị viện. Trong thế giới tư bản, bầu cử là cuộc đấu tranh công khai giữa các đảng phái chính trị. Thông qua bầu cử, xác định được đảng cầm quyền. Đảng này đứng ra thành lập chính phủ. Muốn trở thành một chính khách thì thông thường trước hết phải là đảng viên của đảng cầm quyền. Các đảng viên của đảng cầm quyền phải cạnh tranh lẫn nhau để được lọt vào ban lãnh đạo đảng cầm quyền thì mới có cơ hội trở thành những quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước tư sản.

Mặc dù được quy định hay không được quy định thì việc giới thiệu ứng cử viên vào nghị viện, vào các Vị trí cao nhất của nhà nước tư sản thực tế đều là thẩm quyền riêng của các đảng phái chính trị. Lịch sử đã cho thấy không mấy người ứng cử tự do mà trở thành đắc cử. Việc các nhà nước tư sản áp dụng phương pháp bầu cử đại diện tỷ lệ, bầu cử theo thể thức liên danh, chính là bầu cử theo đảng phái.

Sau khi đã trở thành đảng cầm quyền - đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện thành lập chính phủ. Mọi hoạt động của chính phủ này đều phải thể hiện ý chí của đảng cầm quyền thông qua ý chí của người thủ Imh.

Việc nhân dân Mỹ, lựa chọn bầu tổng thống, cũng như nhân dân Anh lựa chọn bầu hạ nghị sĩ vào Hạ viện chính là việc nhân dân các nước này lựa chọn một đảng phái chính trị làm đại diện cho họ.

Một trong những vai trò quan trọng của các đảng phái chính trị tư sản là vai trò đối lập của các đảng phái chính trị không cầm quyền. Sự đối lập này thể hiện rất rõ trong hoạt động các đảng phái chính trị của nhà nước Anh, Mỹ nơi điển hình của hệ thống lưỡng đảng. Ngoài chính phủ đảng cầm quyền, pháp luật Anh còn cho phép thành lập “Nội các trong bóng tối” của đảng phái đối lập. Thủ tướng của “Nội các trong bóng tối” này được nhà nước ưả lương. Nhiệm vụ cụ thể thể hiện chức năng đối lập của đảng đối lập là tìm ra những khiếm khuyết trong chính sách của đảng đang cẩm quyền, canh chừng cẩn thận những người đàng thi hành nhiệm vụ cai trị đất nước dưới sự hướng dẫn của đảng đa số đang cầm quyền, chính sự đối lập này đã có tác dụng nhất định trong việc thận trọng hơn khi nhà nước tư sản đưa những quyết định của mình ra thực hiện. Sự đối lập này được coi là sự đối lập có trách nhiệm.

2. Vai trò của đảng phái với bầu cử:

2.1 Khái quát chung về vai trò của đảng phái với bầu cử:

Đảng phái được sinh ra từ những quan điểm nhìn nhận về xã hội có màu sắc khác nhau. Đảng phái nào cũng muốn xã hội phải tôn trọng và thực hiện những lý tưởng của mình vì vậy vận động tranh cử là một chức năng quan trọng của đảng phái. Sau khi thắng cử trở thành đảng cầm quyền nhờ quyền lực Nhà nước mà Đảng đó thực hiện được ý tưởng của mình.

Để thực hiện chức năng này, các đảng phái có nhiệm vụ giới thiệu ứng cử viên. Việc giới thiệu này có nước quy định thành quy phạm pháp luật, có nước không quy định thành quy phạm pháp luật. Cho dù quy định hay không quy định việc giới thiệu ứng cử viên tranh cử trở thành đặc quyền của các đảng phái chính trị.

Nói chung, trong lịch sử bầu cử tư sản hãn hữu có trường hợp ứng cử viên tự do mà thắng cử. Mặc dù rất ít nước tư sản pháp luật quy định các đảng phái được đặc quyền giới thiệu ứng cử viên. Nhưng trên thực tế các đảng phái chính trị đóng voi trò rất lớn trong việc giới thiệu ứng cử viên. Việc giới thiệu này đã trở thành một trong những chức năng chính trị lớn nhất của các đảng phái chính trị. Trong thế giới tư bản, bầu cử là cuộc đấu tranh hết sức gay gắt giữa các đảng chính trị.

Vấn đề đặt ra ở đây là đảng phái nào được quyền giới thiệu ứng cử viên theo pháp luật quy định và phải được thực tế chấp nhận. Về nguyên tắc, nhà nước tư sản thừa nhận đảng phái nào giành được một số lượng ghế nhất định trong cuộc bầu cử trước sẽ có quyền giới thiệu ứng cử viên cuộc bầu cử tiếp theo, hoặc thấp hơn là chỉ cần nhận được một lượng số phiếu thuận nhất định trong cuộc bầu cử lần trước.

Các đảng phái chính trị giới thiệu ứng cử viên vào quốc hội cũng như vào các chức danh quan trọng khác của nhà nước theo các thể thức hết sức khác nhau, tùy theo quy định hoặc theo thông lệ của từng đảng phái và của từng nước.

Cách thức giới thiệu cổ điển nhất là thông qua một ủy ban lựa chọn, ủy ban lựa chọn thông thường chỉ bao gổm một thành phần rất hẹp, từ hai đến ba người đảng viên cao cấp, chính khách hữu danh của các đảng phái tham gia vào công việc lựa chọn ứng cử viên. Họ làm việc một cách bí mật. Phương pháp này sau gặp rất nhiều chỉ trích, chỉ còn được áp dụng ở những nước tư bản chậm phát triển.

Cách thứ hai, tất cả các đảng viên của đảng, ít nhiều đều được tham gia vào việc giới thiệu ứng cử viên. Đảng được tổ chức thành các chi bộ. Qua các chi bộ, đảng viên cử đại diện của mình. Các đại diện này họp thành hội nghị đảng địa phương, để lựa chọn ứng cử viên. Các ứng cử viên được đưa về trung ương phê chuẩn (Anh quốc). Cách lựa chọn này được gọi là cách lựa chọn bán trực tiếp.

Cách thứ ba, các đảng phái tổ chức các Hội nghị đảng để lựa chọn ứng cử viên, gọi là các cuộc bầu cử sơ bộ.

Mỗi đảng cho in lá phiếu riêng của mình. Trên mỗi lá phiếu có ghi tên ứng cử viên dự định ra tranh cử. Cử tri nhân lá phiếu sẽ vạch một chữ thập trước ứng cử viên mà mình ưa thích nhất, úhg cử viên nào có nhiều chữ thập nhất sẽ được đảng đưa ra tranh cử cho đảng trong một cuộc tuyển cử chính thức.

2.2 Vai trò của đảng phái trong bầu cử của một số nước điển hình

Ở Mỹ, đảng cộng hòa, đảng dân chủ giành độc quyền trong việc giới thiệu ứng cử viên Tổng thống và ứng cử viên vào Quốc hội Mỹ.

Các đảng phái khác chỉ giành được quyền giới thiệu khi trong cuộc bầu cử lần trước giành được từ 3 đến 5% phiếu bầu trong mỗi bang. Các đảng Cộng hòa và Dân chủ thực hiện quyền đề cử của mình bằng cách tiến hành các cuộc bỏ phiếu bầu ứng cử viên trong các hội nghị đảng viên. Người ta gọi các cuộc bỏ phiếu này là cuộc bầu cử sơ bộ (cuộc bầu cử đầu tiên). Người được gọi là ứng cử viên chính thức là người có nhiều phiếu hơn (đa số tương đối hay đa số tuyệt đối tùy theo quy định của mỗi hội nghị đảng). Vòng hai chỉ tổ chức cho những người có nhiều phiếu nhất ở vòng đầu.

Ở nước Anh, trước năm 1969, ứng cử viên được giới thiệu vào Hạ viện không cần phải đảng phái. Nhưng sau này thực tế đã chỉ ra rằng, việc giới thiệu cần phải theo các đảng phái chính trị. Hai đảng Bảo thủ và Công đảng về cơ bản giữ độc quyền trong việc giới thiệu ứng cử viên. Việc giới thiệu này được tiến hành ở các tổ chức đảng địa phương, dưới sự lãnh đạo .tập trung của cơ quan đảng trung ương. Trong nhiều trường hợp phải có sự đồng ý của Ban chấp hành trung ương thì ứng cử viên mới được lập danh sách.

Tại Cộng hòa Liên bang Đức, việc giới thiệu các ứng cử viên là đặc quyền của các đảng phái chính trị. Những đảng có từ 5 ghế trở lên trong nghị viện mới được giới thiệu ứng cử viên bầu vào Nghị viện khóa tiếp theo. Những đảng mới được thành lập, muốn được giới thiệu phải trình cơ quan phụ trách bầu cử cấp Liên bang những chứng từ có liên quan đến hoạt động của đảng mình như: Điều lệ, cương lĩnh, số lượng đảng viên và các cơ quan cấu thành.

Cơ quan phụ trách công việc bầu cử Liên bang kiểm tra các tài liệu trong phiên họp công khai có đại diện của đảng xin được giới thiệu ứng cử viên, quyết định cho phép đảng mới thành lập được quyền giới thiệu ứng cử viên. Theo pháp luật bầu cử của Cộng hòa Liên bang Đức, chậm nhất là 37 ngày trước ngày bầu cử, ủy ban trung ương (cơ quan phụ trách công việc bầu cử cấp liên bang) phải cung cấp cho cơ quan bầu cử cấp địa phương danh sách những đảng phái nào nghiễm nhiên được quyền giới thiệu ứng cử viên và những đảng nàó mởi được đăng ký cho phép giới thiệu ứng cử viên.

CƠ SỞ PHÁP LÝ: Hiến pháp nước Cộng hòa Ba Lan 1997; Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993; Hiến pháp Italia 1947; Hiến pháp Nhật Bản 1946; Hiến pháp cộng hòa Xéc năm 1992; Đạo luật Liên bang Áo năm 1970.

Trân trọng!

Công ty Luật Minh Khuê (sưu tầm & tổng hợp)