1. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ giúp Nhà nước thực hiện chính sách quản lí đổi với các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với một so hàng hoá, dịch vụ

Việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất giúp cho Nhà nước có thể nắm bắt được một cách tương đối chính xác số lượng thực tế các cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong nền kinh tế, cũng như năng lực sản xuất của từng cơ sở sản xuất từng loại mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Khả năng này giúp Nhà nước sắp xếp có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và có chính sách điều chỉnh thích hợp đối với các hoạt động này.

Việc thu thuế tiêu thụ đậc biệt ở khâu nhập khẩu cũng giúp Nhà nước quản lí được hoạt động nhập khẩu mặt hàng, dịch vụ được coi là đặc biệt, không khuyến khích tiêu dùng. Thuế tiêu thụ đặc biệt thu vào hàng hoá, dịch vụ chịu thuế ở khâu nhập khẩu còn nhằm hạn chế việc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài, qua đó, khuyến khích việc tiêu dùng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cùng loại sản xuất ttong nước. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chủ trương bảo hộ sản xuất trong nước mà hầu hết các quốc gia theo đuổi.

Hơn nữa, trước thời đỉểm Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế, Chính phủ đã thực thi chính sách ưu đãi về thuế suất đối với một số mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sản xuất trong nước (như bia hơi, rượu có nồng độ cồn thấp, thuốc lá sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước, và ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước). Chính sách ưu đãi này đã tạo điêu kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất tích luỹ, mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh để chuẩn bị bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa, chính sách ưu đãi nói trên còn khuyến khích sử dụng nguyên liệu trong nước, từ đó góp phần đảm bảo việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động.

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ kinh tế để Nhà nước điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý:

Nói đến điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư người ta thường nghĩ tới vai trò hàng đầu của thuế trực thu, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, thuế gián thu, điển hình là thuế tiêu thụ đặc biệt, cũng phần nào đảm đương được vai trò này.

Thuế tiêu thụ đặc biệt không đánh vào tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ mà chi đánh vào một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt Nhà nước không khuyên khích tiêu dùng. Mức độ động viên của Nhà nước thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt, vì vậy thường cao hơn so với mức độ động viên thông qua các sắc thuế gián thu khác. Bản thân thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là thuế gián thu, do đó, thuế suất cao sẽ làm cho giá bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tăng lên. Hệ quả là đối tượng tiêu dùng các mặt hàng và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không thể là quảng đại quần chứng lao động mà chỉ là những tầng lớp khá giả trong xã hội. Ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào những hàng hoá không được khuyến khích tiêu dùng, có thể do chúng có khả năng gây ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ người sử dụng như thuốc lá, rượu, bia; hoặc đánh vào những hàng hoá chỉ được sử dụng bởi những người có thu nhập cao và rất cao trong xã hội như: ô tô, tàu bay, du thuyền...; hoặc loại thuế này còn đánh vào việc sử dụng những dịch vụ không thực sự cần thiết cho cuộc sống như: vũ trường, mát-xa, ka- ra-ô-kê, ca-si-nô...

Như vậy, thông qua việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt, Nhà nước, một mặt, có thể định hướng tiêu dùng xã hội, góp phần tích cực vào việc hình thành xu hướng tiêu dùng xã hội lành mạnh, xu hướng tiêu dùng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của đất nước. Mặt khác, cũng thông qua việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhà nước còn có thể huy động một bộ phận thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao và có khả năng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ không thiết yếu, không được khuyến khích tiêu dùng vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho những mục tiêu công cộng, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm ổn định và tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước

Thuế tiêu thụ đặc biệt mặc dù có diện thu hẹp nhưng lại có thuế suất cao hơn thuế suất của các loại thuế gián thu khác, vì vậy, sổ tiền thu được từ thuế tiêu thụ đậc biệt chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách nhà nước. Theo các con số thống kê, ở nước ta, tỉ trọng số thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt lớn thứ tư trong tỉ trọng các số thu của từng sắc thuế hiện hành; số thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm từ 15 đến 18% trong tổng số thu từ thuế gián thu, chiếm từ 7 đến 10% trong tổng thu thuế và phí. Tốc độ tăng tỉ trọng thu ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt trong tổng thu ngân sách nhà nước từ thuế, phí và lệ phí qua các năm: 2003 là 6,39%, năm 2004 là 7,45%, năm 2005 là 7,73%, năm 2006 là 7,46% và năm 2007 là 9,49%.

2. Hạn chế chủ yếu của thuế tiêu thụ đặc biệt

Mặc dù có những vai trò tích cực nói trên, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng có những mặt hạn chế nhất định. Hạn chế chủ yếu nảy sinh từ việc áp dụng hệ thống thuế suất cao của thuế tiêu thụ đặc biệt có nguy cơ tiềm ẩn hành vi trốn lậu thuế thông qua hoạt động chuyển giá.

Chuyển giá là hành vi do các cơ sở kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá hàng hoá, dịch vụ trong các giao dịch mua, bán giữa các cơ sở kinh doanh có mối quan hệ đặc biệt, với mục đích giảm thiểu tới mức có thể nghĩa vụ thuế của các bên trong giao dịch đối vói nhà nước. Theo OECD, giá được chuyển (transíer prices) thông qua việc giao hàng hoá (kể cả tài sản vô hình) hoặc cung ứng dịch vụ giữa các doanh nghiệp có liên quan, không phản ánh giá thị trường một cách trung thực, bình thường, tự nhiên và đúng với thực tế. Thông thường, khi nói về hiện tượng chuyển giá, người ta thường nghĩ tới những giao dịch thương mại diễn ra giữa các chi nhánh trong cùng một công ti đa quốc gia, làm phát sinh nghĩa vụ thuế trong hai hệ thống pháp luật khác nhau. Khi đó hành vi chuyển giá thường được tiến hành theo hướng giá cả của hàng hoá, dịch vụ trong giao dịch được xác định sao cho có thể chuyển nghĩa vụ thuế từ chi nhánh kinh doanh ở quốc gia áp dụng hệ thống thuế suất cao sang chi nhánh kinh doanh ở quốc gia áp dụng hệ thống thuế suất thấp. Tuy nhiên, hiện tượng chuyển giá còn có thể diễn ra trong phạm vi những công ti trong cùng một tập đoàn, hoặc giữa các công ti có quan hệ đặc biệt, hoạt động trong phạm vi biên giới của một quốc gia. Hiện tượng này thường diễn ra trong trường hợp chủ thể sản xuất hàng hoá chịu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt muôn giảm bớt nghĩa vụ thuế tiêu thụ đặc biệt của mình bằng cách bán hàng cho cơ sở kinh doanh có mối quan hệ đặc biệt với giá bán thấp hơn giá thị trường.

Trên thực tế, pháp luật các nước thường quy định hệ thống thuê suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao nhằm hướng dẫn tiêu dùng hợp lí và điều tiết thu nhập xã hội; mặt khác, các quốc gia thường chỉ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt một lần vào khâu sản xuất và nhập khẩu, chứ không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào khâu bán lẻ những mặt hàng nói trên. Các cơ sở kinh doanh thương mại mua hàng hoá thuộc danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất, nhập khẩu không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà sẽ chịu một loại thuế gián thu khác. Với quy định như vậy, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng biện pháp chuyển giá để giảm bớt gánh nặng thuế tiêu thụ đặc biệt bằng cách thành lập nên các cơ sở kinh doanh thương mại hạch toán độc lập và bán hàng cho các cơ sở kinh doanh này với giá thấp hơn giá bán thông thường, số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, vì vậy, sẽ giảm đi tương ứng.

Đối phó với tình trạng này, các nhà làm luật thường áp dụng biện pháp “cứng” trong việc xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Nếu giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của một cơ sở sản xuất (có nghĩa vụ nộp thuê) thấp hơn giá bán trên thị trường tới một ngưỡng luật định, cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế tiêu thụ đặc biệt cơ sở này phải nộp, hoặc ấn định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt. Việt Nam vừa qua đã đi theo xu hướng này nhằm hạn chế hiện tượng chuyển giá, chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)